Đề: đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

Đọc văn bản sau: đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

NHÀ MẸ LÊ

(Trích)

Giới thiệu: Nhà mẹ Lê là một truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, viết về cuộc sống cơ cực, nghèo khổ của người dân lao động trước Cách mạng. Truyện được in trong tập Gió đầu mùa (1937).

 Đoàn Thôn là một phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện lị nhỏ ở trung châu. Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giại nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà gạch có gác, bưng bít như là cái tổ chim, nhà của một người giàu trong làng làm ra đấy để bán hàng.

Người ở phố chợ là bảy, tám gia đình nghèo khổ không biết quê quán ở đâu, mà người dân trong huyện vẫn gọi một cách khinh bỉ: những kẻ ngụ cư. Họ ở những đâu đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém, làm những nghề lặt vặt: người thì kéo xe, người thì đánh dậm, hay làm thuê, ở mướn cho những người giàu có trong làng. Người ta gọi mỗi gia đình bằng tên người mẹ: nhà mẹ Hiền, nhà mẹ Đối, nhà mẹ Lê. Những gia đình này đều giống nhau ở chỗ cùng nghèo nàn như nhau cả.

 Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

       Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó….

        Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu – bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại – nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

– Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

– Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

     Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

(Trích Nhà mẹ Lê, Thạch Lam, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, tr 28-29)

đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. Tìm một vài chi tiết nghệ thuật miêu tả gia cảnh nhà bác Lê được nói đến trong văn bản.

Câu 3. Việc tác giả kể về những ngày vui vẻ của gia đình bác Lê giữa bối cảnh tăm tối, đói khát có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Nhận xét của anh/chị vềmột vẻ đẹp nổi bật của nhân vật bác Lê trong văn bản trên.

Câu 5. Thông điệp nào trong văn bản để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với anh/chị? Vì sao?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày những đặc sắc về nghệ thuật thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi trong văn bản sau:

Trần trần mựa cậy những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh
.

(Bảo kính cảnh giới bài 9, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976.)

Chú thích:

Trần trần: Tự nhiên, chất phác, chỉ lối sống có sao là vậy.

Mựa cậy: Đừng ỷ vào, cậy vào.

Tốn: từ tốn, khiên nhường.

Ngàn muôn tốn nhường: Muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường.

Câu 2 (4,0 điểm)

Thời đại công nghệ số đã và đang khiến con người đứng trước nguy cơ sống ảo. Hãy viết một bài luận (khoảng 600 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về nguy cơ nói trên đối với thế hệ trẻ.

——————- HẾT ——————

đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu
Thạch Lam

Gợi ý làm bài đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu 4,0
  1 Xác định ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ 3

Hướng dẫn chấm đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

– Thí sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0,5
  2 Một vài chi tiết nghệ thuật miêu tả gia cảnh nhà bác Lê:

– Là một gia đình một người mẹ với mười một người con; đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

– Ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát.Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.

Hướng dẫn chấm đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

– Thí sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0,5
3 Việc tác giả kể về những ngày vui vẻ của gia đình bác Lê giữa bối cảnh tăm tối, đói khát có ý nghĩa:

– Giúp phần nào xua đi cái cơ cực, vất vả của mẹ con bác Lê được tác giả nói ở đoạn trước đó.

– Đem đến cho tác phẩm chất thơ toát lên từ cuộc sống đời thường giản dị.

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

HS trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

– HS trả lời đúng 1 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0

 

 

 

 

  4

Nhận xét về một vẻ đẹp nổi bật của nhân vật bác Lê trong văn bản:

– Chỉ ra vẻ đẹp nổi bật của nhân vật bác Lê: một người phụ nữ khỏe mạnh, chất phác; một người mẹ với tình mẫu tử thiêng liêng…

– Nhận xét về vẻ đẹp nổi bật đã chỉ ra.

(Gợi ý: vẻ đẹp của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm; tác động đến suy nghĩ, tình cảm của học sinh;…)

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

HS trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

– HS trả lời đúng 1 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0

 

 

 

 

 

  5 Trình bày suy nghĩ về thông điệp ý nghĩa nhất rút ra qua văn bản trên.

– Có thể rút ra thông điệp:

+ Có thái độ đồng cảm, yêu thương đối với những con người có hoàn cảnh cơ cực, tăm tối, đói khát.

+ Biết đề xuất những giải pháp thiết thực giúp cải thiện cuộc sống cho con người.

– Thí sinh trình bày quan điểm cá nhân, đảm bảo hợp lí, thuyết phục.

Hướng dẫn chấm đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

– Trình bày được ý nghĩa của thông điệp, có tính thuyết phục: 1,0 điểm

–  Trình bày chung chung, chưa rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm

Thí sinh trả lời không đúng vấn đề hoặc không làm bài: không cho điểm

1,0

 

 

 

 

 

 

 

II   VIẾT đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày những đặc sắc về nghệ thuật thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi trong văn bản Bảo kính cảnh giới (Bài 9) 2,0
a.Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: những đặc sắc về nghệ thuật thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi trong văn bản Bảo kính cảnh giới (Bài 9).

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại. Trong bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 9) , nhà thơ sáng tạo thể thơ riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn. Đồng thời Việt hóa đề tài, thi liệu mượn từ văn học Trung Quốc. Ngôn ngữ thơ giản dị, đậm đà tính dân tộc, sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn tiếng nói của dân chúng;…

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: những đặc sắc về nghệ thuật thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi trong văn bản Bảo kính cảnh giới (Bài 9).

Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng

0,5
đ. Diễn đạt đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

– Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Thời đại công nghệ số đã và đang khiến con người đứng trước nguy cơ sống ảo. Hãy viết một bài luận (khoảng 600 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về nguy cơ nói trên đối với thế hệ trẻ. 4,0

 

a. Xác định được yêu cầu kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định được vấn đề nghị luận: Nguy cơ sống ảo của thế hệ trẻ 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

*Xác định được ý chính của bài viết

* Sắp xếp các ý mạch lạc, hợp lí

– Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát được quan điểm cá nhân

– Triển khai vấn đề nghị luận

+ Giải thích vấn đề: Là hành động, việc làm xa rời với thực tế, tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác trên mạng xã hội như câu like, thả tim, lượt theo dõi…

+ Sống ảo trở thành trào lưu của xã hội đặc biệt là giới trẻ, nó trở thành nguy cơ bởi vì nó tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường:++ Sống ảo khiến các bạn trẻ lười giao tiếp, thụ động, trầm cảm, tự ti.

++ Sống ảo sản sinh ra những mối quan hệ ảo mà đôi khi có thể làm tổn thương cho con người.

++ Sống ảo khiến con người có thể xa rời thực tế mà nhìn nhận sai lệch về những vấn đề của cuộc sống; nhầm tưởng cuộc sống hiện thực giống như thế giới ảo…

+ Mở rộng với những quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để nhìn vấn đề toàn diện.

+ Khẳng định lại ý kiến cá nhân và rút ra bài học.

1,0
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau

– Triển khai được các luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận

– Các ý được sắp xếp hợp lí, thuyết phục, sử dụng tốt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt trong quá trình triển khai bài viết

– Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu

(Thí sinh có thể thể hiện quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật)

1,5
e. Diễn đạt đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản

0,25
f. Sáng tạo đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, diễn đạt mới mẻ, độc đáo

0,5
    Hướng dẫn chấm:

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,0- 4,0 điểm.

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 2,25- 3,75 điểm

 – Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 1,25- 2,0 điểm

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 0,5- 1,0 điểm

– Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,25-0,5 điểm

– Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm 

 
Tổng điểm đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu 10,0

đọc hiểu nhà mẹ lê ; nhà mẹ lê đọc hiểu

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *