Đề: con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Đọc văn bản sau: con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Khi viết được bài tập làm văn đầu tiên
ngắm nghía điểm năm tươi đỏ
con đã muốn viết một bài thơ về mẹ
Khi mang được cái cuốc lên vai
lũn cũn ra đồng theo mẹ
lội đồng cạn, đồng sâu
nhìn áo mẹ phong phanh che mùa mưa, mùa gió
con đã muốn viết một bài thơ về mẹ
Lên Lạng Sơn, con gặp
nàng Tô thị mong chồng suốt mấy nghìn năm
xuống Củ Chi, con được cầm tay
bà má năm lần tiễn chín con nhập ngũ
(và không một đứa con trở về
chín lần má chết theo con!)
con đã muốn viết một bài thơ về mẹ
Con sinh đứa con đầu lòng
rồi đứa thứ hai
trải mọi âu lo đứa sài, đứa sới
con lại muốn viết ngay bài thơ về mẹ
Đến nay tóc mẹ không còn sợi đen
đầu con cũng ngả dần sang trắng
Bằng giá nào con cũng phải viết xong bài thơ về mẹ
Nhưng ngòi bút run run
giọt mực rỏ xuống trang giấy nhỏ
sao giống quá giọt lăn từ mắt mẹ
Suốt một đời cây lúa, cây rau
bát cơm độn được no lòng chưa nhỉ?
còng lưng gánh lo âu, cuối đời chưa thấy nhẹ
gió tháng hai thổi trong hõm xương gầy
Con không thể ngồi tìm chữ làm thơ
nghĩ mình có nhiều lỗi quá
con thầm gọi mẹ
Mẹ ơi!
(Con không viết nổi bài thơ, Nguyễn Vũ Tiềm, in trong Phản biện đường chân trời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2019)
Thực hiện các yêu cầu: con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Câu 1. Văn bản trên sử dụng thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Văn bản trên viết về đề tài gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố tự sự trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 4. Nêu chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 5. Qua văn bản trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình? (1,0 điểm)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Câu 1. (2,0 điểm) con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn sau:
(Lược dẫn: Truyện là lời kể của nhân vật Thành. Thành có một người anh họ rất giàu, tên là Bân. Trong một lần đi hát cô đầu, Bân vào giường trong nằm, vô tình lấy nhầm cái áo của Thành (vì hai cái áo gần giống nhau), còn áo của mình thì vẫn vắt ở gian ngoài. Nửa đêm, khi Thành lại lấy áo để xin về trước, anh phát hiện ra cái áo của Bân, trong áo có cái ví phồng căng tiền. Thành nảy ra ý định xấu…).
Trước mắt tôi, mấy tờ giấy bạc một trăm gấp trong ngăn ví, hiện ra rất rõ rệt. Lấy mấy tờ, độ hai tờ – tại sao lại hai? Tôi không biết – thật dễ dàng quá. Tôi cứ việc điềm nhiên với lấy áo, mở ví rút ra hai tờ, rồi khoác áo ở trên vai, ra ý sắp sửa về. Rồi chọn lúc mọi người vô ý – mà dẫu có ý cũng không ai biết được – tôi đổi lấy áo của tôi vắt ở đầu giường Bân… Thế là xong, và gọn. Mai dậy Bân biết mất chắc chẳng bao giờ dám nghi ngờ cho tôi. Mà nghi ngờ thế nào được?
Tôi về từ đêm cơ mà! Vả lại cái áo đựng tiền hắn đã cẩn thận mang vào giường ngay từ chập tối, vậy nếu có người lấy, thì chỉ có người nhà cô đầu mà thôi. Mà người nhà thì cũng khó lòng đến đấy lấy được, họa chăng có ngay cô nằm với Bân. ừ, có lẽ Bân sẽ nghi cho nhân tình của hắn lấy… Chắc thế. Tôi mỉm cười: Bân sẽ không dám nói gì đâu; biết nhân tình lấy, hắn sẽ im lặng, sợ làm cho nhân tình xấu hổ, và sợ làm tai tiếng chủ nhà. Hắn vốn tính nhát, với lại hai trăm đối với hắn chắc chả là bao.
