Đề: những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Đọc văn bản sau: những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

NHỮNG HÌNH ẢNH GIÀU KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT TRONG MỘT BÀI CA DAO

Đối với nhiều người, câu: “Gái thương chồng đương đông buổi chợ/ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm” có lẽ không phải là xa lạ. Nhưng lí giải nó thì không hẳn ai cũng đúng. Người ta tranh luận: Câu ca dao đề cao người vợ hay người chồng? Một số người cho rằng đó là câu đề cao tình thương của người vợ đối với người chồng và đánh giá thấp tình thương của người chồng đối với vợ. Một số khác thì hiểu ngược lại. Mỗi người đều có những lí lẽ để bênh vực cho ý kiến của mình. Song có lẽ đó chỉ là những ý kiến cực đoan. Chẳng lẽ ở đây lại là sự đề cao hay hạ thấp người chồng hoặc người vợ khi điều không thể phủ nhận được là trong cuộc sống gia đình đều có những người chồng thương vợ hay những người vợ thương chồng?

Vì thế điều cần khẳng định ngay ở đây là: câu ca dao hoàn toàn không đề cao ai, hạ thấp ai, mà thực chất nó chính là kinh nghiệm của trí tuệ dân gian về quan hệ tình cảm vợ chồng. Mặt khác đáng nói hơn là kinh nghiệm đó được biểu đạt một cách ngắn gọn, súc tích.

Vậy kinh nghiệm đó là gì và cách biểu đạt như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó, hãy quay về với bài ca dao. Trong mỗi câu có thể tách làm hai phần:

“Gái thương chồng / đương đông buổi chợ

Trai thương vợ / nắng quái chiều hôm”.

Khi xét mối quan hệ của hai phần đó sẽ có hai khả năng xẩy ra:

Khả năng thứ nhất: hai hình ảnh “đương đông buổi chợ” và “nắng quái chiều hôm” là trạng ngữ của “gái thương chồng” và “trai thương vợ”. Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu: “Gái thương chồng (khi) đương đông buổi chợ / Trai thương vợ (khi) nắng quái chiều hôm”. Như vậy, câu ca dao sẽ là tình thương chồng – vợ với những thời điểm mà tình cảm đó phải thử thách, trải qua. Hình ảnh “đương đông buổi chợ” khiến người ta liên tưởng tới những người vợ vì thương chồng mà tảo tần vất vả trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn. (…) Còn những người chồng thương vợ cũng không kém phần vất vả khi phải chịu cái “nắng quái chiều hôm”. Khác với nắng giữa trưa, “nắng quái chiều hôm” tuy là nắng cuối ngày, kém phần gay gắt, nhưng tia nắng sắc, xiên ngang vào mặt người, gây cảm giác khó chịu.

Khả năng thứ hai: “đương đông buổi chợ” và “nắng quái chiều hôm” là những hình ảnh so sánh. Khi đó chúng ta có thể hiểu: “Gái thương chồng (như) đương đông buổi chợ / Trai thương vợ (như) nắng quái chiều hôm”. Nếu như vậy, câu ca dao lại đề cập đến cách thức thể hiện tình cảm của người vợ đối với người chồng cũng như người chồng đối với người vợ. Cũng là một chữ “thương” thôi nhưng người vợ thường biểu hiện tình cảm đó một cách ồn ào, có khi ầm ĩ đến căng thẳng tựa như phiên chợ đang lúc đông nhất; còn người chồng thương vợ thì trầm lặng hơn, kín đáo hơn song có khi đến mức khó chịu tựa cái nắng quái chiều hôm.

Đó là cái đặc sắc trong cách biểu đạt của bài ca dao này, là nó đã lựa chọn được những hình ảnh cho phép những cách hiểu khác nhau, mỗi cách đều đúng, vừa thể hiện được những khía cạnh phong phú, vừa khẳng định được tình thương yêu trong cuộc sống tình cảm vợ chồng.

(Tùng Văn, in trong Đi tìm vẻ đẹp văn chương, Thân Phương Thu tuyển chọn, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018)

những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao
Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao

Thực hiện các yêu cầu: những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên?

Câu 2. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? (1,0 điểm)

Câu 4. Phân tích ngắn gọn sức thuyết phục của lập luận ở văn bản trên? (1,0 điểm)

Câu 5. Anh/chị hãy thử đưa ra một cách hiểu khác (ngoài những cách hiểu đã đề cập trong văn bản) về bài ca dao nói trên? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Câu 1. (2,0 điểm) những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) chỉ ra yếu tố hư cấu và phi hư cấu ở đoạn trích dưới đây:

(Lược một đoạn: Tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có một người con gái tên là Nguyễn Thị Út. Từ nhỏ, Út đã phải đi ở đợ cho nhà địa chủ, bị bắt làm lụng rất cực khổ, lại còn bị vợ địa chủ đánh đập. Tức không chịu được, Út đánh lại vợ địa chủ rồi bỏ trốn. Sau đó Út tìm đến các anh bộ đội, xin cho đi đánh giặc. Út được cử làm trinh sát, đi nghe ngóng tình hình quân địch rồi về báo cáo lại cho cán bộ bộ đội. Út rất nhanh trí và dũng cảm, nhiều lần lập được công trạng. Ba năm sau, Út lấy chồng. Chồng Út là anh Tịch, cũng là bộ đội. Từ đó bà con thường gọi Út là chị Út Tịch).

