Đề: đọc hiểu tự tình 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) đọc hiểu tự tình 1
Đọc văn bản sau: đọc hiểu tự tình 1
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, (1)
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, (2)
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom! (3)
(Tự tình – bài 1, Hồ Xuân Hương, NXB Thanh niên, tr.19)
*Chú thích: đọc hiểu tự tình 1
– Bài thơ “Tự tình” (Bài 1) nằm trong chùm thơ “Tự tình” ba bài của Hồ Xuân Hương.
(1) Bom: Phía sau một con thuyền, nơi người dân chài thường nuôi gà (nhốt trong lồng gà).
(2) Có bản ghi: rền rĩ
(3) Già tom: rất già, già hẳn. Cách nói này thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời.
Trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5: đọc hiểu tự tình 1
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 3. Chỉ ra một số yếu tố thơ Đường luật có trong văn bản trên.
Câu 4. Hãy nêu tác dụng của nghệ thuật đối trong hai câu thơ:
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Câu 5. Nêu cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm) đọc hiểu tự tình 1
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ những yếu tố nghệ thuật “phá cách” trong bài thơ Ngôn chí (bài 3) của Nguyễn Trãi
Ngôn chí *(bài 3)
Nguyễn Trãi
Am trúc hiên mai(1) ngày tháng qua.
Thị phi(2) nào đến cõi yên hà(3).
Cơm ăn dầu có dưa muối;
Áo mặc nài chi gấm là(4).
Nước dưỡng(5) cho thanh, trì(6) thưởng nguyệt;
Ðất cày ngõ ải, lảnh ương hoa.
Trong khi hứng động(7) vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dặng dặng(8) ca.
(Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập, Sđd, tr.396)
Chú thích: đọc hiểu tự tình 1
(*) Ngôn chí: chùm thơ 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
(1) Hiên mai: chỉ nơi ở yên tĩnh của người ẩn dật.
(2) Thị phi: điều phải và điều trái, ý nói dư luận của người đời.
(3) Yên hà: chỉ khói và ráng chiều, ở đây để chỉ chốn thiên nhiên thanh tĩnh, cách xa cuộc sống xô bồ.
(4) Là: một loại vải the mỏng
(5) Dưỡng: nuôi dưỡng, giữ gìn
(6) Trì: ao
(7) Hứng động: cảm hứng, thi hứng được khơi dậy.
(8) Dặng dặng: cất tiếng mà ngâm, ca.
Câu 2. (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan niệm của anh/chị về hạnh phúc.
—————–
Gợi ý trả lời đọc hiểu tự tình 1
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU đọc hiểu tự tình 1 | 4,0 | |
1 | Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật/Thất ngôn bát cú. Hướng dẫn chấm: đọc hiểu tự tình 1 – Trả lời như đáp án: 0.5 điểm – Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm |
0,5 | |
2 | Nhân vật trữ tình trong bài thơ: người phụ nữ trong xã hội phong kiến/Tác giả Hồ Xuân Hương.
Hướng dẫn chấm: đọc hiểu tự tình 1 – Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 | |
3 | Một số yếu tố thơ Đường luật có trong văn bản trên:
– Bài thơ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng (thể thơ Thất ngôn bát cú). – Gieo vần “om” (ở cuối các các câu: 1, 2, 4, 6, 8). – Nghệ thuật đối ở hai câu thực và hai câu luận. – Luật bằng (tiếng thứ 2 ở câu 1 – “gà” – thanh bằng) …… Hướng dẫn chấm: đọc hiểu tự tình 1 – Học sinh trả lời từ 2 yếu tố: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời 1 yếu tố: 0.25 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
4 | Tác dụng nghệ thuật đối:
– Tạo sự cân xứng nhịp nhàng cho lời thơ. – Nhấn mạnh những âm thanh sầu thảm vang vọng giữa không gian tĩnh mịch, vắng vẻ; thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình. Hướng dẫn chấm: đọc hiểu tự tình 1 – Học sinh trả lời như đáp án (hoặc có cách diễn đạt tương tự): 0.75 điểm. – Học sinh trả lời ý 1: 0.25 điểm. – Học sinh trả lời ý 2: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời được một nửa ý 2: 0.25 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
5 | Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
– Cô đơn, lẻ loi, buồn sầu trước không gian tĩnh mịch, vắng vẻ. – Oán hận, u uất vì chuyện tình duyên lỡ làng, không trọn vẹn. – Thách thức trước bi kịch, khao khát hạnh phúc lứa đôi. Hướng dẫn chấm: đọc hiểu tự tình 1 – Học sinh trả lời như đáp án (hoặc có cách diễn đạt tương tự): 1.0 điểm. – Học sinh trả lời 1 ý: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời 2 ý: 0.75 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
1,0 | |
II | LÀM VĂN đọc hiểu tự tình 1 | ||
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ những yếu tố nghệ thuật “phá cách” trong bài thơ Ngôn chí (bài 3) của Nguyễn Trãi | ||
a. Đảm bảo hình thức, dung lượng của đoạn văn:
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Làm rõ một yếu tố “phá cách” trong bài thơ Ngôn chí (bài 3) của Nguyễn Trãi | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Bài thơ có một số yếu tố nghệ thuật “phá cách” như: ++ Tác giả sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê: dưa muối, đất cày ngõ ải,… ++ Hai câu thơ lục ngôn (câu 3 và 4) tạo “điểm nhấn” nêu bật được quan niệm sống của tác giả. + Ý nghĩa của những “phá cách” trong nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí (bài 3): ++ Góp phần nhấn mạnh cuộc sống đơn sơ, đạm bạc, giản dị mà thanh cao của Nguyễn Trãi. ++ Thể hiện tài năng và ý thức sáng tạo một thể thơ riêng của Nguyễn Trãi khi sử dụng câu thơ lục ngôn trong bài thơ thất ngôn; thể hiện tính dân tộc đậm đà trong thơ Nguyễn Trãi. ++ Làm giàu có và phong phú hơn cho văn học dân tộc. – Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn văn. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt: đọc hiểu tự tình 1
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tao: đọc hiểu tự tình 1
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, yếu tố biểu cảm,…) |
0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan niệm của em về hạnh phúc. | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. |
0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận. *Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: – Giải thích vấn đề nghị luận: Hạnh phúc là gì? + Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người, có được khi họ có được niềm vui, thỏa mãn từ một việc gì đó. –Khẳng định: + Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống. + Không có một định nghĩa duy nhất nào cho hạnh phúc. Với mỗi giai đoạn lịch sử, với mỗi cá nhân lại có những định nghĩa hạnh phúc của riêng mình. – Thể hiện quan điểm của người viết về hạnh phúc, có thể triển khai theo một số gợi ý sau: + Hạnh phúc có thể bắt nguồn từ những điều lớn lao: giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc, đưa đất nước sánh vai với bạn bè năm châu,… Nhưng đôi khi hạnh phúc có thể đến từ những điều nhỏ bé, giản dị: được thấy nụ cười của mẹ, được điểm cao trong môn học, được thấy nụ hoa hồng xinh xắn nở rộ trước hiên nhà,… + Ý nghĩa của hạnh phúc: là trạng thái tinh thần khiến con người thêm yêu đời, yêu cuộc sống; tạo động lực để vượt qua những thách thức, mệt mỏi khó khăn và đạt được những niềm hạnh phúc mà bản thân khao khát; khiến con người nhìn cuộc sống một cách tích cực. + Mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: Phê phán những người mải đi tìm kiếm những hạnh phúc xa vời mà quên đi những niềm hạnh phúc giản dị ngay bên cạnh mình. *Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày, rút ra bài học cho bản thân: + Luôn mở rộng cửa trái tim để đón nhận những điều tốt đẹp. + Xác lập được cho bản thân mục tiêu hạnh phúc của bản thân. + Không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu hạnh phúc. |
1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 | ||
đ. Chính tả, ngữ pháp đọc hiểu tự tình 1
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,5 | ||
e. Sáng tạo đọc hiểu tự tình 1
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 | ||
Tổng điểm | đọc hiểu tự tình 1 | 10,0 |
đọc hiểu tự tình 1