[…]
Tôi đã nhổm dậy đến bên mắc, với cái áo, chiếc áo của Bân. Qua lần vải tôi thấy chiếc ví kềnh kệnh răn rắn. Khoác áo lên một bên vai, tôi đi lại trong nhà, bồn chồn nóng ruột. (…)
Tôi… đi vào phía giường Bân nằm. Tôi cúi xuống, tì vào thành giường – cố ý tì vào chỗ vắt cái áo – nhìn vào trong, qua màn.
– Anh ở lại nhé – tôi mỉm cười – tri kỷ hết đêm nay cho nó sướng…
Cô nhân tình khúc khích trong chăn. Và Bân ngửa đầu trông lên, tay với vào tấm màn:
– Mai nhé.
– Oui, à demain [1].
Nhưng tôi chưa quay ra. Tôi vẫn cứ tì mình trên thành giường, lưỡng lự, một lát bấy giờ sao lâu thế. Rồi, không biết tại sao, bỗng nhiên:
– Áo anh đây này, đây là áo của tôi.
Và nói thêm bằng tiếng Pháp:
– Anh đếm lại tiền đi. Và để cẩn thận vào trong ấy.
Bân nhỏm nửa người dậy, cầm lấy áo:
– Merci [2], được rồi.
Tôi bước một bước lùi ra. Thế là hết. Bây giờ thì không sao đụng đến ví được nữa. Tôi bần thần ngơ ngẩn, mặc lấy chiếc áo của tôi, và đội mũ… Vừa gài khuy, tôi vừa nói mấy câu bông đùa vô vị với cô ả đứng ở chân giường sắp tiễn tôi về. Tôi trùng trình uống nước và hút thuốc, muốn cái thời khắc này cứ kéo dài ra mãi.
Đến khi ngồi trên xe về qua những phố khuya vắng vẻ, tâm trí tôi mới dần bình tĩnh lại. Gió lạnh thổi mát trên vừng trán nóng, và cái cảm giác mát ấy khiến tôi dễ chịu. Tôi nghĩ lại đến những cử chỉ và dự định của tôi lúc nãy, thật vừa như một người khôn khéo lại như một người mất hồn. Tất cả những cái đó bây giờ xa quá. Tâm trí tôi giãn ra, như một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường. Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ. Và một mối tiếc ngấm ngầm, tôi không tự thú cho tôi biết và cũng cố ý không nghĩ đến, khiến cho cái cảm giác ấy của tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc.
***
(…) Tôi không biết… Có lẽ chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên… (…).
(Sợi tóc, Thạch Lam, in trong in trong Thạch Lam: Tác phẩm & Lời bình, NXB Văn học, Hà Nội, 2013)
Chú thích:
[1] Tiếng Pháp: ử, mai gặp.
[2] Tiếng Pháp: cám ơn.
Câu 2. (4,0 điểm) con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Từ văn bản ở câu 1, phần Viết, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩa của anh/chị về lợi ích của việc chiến thắng cám dỗ.
Gợi ý trả lời con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm | 4,0 | |
1 | Thể thơ: tự do. | 0,5 | |
2 | Đề tài: người mẹ. | 0,5 | |
3 | – Yếu tố tự sự: kể về những khoảnh khắc trong cuộc đời, mà ở đó người con muốn viết bài thơ về mẹ của mình, nhưng rồi đến cuối đời, người con vẫn không thể viết nổi một bài thơ tặng mẹ.
– Tác dụng: + Yếu tố tự sự làm cốt để trên cơ sở đó tác giả bộc lộ cảm xúc của mình đối với mẹ. + Qua những yếu tố tự sự đó, nhà thơ muốn nói một điều: công ơn của mẹ đối với con là quá lớn lao, không một bài thơ nào có thể nói hết được công lao trời biển ấy. |
1,0 | |
4 | Chủ đề: qua những lời giãi bày của người con, tác giả cho ta thấy được tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ; đồng thời cho thấy công ơn của mẹ là vô cùng lớn lao, không bút mực nào có thể nói hết được. | 1,0 | |
5 | Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung văn bản. Tham khảo:
– Ý thức được công lao to lớn của mẹ đối với bản thân mình. – Phải có thái độ biết ơn, biết yêu thương mẹ của mình. |
1,0 | |
II | VIẾT con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn “Sợi tóc”. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn “Sợi tóc”. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
Sau đây là một số gợi ý: – Tình huống truyện độc đáo, gay cấn: nhân vật Thành rơi vào một tình huống bị thử thách về nhân cách: anh có điều kiện rất thuận lợi để lấy cắp tiền của Bân, nhưng sau cùng, vì một lí do nào đó rất mơ hồ, anh đã quyết định không thực hiện hành vi sai trái đó. – Tư tưởng của nhà văn: + Trong mỗi con người đều có hai mặt: xấu và tốt, thiện và ác, thiên thần và ma quỷ. + Ranh giới giữa hai mặt đó nhiều khi rất mong manh. + Thiên tính của con người là thiện, chính điều đó đã níu giữ con người ở ranh giới mong manh đó, giúp con người giữ được bản tính thiện của mình. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt: con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Từ văn bản ở câu 1, phần Viết, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩa của anh/chị về lợi ích của việc chiến thắng cám dỗ. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận xã hội. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lợi ích của việc chiến thắng cám dỗ. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
Tham khảo: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề: – Cuộc đời con người là một hành trình đấu tranh không mệt mỏi giữa cái tốt và cái xấu, để ngày một vươn lên, trở nên tốt đẹp hơn. – Trong đó, chiến thắng cám dỗ là một việc quan trọng mà ai cũng phải làm để giữ gìn nhân cách của mình. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Giải thích: – Cám dỗ là sự mời gọi con người, thúc giục họ sa vào những hành động sai lầm, trái đạo lí, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thấp hèn của bản thân. – Chiến thắng cảm dỗ chính là chúng ta dùng lí trí tỉnh táo, dùng những giá trị đạo lý để vượt qua những sự mời gọi, khiêu khích thấp hèn ấy. 2.2. Lợi ích của việc chiến thắng cám dỗ: – Giúp con người không phạm phả những sai lầm đáng tiếc, do đó bảo toàn được nhân phẩm và danh dự của mình. – Chiến thắng cám dỗ giúp con người rèn luyện được một lí trí tỉnh táo, một bản lĩnh vững vàng, để trong tương lai không còn bị những điều xấu xa cám dỗ nữa. – Chiến thắng cám dỗ giúp ta có được thời gian và sức lực để làm những việc có ích, để cuộc sống bản thân trở nên thành công và hạnh phúc hơn. – Người chiến thắng được cám dỗ cũng sẽ được người khác nể trọng, yêu mến, tin tưởng, muốn kết giao. 2.3. Các giải pháp để chiến thắng cám dỗ: – Xác định rạch ròi cái gì là có ích, cái gì là có hại, từ đó quyết tâm tránh xa cái có hại, chú tâm làm những việc có ích. – Lên kế hoạch học tâp, làm việc, sinh hoạt một cách khoa học, để tâm trí không bị sao lãng, không bị cám dỗ lôi cuốn. – Nên kết giao với những người lương thiện, chăm chỉ để học tập thái độ sống tích cực của họ. 3. Rút ra bài học cho bản thân: – Nhận thức được tác hại của việc chạy theo cám dỗ cũng như những lợi ích to lớn của việc chiến thắng cám dỗ. – Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực. |
1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ ; đọc hiểu con không viết nổi bài thơ nguyễn vũ tiềm