Út trở thành cô dâu. Ngày cưới, vui hơn Tết. Út ra điều kiện với chồng: Hễ theo giặc là thôi nhau luôn, còn đánh giặc thì chết bỏ cũng không thôi nhau! Anh Tịch gật. Bộ đội kéo đến đầy một chùa. Má Út lên ngồi ghế danh dự. Út mặc áo cưới. Chú Chín, người chỉ huy cao nhất quận Cầu Kè, ra xin thưa với má mấy lời… (….)

Cưới xong, anh Tịch đi chiến đấu, Út ở nhà trồng dưa, lúc nào có công tác thì chú Chín tới kêu đi… Sông bao lớn Út cũng không sợ. Út còn ao ước có một cây dừa nào cao tới trời để leo lên ngọn theo dõi địch. (…)

Tây thua to ở miền Bắc. Nam Bộ ùn ùn trỗi dậy. Du kích Tam Ngãi bung ra, giải phóng xã nhà.

Đình chiến. Các anh bộ đội, đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út. Vợ chồng Út tiễn anh em đi tập kết, ra tận ngã ba Chà Bang. Có bao nhiêu tiền, chị may đồ tặng anh em hết.

Út chưa lường hết được những khó khăn của người ở lại, nhưng chị nghĩ: Trước mình đã dám đánh nó thì bây giờ chẳng có gì đáng sợ nó.

Một buổi sáng Út mang khoai đi chợ bán. Thằng Ẩn, một thằng phản bội dắt lính tới bắt anh Tịch. Được tin, chị bỏ khoai, bồng con, cũng chưa vội đi thăm chồng mà đi tìm ngay thằng Ẩn, chửi vào mặt nó:

– Mày ăn của tao còn dính kẽ răng mà đã vội quẹt mỏ dắt lính bắt chồng tao!

Bà con kéo tới. Thằng Ẩn cao lớn, mặt tái, đứng chết trân giữa lộ. Đôi mắt Út dữ quá.

Chị lại bồng con vào dinh quận. (…) Tới trước dinh quận, chị la:

– Thằng Ẩn khai chồng tôi làm công an xung phong giết quận Hùm. Nhưng giết quận Hùm hỏi có gì sai mà mấy ông bắt?

Bà con lại kéo tới thật đông. Thằng quận mới đến nhậm chức, phải ra. Út lại la:

– Quận Hùm là quân giết người, cả hai dãy phố chợ đều biết. Bây giờ nó còn sống nhăn ở Sài Gòn. Sao mấy ông không đi bắt nó mà đi bắt chồng tôi?

Thằng quận nói như ngậm sỏi:

– Gần đây vợ chồng mày có nối với cộng sản không?

– Vợ chồng tôi nối với cục đất, với cái gánh trên vai. Cộng sản làm sao ai biết đâu mà nối.

Chiều hôm ấy, nó phải thả anh Tịch. Út ngồi ngoài hè bồng con. Nhìn chồng ăn cơm, nghĩ: Chưa hết khó đâu!

Những cái gì sẽ xẩy ra với vợ chồng Út trong thời gian tới? Út sẽ phải làm gì? Chưa biết. Út đã trải qua nhiều cực khổ. Bây giờ cực hơn nữa chị cũng không sợ. Hồi nào tới giờ Út có bao giờ được sướng? Nhưng bọn giặc mong Út cúi đầu khuất phục như đời ở đợ ngày xưa thì “xin lỗi”, không được đâu! Út nói với chồng:

– Còn cái lai[1] quần cũng đánh!

(Trích Người mẹ cầm súng, Nguyễn Thi, Nxb Kim Đồng, Tp.HCM, 2017)

Chú thích

[1] Lai: đường viền của ống quần, còn gọi là gấu quần.

Câu 2. (4,0 điểm) những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Lắng nghe chính mình.

những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao
Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao

Gợi ý trả lời  những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao 4,0
  1 Thể loại: văn bản nghị luận văn học. 0,5
2 Văn bản bàn về các hình ảnh giàu sức biểu đạt trong bài ca dao: Gái thương chồng đương đông buổi chợ / Trai thương vợ nắng quái chiều hôm. 0,5
3 Văn bản có thể được chia làm 2 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến hay những người vợ thương chồng?): những cách hiểu cực đoan về nội dung của bài ca dao.

– Phần 2 (còn lại): đưa ra hai cách hiểu của tác giả bài viết về nội dung của bài ca dao.

1,0
4 Phân tích sức thuyết phục của lập luận trong văn bản:

– Đầu tiên, tác giả đưa ra những cách hiểu của nhiều người về ý nghĩa của bài ca dao và cho rằng đó là những cách hiểu cực đoan (đề cao tình thương của người vợ đối với người chồng và đánh giá thấp tình thương của người chồng đối với vợ. Một số khác thì hiểu ngược lại). Theo tác giả, không nhất thiết phải hiểu theo một trong hai cách trên vì không thể phủ nhận được là trong cuộc sống gia đình đều có những người chồng thương vợ hay những người vợ thương chồng.

– Sau khi bác bỏ các cách hiểu cực đoan, tác giả đưa ra hai cách hiểu của riêng mình về bài ca dao. Cơ sở cách hiểu của tác giả là căn cứ trên các mối quan hệ khả thể giữa hai vế trong câu. Đối với mỗi cách hiểu, tác giả đều đưa ra cách giảng giải rõ ràng, mạch lạc, lo gic, dẫn chứng hợp lí. Chính điều đó đã làm cho lập luận của tác giả trở nên thuyết phục hơn.

1,0
5 Thử đưa ra một cách hiểu khác:

– “đương đông buổi chợ” hiểu là lúc người phụ nữ còn nhan sắc, nhiều người để ý, ve vãn, nhưng họ không hề quan tâm, mà chỉ yêu thương mỗi chồng mình.

– “nắng quái chiều hôm” chỉ lúc tuổi già, ý nói khi người đàn ông về già thì người vợ cũng hết mùa nhan sắc, lúc ấy mà người đàn ông vẫn thương yêu vợ mình, thì đó mới là điều đáng quý.

=> Như vậy, câu ca dao này là lời nhắc nhở, khẳng định về tấm lòng chung thủy trong tình yêu.

1,0
II   VIẾT những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) chỉ ra yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong đoạn trích. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chỉ ra yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong đoạn trích. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Gợi ý: những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

– Yếu tố phi hư cấu: truyện kể về một nhân vật có thật: chị Nguyễn Thị Út, tức Út Tịch, một nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Ngoài ra còn có các yếu tố phi hư cấu: quê quán của chị Út, những sự kiện lớn trong cuộc đời chị Út Tịch: ở đợ, vào bộ đội đánh giặc, lấy chồng là anh Tịch, câu nói nổi tiếng của chị: “Còn cái lai quần cũng đánh”.

– Yếu tố hư cấu: trên cơ sở các tình thiết có thật, tác giả đã thêm vào một số yếu tố hư cấu để làm cho câu chuyện thêm phần sống động, hấp dẫn, làm cho hình tượng nhân vật được khắc họa một cách rõ nét: sắp xếp, tổ chức lại các tình tiết của cuộc đời chị Út Tịch, sáng tạo thêm các lời thoại, những suy nghĩ nội tâm của nhân vật.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo: những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Lắng nghe chính mình. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về vấn đề: Lắng nghe chính mình. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

Tham khảo: những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

– Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ cần lắng nghe người khác, mà còn phải biết lắng nghe chính mình.

– Lắng nghe chính mình là một việc làm cần thiết, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1. Giải thích:

Lắng nghe chính mình là khả năng suy ngẫm, truy vấn, suy xét bản thân để hiểu rõ hơn về chính mình.

2.2. Lợi ích của việc lắng nghe chính mình:

– Lắng nghe chính mình giúp ta tìm ra được những điều mình yêu thích, từ đó sớm xác định được hướng đi cho tương lai.

– Lắng nghe chính mình giúp chúng ta biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó sớm khắc phục những khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

– Lắng nghe bản thân giúp chúng ta sống chậm lại, tỉnh táo và trầm tĩnh hơn trước các sự kiện của cuộc đời, từ đó mà đưa ra được những quyết định chính xác hơn.

– Lắng nghe chính mình để hiểu hơn về mình, hiểu về những cam go trong cuộc đấu tranh để chiến thắng chính mình, từ đó mà trở nên đồng cảm, bao dung hơn đối với lỗi lầm của người khác.

v.v…

2.3. Cần làm gì để lắng nghe chính mình:

– Dành cho mình những khoảng thời gian ở một mình, có đủ sự tĩnh lặng để suy ngẫm về bản thân.

– Sống chậm, trải nghiệm cuộc sống một cách sâu sắc để có cơ hội hiểu hơn về tính cách của mình.

– Đọc những quyển sách giàu tính triết lí để tăng khả năng suy ngẫm về cuộc đời cũng như về chính mình.

3. Rút ra bài học cho bản thân:

– Nhận thức được tầm quan trọng của việc lắng nghe chính mình.

– Học cách lắng nghe chính mình.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Diễn đạt  những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo: những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao ; đọc hiểu những hình ảnh giàu khả năng biểu đạt trong một bài ca dao

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *