Đề: thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Đọc văn bản sau: thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

THU HỨNG – ĐAU ĐÁU NỖI NIỀM CỐ HƯƠNG

Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh rừng phong tiêu điều giữa màn sương trắng xóa, lạnh lùng:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu Sơn Vu Giáp khí tiêu sâm

(Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong

Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt)

Chỉ với vài nét chấm phá quen thuộc của thơ Đường, tác giả đã thể hiện được cái thần của một chiều thu ở Quỳ Châu. Sương và cây phong là hai hình ảnh đặc trưng của mùa Thu trong thơ cổ Trung Quốc. Màn sương thu trắng muốt tương phản với màu đỏ của rừng phong luôn mang đến một bức tranh thu buồn song rất đẹp và đầy thi vị. Thế nhưng, trong mắt người lữ thứ, rừng phong đã bị “sương móc” làm cho tiêu điều, xơ xác. (…)

Nếu ở hai câu đầu, hướng nhìn của nhà thơ di chuyển từ rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng thì ở cặp câu tiếp theo cảnh thu lại được “quét” từ lòng sông lên miền quan ải:

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

(Giữa dòng sông, sóng tung vọt trùm bầu trời,

Từ trên cửa ải, gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u).

Vẫn là những nét chấm phá quen thuộc của Đường thi, ở đây Đỗ Phủ đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh hùng tráng, dữ dội của sông núi Quỳ Châu với hình ảnh sóng vọt tung lên tận lưng trời và mây ở trên cao sà xuống phủ đầy mặt đất. Tuy vậy, ẩn sâu trong mặt hoành tráng ấy, người đọc vẫn cảm nhận được cái âm u, bi thảm. Sự vận động ngược chiều nhau của sóng và mây khiến không gian như bị lấp kín, và con người giữa không gian ấy đã bị dồn ép trở nên ngột ngạt, chông chênh.

Bức tranh thu bắt đầu có sự thu hẹp bởi sự thay đổi nhãn giới của con người. Không còn cảnh sắc hùng tráng, dữ dội của sóng nước, mây trời, trước mắt nhà thơ chỉ còn là hình ảnh khóm cúc, con thuyền:

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

(Khóm cúc nở hoa đã hai lần làm tuôn rơi nước mắt ngày trước,

Con thuyền lẻ loi thắt chặt mãi tấm lòng nhớ về vườn cũ.)

Hai câu thơ được xem là “linh hồn” của bài thơ cũng như chùm thơ “Thu hứng”. Ở đây, tác giả đã đồng nhất giữa tình và cảnh (nhìn hoa cúc nở mà trông như xòe ra những cánh hoa bằng nước mắt), giữa hiện tại và quá khứ (giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ của quá khứ gần – hai năm qua, kể từ ngày tới Quỳ Châu – và quá khứ xa, trước và trong chiến loạn An – Sử). Trước cảnh thu buồn, hồi ức về những nỗi đau trong quá khứ đã tập kết về thời điểm hiện tại và đọng lại trên những nhành hoa. Câu thơ dịch “Khóm trúc tuôn rơi dòng lệ cũ” của Nguyễn Công Trứ thật xuất sắc, giúp độc giả cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu nhớ của nhân vật trữ tình.

Lệ rơi trong hai năm qua chỉ là sự lặp lại, chồng lên những dòng lệ cũ, “gom” từ nỗi đau khổ triền miên, vô hạn trong những năm tháng phiêu bạt của nhà thơ. Cố viên tâm (nỗi lòng quê cũ) trước hết là nỗi nhớ Lạc Dương, quê quán của Đỗ Phủ. Đặt trong văn cảnh, nó còn chỉ “nỗi nhớ Trường An, kinh đô nhà Đường” và rộng hơn nữa là lòng yêu nước kín đáo của tác giả. Hình ảnh con thuyền vừa có ý nghĩa thực vừa mang nghĩa khái quát, trở thành một biểu tượng nghệ thuật trong văn học, dùng để chỉ thân phận lênh đênh của con người. (…)

Bài thơ kết thúc bất ngờ với hình ảnh cuối thu:

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

(Khắp nơi thôi thúc nhau dùng đao, thước để may áo rét,

Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập.)

Nếu hai câu thơ đầu bài thơ mở ra không gian vũ trụ thì ở đây lại có sự chuyển mạch với không gian đời thường: Người người nô nức may áo rét và giặt giũ áo cũ để chuẩn bị cho mùa Đông đang đến gần. Cảnh sinh hoạt với âm thanh của tiếng thước, tiếng dao kéo cắt vải, tiếng chày đập áo thường mang đến cho con người sự vui tươi, phấn khởi nhưng ở đây lại càng xoáy sâu vào lòng người lữ thứ nỗi nhớ quê da diết, khôn nguôi. Đứng trên thành Bạch Đế không phải để phóng khoát thung dung, mà để nhìn vào tâm trạng, một tâm trạng u uẩn, day dứt. (…) Không còn hình ảnh của một người trai với tư thế hiên ngang, hào phóng, luôn mang trong mình hoài bão lập chí giúp đời. Sự sa đọa của triều đình, chiến tranh phong kiến triền miên đã đẩy con người có tráng chí ấy về tận một góc trời xa thẳm, giờ đây chỉ còn lại tấm thân già yếu, cô quạnh giữa trời thu mênh mông, bát ngát, ôm ấp một hi vọng mỏng manh được trở lại quê nhà. Hẳn ước mơ của Đỗ Phủ cũng chính là ước mơ của bao kiếp người lưu vong nghèo khổ trong buổi loạn li. Bởi vậy bài thơ dù không trực tiếp miêu tả tình hình xã hội song vẫn chan chứa tình đời và mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc.

“Thu hứng” trở thành một trong những kiệt tác của Đường thi và thơ ca nhân loại không chỉ vì bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình của Đỗ Phủ, góp phần thể hiện tài năng kiệt xuất của ông, mà ở đó độc giả hậu thế còn tìm thấy vẻ đẹp tâm hồn của một bậc vĩ nhân không bị sự khổ đau theo năm tháng bào mòn. Nỗi niềm cố quận cùng với tình thương người, thương đời của thi nhân sẽ còn lay động “triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”.

(Võ Thị Cúc, in trong Đi tìm vẻ đẹp văn chương, Thân Phương Thu tuyển chọn, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018)

thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương
Cảm xúc mùa thu (Thu Hứng)

Thực hiện các yêu cầu: thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra mục đích, quan điểm của tác giả ở văn bản trên? (1,0 điểm)

Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về sự cần thiết phải có tình yêu quê hương? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Câu 1. (2,0 điểm) thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của yếu tố tượng trưng trong bài thơ sau:

Như những đám mây nhỏ trôi trên những triền đồi từ ban mai đến đêm tối

Những con cừu vùng Achill không hề than thở về số phận của chúng

Không đau khổ, không tuyệt vọng, chỉ im lặng thực hiện sứ mệnh vô thức

Đi từ chân đồi lên đỉnh đồi trong gió lạnh không bao giờ ngừng thổi trên vùng đảo.

Đi và đi, thi thoảng kêu lên, chợt nhớ điều gì đó

Tiếng buồn bã tan trong sóng biển vỗ chân đồi

 

Vào lúc ban mai thêm một con cừu trong đàn biến mất

Những mảnh thân xác tản mát đâu đó

Những con cừu khác lại im lặng tiếp tục thực hiện sứ mệnh của chúng

đi từ chân đồi lên đỉnh đồi,

                  những ngọn đồi…

                                        những ngọn đồi…

                                                              những ngọn đồi…

                                                                                         bất tận.

(Bầy cừu, Nguyễn Quang Thiều, in trong Sự mất ngủ của lửa, Nxb Lao động, Hà Nội, 1992)

Câu 2. (4,0 điểm) thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Pascal: Chúng ta là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và chúng ta phải ôm lấy nhau để học cách bay.

thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương
Đỗ Phủ

Gợi ý trả lời thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương 4,0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5
2 Văn bản viết về vấn đề: nỗi niềm thương nhớ cố hương trong bài “Thu hứng” (Đỗ Phủ). 0,5
3 Văn bản có thể chia thành hai phần:

– Phần 1 (từ đầu đến mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc): cảm nhận lần lượt về từng phần của bài thơ (hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết).

– Phần 2 (còn lại): đánh giá khái quát về bài thơ.

1,0
4 Mục đích, quan điểm của tác giả:

– Mục đích: phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Thu hứng”, cho người đọc thấy được tâm sự buồn đau trước thời cuộc, buồn đau bởi cuộc sống lưu vong, nỗi nhớ cố hương đến não nùng của tác giả.

1,0
5 Suy nghĩ về sự cần thiết phải có tình yêu quê hương:

– Quê hương là nơi ta sinh ra, gắn bó với bao kỉ niệm tuổi thơ.

– Quê hương là nơi hình thành nên tâm hồn và tính cách của ta những năm thơ ấu.

– Quê hương là nơi có gia đình ta, hàng xóm láng giềng,…

Vì vậy, mỗi người cần phải có tình yêu đối với quê hương.

1,0
II   VIẾT thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của yếu tố tượng trưng trong bài thơ “Bầy cừu”. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích ngắn gọn tác dụng của yếu tố tượng trưng trong bài thơ “Bầy cừu”. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý:

– Hình ảnh chủ đạo của bài thơ là hình ảnh bầy cừu, đây là một hình ảnh thơ mang tính tượng trưng.

– Ý nghĩa:

+ Nghĩa tả thực: nhìn từ bề ngoài của ngôn từ, bài thơ nói về bầy cừu ở vùng Achill: chúng không hề than thở về số phận, không khổ đau, không tuyệt vọng, ngày ngày im lặng di chuyển, kể cả khi có một con cừu bị chết thì mọi sự vẫn cứ thế diễn ra, không mảy may thay đổi.

+ Ý nghĩa biểu tượng: nếu tìm hiểu ở bề sâu, chúng ta thấy tác giả đang dùng hình ảnh bầy cừu đề nói về loài người, cụ thể hơn, nói về những con người quen sống với tâm lí nô lệ, những đám đông nô lệ: những con người đó cũng giống như những con cừu vậy, họ không dám hé miệng than thở về nỗi khổ đau, họ nhẫn nhục tuân theo mọi sự sai khiến của người khác, họ thờ ơ trước nỗi khổ đau, thậm chí cái chết của đồng loại. Khi tâm lí nô lệ đã ăn sâu vào tâm trí, trở thành thói quen, thì con người cũng chẳng khác gì những con cừu.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo: thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Pascal: Chúng ta là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và chúng ta phải ôm lấy nhau để học cách bay. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về câu nói của Pascal: Chúng ta là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và chúng ta phải ôm lấy nhau để học cách bay. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

Tham khảo: thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

– Con người không sống một mình, mà sống với những người khác, vì thế, mối dây ràng buộc giữa con người với con người là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên, hãy chọn cách giúp đỡ lẫn nhau, như Pascal từng nói: Chúng ta là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và chúng ta phải ôm lấy nhau để học cách bay.

– Đây là một câu nói đem lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1. Giải thích:

thiên thần chỉ có một chiếc cánh: con người khi đơn lẻ một mình sẽ thiếu đi sức mạnh, thiếu đi nghị lực, ý chí để vươn lên.

chúng ta phải ôm lấy nhau để học cách bay: ôm lấy nhau nghĩa là chúng ta cần phải biết gắn kết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau, từ đó tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua thử thách để tiến lên phía trước.

=> Câu nói muốn nhắn nhủ mọi người cần biết giúp đỡ, yêu thương nhau.

2.2. Bàn luận về tính đúng đắn của câu nói:

Câu nói của Pascal là đúng đắn, vì:

– Khi biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, con người sẽ có thêm sức mạnh về vật chất và tinh thần, từ đó tạo động lực để con người vượt qua những khỏ khăn, thử thách trong cuộc sống.

– Khi biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, con người sẽ có niền tin đối với người khác, từ đó mà cách nhìn đời cũng trở nên tích cực hơn.

– Khi biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, con người sẽ có cơ hội để đạt được những mục tiêu, khát vọng trong cuộc đời mình, những mục tiêu, khát vọng mà nếu thực hiện một mình, ta khó mà với tới được.

– Yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp, giúp cho xã hội trở nên nhân văn, hạnh phúc hơn.

v.v…

2.3. Phê phán những biểu hiện sai lệch:

– Phê phán những con người sống ích kỉ, không yêu thương người khác.

– Phê phán những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, sống dựa dẫm, ỷ lại.

3. Rút ra bài học cho bản thân:

– Nhận thức được ý nghĩa to lớn của tình yêu thương, tương trợ giữa người với người.

– Biết sống vì người khác.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ.Diễn đạt  thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo: thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương ; đọc hiểu thu hứng đau đáu nỗi niềm cố hương

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *