Đề: văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Đọc văn bản sau: văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Văn hóa ứng xử của người Việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư.
Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi trọng: Gia đình phải có gia giáo; gia lễ; gia pháp; gia phong mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt.
Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam cho thấy có rất nhiều câu thể hiện điều này. Từ lúc mới sinh ra, con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ:
Công cha ba năm tình thâm lai láng
Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn
Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ
Chữ “hiếu” luôn được đề cao trong quan hệ ứng xử với cha mẹ và được thể hiện bằng tục báo hiếu. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, con cái đối với cha mẹ đã được ông cha ta nâng lên thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp phần nuôi dưỡng cho con người tình cảm “Uống nước nhớ nguồn”.
Đối với quan hệ vợ chồng, sự hoà thuận và tình nghĩa thuỷ chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người:
Áo vá vai vợ ai không biết
Áo vá quàng chỉ biết vợ anh
Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt như: Sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu đễ với cha mẹ, anh em. Nhiều gia đình Việt Nam xưa nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hoá đã tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo. Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam, gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn. Thời nay, trong gia đình, dù văn hóa ứng xử có thay đổi rất nhiều so với ngày xưa, nhưng những khuôn phép của mỗi gia đình vẫn không thể thiếu được.
(…)
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ gia đình ở Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc. Bên cạnh sự phân giải của những giá trị văn hóa gia đình truyền thống, sự du nhập của những quan niệm và nhận thức về gia đình từ bên ngoài, chúng ta cũng chưa hình thành được một cách vững chắc những giá trị và chuẩn mực mới trong các mối quan hệ gia đình tạo ra “những nhiễu loạn giá trị”. Những nhiễu loạn giá trị trong quan hệ gia đình sẽ được khắc phục dần khi chúng ta chính thức bước vào xã hội công nghiệp cùng với những quy chuẩn về kinh tế – xã hội của xã hội ngày nay.
Chúng ta sẽ còn phải tiếp tục chung sống với những hiện tượng “nhiễu loạn giá trị gia đình” nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ quy phục nó như là những kẻ bị động. Cần phải dựa trên những chuẩn mực cao nhất về tính nhân đạo trong việc định hướng sự phát triển của gia đình và các mối quan hệ gia đình. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể không chỉ phát huy được vị trí và vai trò của gia đình đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà còn chủ động xây dựng những chuẩn mực và giá trị gia đình mới phù hợp với xã hội hiện đại, làm cho văn hóa ứng xử trong gia đình mãi là một nét đẹp của người dân đất Việt, góp phần cho văn hóa dân tộc thăng hoa.
(Chiều Lê, https://vhntcantho.edu.vn, ngày 14/01/2020)
Câu 1. Theo tác giả, văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình nào?
Câu 2. Những giá trị văn hoá nào được hình thành từ nét đẹp ứng xử trong gia đình?
Câu 3. Câu văn “Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi trọng: Gia đình phải có gia giáo; gia lễ; gia pháp; gia phong mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 4. Văn hóa ứng xử trong gia đình thể hiện ở những mối quan hệ nào?
Câu 5. Theo em, chúng ta cần làm gì để văn hóa ứng xử trong gia đình mãi là một nét đẹp của người dân đất Việt? (trả lời khoảng 4 – 5 câu)
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm) văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về thực trạng văn hóa ứng xử của giới trẻ trong cộng đồng.
Câu 2. (4.0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tự tình – bài 1” của Hồ Xuân Hương.
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, (1)
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, (2)
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom! (3)
(Tự tình – bài 1, Hồ Xuân Hương, NXB Thanh niên, tr.19)
*Chú thích:
– Bài thơ “Tự tình” (Bài 1) nằm trong chùm thơ “Tự tình” ba bài của Hồ Xuân Hương.
(1) Bom: Phía sau một con thuyền, nơi người dân chài thường nuôi gà (nhốt trong lồng gà).
(2) Có bản ghi: rền rĩ
(3) Già tom: rất già, già hẳn. Cách nói này thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời.
