Đề: tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
GIÁO ĐẦU :
Từ Lương1 giang quê ngụ,
Thiếp mỹ hiệu Bửu Tiên.
Thung đường2 đã sớm cách suối vàng.
Nguyên thất3 hãy náu nương nhà bạc.
(Ai đi) Đoái gia đạo tự cơ hàn khiếm khuyết,
(Còn) Nhìn từ thân4 lụy nhỏ chứa chan.
(Như tôi là) Buồn riêng than hổ phận nữ nhi.
(Tôi biết) Lấy chi trả mười ơn cốt nhục?
(Vậy thôi thời) Kíp vào nơi thảo thất5
Trình từ thân tỏ nỗi thủy chung,
Phận cơ hàn phải chịu gian nan.
MẸ BỬU: (Ớ con ôi!) Con vào phòng mẹ,
Tối tăm là vậy
Có chuyện chi hay không (vậy a con?)
TIÊN BỬU:
(Dạ dám thưa mẹ) Cúi bày lời ấu nữ6,
Cho tỏ dạ mẫu thân
Xin cho con xuống chốn Giang Tân7,
(Đặng mà) Con lập thuyền chiếc đưa đò đỡ bữa (a mẹ).
MẸ BỬU:
(Con ôi !)
Thời con đà quyết dạ
Mẹ dễ phiền lòng
(Bớ con ôi !)
Nay mà con xuống chốn Giang Tân,
(Thôi thơi nghe lời mẹ dặn nghe con).
Phải nhớ câu trinh nữ chi ca8,
(Con đừng học thói)
Dâm khuê9 chi vịnh10
(Cho nhớ đừng có quên nghe không con!)
TIÊN BỬU:
(Dạ dám thưa mẹ)
Khắn khắn vâng lời vàng đá,
Khăng khăng tạc dạ sắt đinh.
Lạy mẫu từ ở lại lều tranh
Cho ấu nữ Giang Tân đưa khách.
Hát nam:
Ấu nữ Giang Tân đưa khách,
Cúi đầu từ huyên thất dời chân.
MẸ BỬU:
(Con ôi ! Con có đi thì nghe mẹ dặn)
Thời sách có chữ rằng:
Gia bần tri hiếu tử11
Quốc loạn thức trung thần12
(Con còn nhớ không con?)
Hát nam:
Thương vì con trẻ thơ ngây,
Dầm sương trải gió nào nguôi lòng già13.
TIÊN BỬU:
(Dám thưa mẹ như con nay là)
Nghiêng mình lạy tạ mẫu thân,
Giang Tân con tới thảo trang14 mẹ hồi15.
MẸ BỬU:
(Con có đi thời nhớ lời mẹ dặn, chẳng can chi mà
Con phòng sợ, thời sách có chữ rằng):
Tử sanh hữu mạng16
(Còn) Phú quý tại thiên17 (đó con!)
Hát nam:
Dứt tình phân rẽ đôi phương,
Giang Tân con tới thảo trang mẹ hồi
(Thôi con tới)
TIÊN BỬU: (Mẫu thân à)
Mẫu thân đà trở lại thảo trang.
Âu ta kíp trông chừng Giang quận18,
Hát nam :
Giang quận âu ta mau kíp,
Quyết một lòng giữ đạo thảo ngay.
Riêng thân phận gái nữ nhi,
Ba năm19
chưa trả mười ơn lăm đền,
Mảng còn than thở sự tình
Phút đâu lố thấy Giang Tân hầu gần.
(Trích tuồng Tiên Bửu,Theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000)
Chú giải: tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu
- Từ Lương giang hoặc Lương giang: không rõ địa hạt nào. Đây phiếm chỉ một địa điểm làm quê quán nhân vật.
- Thung đường: tức xuân đường chỉ ông bố.
- Nguyên thất: (phiên lầm chữ, huyên thất, chỉ bà mẹ. Người ta thường gọi cha mẹ là xuân huyên. “Xuân huyên hai khóm tốt tươi”. “Xuân đường kịp gọi Sinh về hộ tang”. “ Nhà huyên chợt tỉnh, hỏi cơn cớ gì?”…Truyện Kiều).
- Từ thân: mẹ hiền.
- Thảo thất: nhà cỏ, nhà tranh.
- Ấu nữ: con gái còn nhỏ tuổi.
- Giang Tân: bến sông.
- Trinh nữ chi ca: lời ca người con gái đứng đắn.
- Nguyên bản: khê
- Dâm khuê chi vịnh: lời vè người con gái lẳng lơ. Dâm khuê: Buồng hư hỏng của một cô gái nào đó.
- Gia bần chi hiếu tử: nhà nghèo mới biết con hiếu thảo.
- Quốc loạn thức trung thần: nước loạn mới biết tôi trung thành.
- Nguyên bản: dầm sường trải gió lòng già nào nguôi.
- Thảo trang: cũng như thảo thất, thảo lư, thảo xá…đều là nói nhà tranh, nhà cỏ.
- Nguyên bản: Giang Tân con tới thảo lư mẹ hồi.
Câu 1: Văn bản trên thuộc loại hình nghệ thuật nào?
Câu 2: Dựa vào phần giáo đầu hãy nêu hoàn cảnh của nhân vật Bửu Tiên
Câu 3: Theo em, tại sao người mẹ lại phiền lòng khi nghe quyết định của Bửu Tiên?
Câu 4: Em hiểu thế nào về câu người mẹ nói với Bửu Tiên:
(Con ôi ! Con có đi thì nghe mẹ dặn)
Thời sách có chữ rằng:
Gia bần tri hiếu tử11
Quốc loạn thức trung thần12
(Con còn nhớ không con?)
Câu 5: Bài học mà anh/ chị rút ra được từ cách ứng xử của Bửu Tiên đối với cha mẹ trong đoạn văn bản trên?
PHẦN II. VIẾT VĂN (4,0 điểm) tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu
Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nhận xét về lời dặn của người mẹ với Bửu Tiên trong câu thơ:
Phải nhớ câu trinh nữ chi ca,
(Con đừng học thói)
Dâm khuê chi vịnh.
Câu 2: Em hãy viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện ở địa phương nơi em sinh sống.
….………Hết…………..
Gợi ý làm bài tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu | 4.0 | |
|
1 | Văn bản trên thuộc loại hình nghệ thuật: Sân khấu dân gian.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. |
0,5
|
2
|
Hoàn cảnh của nhân vật Bửu Tiên:
– Nhà nghèo – Cha mất sớm. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. |
0,5
|
|
3 | Người mẹ lại phiền lòng khi nghe quyết định của Bửu Tiên vì:
– Bửu Tiên một thân một mình quyết định đi chèo đò ở Giang Tân để kiếm tiền nuôi mẹ. – Công việc chèo đò rất vất vả, người mẹ rất quan tâm, lo lắng cho Bửu Tiên. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời được 1 ý bất kì: 0,5 điểm – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm |
1,0 | |
4 |
(Con ôi ! Con có đi thì nghe mẹ dặn) Thời sách có chữ rằng: Gia bần tri hiếu tử Quốc loạn thức trung thần (Con còn nhớ không con?) Câu người mẹ nói với Bửu Tiên được hiểu là: – Người mẹ muốn Bửu Tiên nhớ lời trong sách nói: nhà nghèo mới biết con hiếu thảo, nước loạn mới biết bề tôi trung thành. – Bà hiểu tấm lòng hiếu thảo, lo lắng cho cha mẹ của Bửu Tiên. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời được 1 ý: 0,75 điểm. – Học sinh trả lời được nhưng diễn đạt chung chung: 0,5 điểm – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm |
1,0 | |
5 | Bài học mà anh/ chị rút ra được từ cách ứng xử của Bửu Tiên đối với cha mẹ trong đoạn văn bản trên?
– Tấm lòng của Bửu Tiên với cha mẹ rất đáng được ngợi ca và học tập. – Bản thân mỗi người cần biết trân trọng, hiếu thảo với cha mẹ… Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời được ý đầu hoặc ý sau: 0,75 điểm – Học sinh trả lời được 1 ý nhưng trình bày lủng củng: 0,5 điểm – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm |
1,0
|
|
II | LÀM VĂN tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu | 6,0 | |
Phải nhớ câu trinh nữ chi ca, (Con đừng học thói) Dâm khuê chi vịnh. |
2.0 | ||
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhận xét về lời dặn của người mẹ với Bửu Tiên trong câu thơ:
Phải nhớ câu trinh nữ chi ca, (Con đừng học thói) Dâm khuê chi vịnh. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận
-Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận sau đây là một số gợi ý: Lời dặn này của người mẹ đối với con trong câu thơ trên có ý nghĩa sâu sắc. Nó thể hiện quan niệm tiến bộ của người xưa về người phụ nữ đó là: – Nhân dân ta thời xưa rất đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ. Vì thế người xưa quan niệm người phụ nữ phải luôn biết giữ gìn trinh tiết, đức hạnh của mình, không học thói lẳng lơ, hư hỏng. – Đây là một quan niệm đẹp của người xưa về người phụ nữ mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ được giá trị. |
0,75 | ||
d. Diễn đạt: tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu
Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận -Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lý lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu… |
0,5 | ||
đ. Chính tả
Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, chính tả |
0,25 | ||
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh nêu đầy đủ các ý, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: 2,0 điểm – Học sinh nêu đầy đủ các ý, có lập luận nhưng minh chứng chưa tiêu biểu, chưa thuyết phục:1,25điểm – 1,75 điểm – Học sinh nêu đầy đủ các ý, lập luận chưa chặt chẽ, không có minh chứng: 0,75 điểm – 1,0 điểm. – Học sinh nêu chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5 điểm. – Học sinh làm sai/ lạc đề: không cho điểm *Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
|||
2. Em hãy viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện ở địa phương nơi em sinh sống. tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu | 4,0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện ở địa phương nơi em sinh sống. |
0.5
|
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
2,0 | ||
* Mở bài: tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu
Giới thiệu khái quát đặc điểm của bản thân sẽ triển khai trong bài viết. Dẫn dắt nêu lí do viết bài luận thể hiện mong muốn gia nhập Câu lạc bộ tình nguyện và khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của một tình nguyện viên. * Thân bài: tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu – Giới thiệu khái quát về bản thân (tên, lớp, hiểu biết, mục đích tham gia Câu lạc bộ, …). – Nêu những hiểu biết, tìm hiểu của bản thân về câu lạc bộ có nguyện vọng tham gia. – Niềm yêu thích, sự sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết,… của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng. – Khả năng tham gia hỗ trợ (hoặc tổ chức). – Cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ * Kết bài: tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu – Khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia Câu lạc bộ tình nguyện – Cảm ơn Ban Chủ nhiệm về sự quan tâm đọc và xét duyệt. *Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
|||
d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 | ||
Hướng dẫn chấm:
– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,75 điểm – 4,0 điểm. – Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 3,0 điểm – 3,5 điểm – Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ chưa chặt chẽ, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 2,25 điểm – 3,0 điểm – Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 1,25 điểm – 2,0 điểm – Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,5 điểm- 1,0 điểm – Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm |
|||
Tổng điểm tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu | 10,0 |
tuồng tiên bửu ; đọc hiểu tuồng tiên bửu