————Hết———-
Gợi ý trả lời văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt | 4,0 | |
1 | Theo tác giả, văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước
Hướng dẫn chấm: văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt – Trả lời như đáp án: 0.5 điểm – Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm |
0,5 | |
2 | Những giá trị văn hoá được hình thành từ nét đẹp ứng xử trong gia đình: Sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương, hiếu đễ Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 | |
3 | Câu văn “Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi trọng: Gia đình phải có gia giáo; gia lễ; gia pháp; gia phong mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt.” sử dụng biện pháp tu từ : Liệt kê (gia giáo, gia lễ, gia pháp, gia phong)
Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh về giá trị văn hóa ứng xử từ ngàn đời của ông cha ta Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời từ 3 yếu tố: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời 1 yếu tố: 0.25 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
4 | Văn hóa ứng xử trong gia đình thể hiện ở những mối quan hệ: Mối quan hệ vợ chồng; mối quan hệ anh em; mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Hướng dẫn chấm: văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt – Học sinh trả lời như đáp án (hoặc có cách diễn đạt tương tự): 0.75 điểm. – Học sinh trả lời ý 1: 0.25 điểm. – Học sinh trả lời ý 2: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời được một nửa ý 2: 0.25 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
5 | Học sinh nêu được từ 3 việc làm 1 cách hợp lí; diễn đạt rõ ràng không mắc lỗi được 1,0 điểm
Hs nêu được 2 việc làm 1 cách hợp lí; diễn đạt rõ ràng không mắc lỗi được 0, 75 điểm Hs nêu được 1 việc làm 1 cách hợp lí, diễn đạt rõ ràng được 0,5 điểm Hs nêu được 1 việc làm 1 cách hợp lí, diễn đạt chưa thật rõ ràng, còn mắc lỗi được 0,25 điểm HS không làm hoặc làm sai không cho điểm |
1,0 | |
II | LÀM VĂN văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về thực trạng văn hóa ứng xử của giới trẻ trong cộng đồng. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Xác định đúng vấn đề nghị luận: thực trạng văn hóa ứng xử của giới trẻ trong cộng đồng. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
– Xác định được các ý phù hợp để làm roc vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + “Văn hóa ứng xử” là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác. Thông qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, phán đoán và đánh giá được chúng ta là người như thế nào. + Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy nghĩ, lời nói và hành động, cư xử với người khác chưa đúng với chuẩn mực đạo đức ở cộng đồng khiến cho dư luận lên án, tạo ra chiều hướng tiêu cực không đáng có ảnh hưởng đến nhân cách cũng như tác động xấu đến môi trường. + Cũng có nhiều bạn trẻ ứng xử chuẩn mực, đạo đức, lịch sự ở cộng đồng, biết nói lời hay, làm việc tốt, những bạn này xứng đáng được biểu dương cũng như là tấm gương để mọi người noi theo. – Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt: văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tao: văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, yếu tố biểu cảm,…) |
0,25 | ||
2 | Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tự tình – bài 1” của Hồ Xuân Hương. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tự tình – bài 1” của Hồ Xuân Hương. |
0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
– Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: – Khái quát tác giả, tác phẩm: + Hồ Xuân Hương là người phóng túng, tài hoa, sắc sảo nhưng tình duyên lận đận, éo le; bà là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” + Bài thơ “Tự tình” (bài 1) nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài. – Đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình: + Đề tài: Người phụ nữ trong xã hội xưa + Chủ đề: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, buồn sầu trước không gian tĩnh mịch, vắng vẻ; Nỗi oán hận, u uất vì chuyện tình duyên lỡ làng, không trọn vẹn; Thách thức trước bi kịch, khao khát hạnh phúc lứa đôi. + Nhân vật trữ tình: người phụ nữ (cũng chính là nhà thơ). – Bố cục: 4 phần: Đề – Thực – Luận – Kết. – Phân tích, đánh giá nội dung: + Hai câu đề: Thời gian là đêm khuya; không gian mênh mông, tĩnh vắng; âm thanh “tiếng gà văng vẳng” (nghệ thuật: lấy động tả tĩnh) Làm nổi bật tâm trạng buồn, cô đơn “oán hận” của nhân vật trữ tình. + Hai câu thực: Hình ảnh “mõ thảm”, “chuông sầu”: đối nhau, hô ứng -> cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của nhà thơ; Câu hỏi tư từ giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một tiếng thở dài tự thương mình. + Hai câu luận: Nghệ thuật đối: “trước nghe”, “sau giận”…. vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên không trọn vẹn. + Hai câu kết: Vừa nghi vấn, vừa cảm thán Sự thách đố với số phận, thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời àNềm khát khao hạnh phúc cháy bỏng. Bài thơ là nỗi buồn, côn đơn, phẫn uất trước duyên phận éo le; nhưng cũng là niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ. – Phân tích, đánh giá nghệ thuật: + Thể thơ: thất ngôn bát cú, bố cục 4 phần, thơ Nôm -> khắc họa chân thưc, rõ nét tâm trạng của nhân vật trữ tình; đồng thời mang đến sự mới mẻ cho thể thơ cổ, vừa khiến bài thơ gần gũi, quen thuộc với người Việt. + Ngôn ngữ: giản dị, tự nhiên, mộc mạc; dùng nhiều từ thuần Việt nhưng rất đặc sắc. + Hình ảnh: giàu sức gợi (mõ thảm, chuông sầu…) để diễn tả các cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình. + Gieo vần: “om” rất độc đáo, hiểm hóc giọng điệu buồn, phẫn uất. + Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình góp phần bộc lộ tâm trạng của nhà thơ. + Sử dụng hiệu quả các biệp pháp nghệ thuật: đối, câu hỏi tu từ… |
1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
Tổng điểm | văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt | 10,0 |
văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt ; đọc hiểu văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt