Đề: hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Đọc văn bản sau: hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

HỒ CHÍ MINH VÀ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

(1) Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Pó về Tân Trào. Giữa tháng 5, Người yêu cầu Trung úy Giôn, báo vụ của OSS (cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ), điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn “Tuyên ngôn Độc lập” của Hoa Kỳ.

(2) Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời; chuẩn bị ra “Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân. Ngày ra mắt Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt quốc dân và đọc “Tuyên ngôn Độc lập” mà người đã chuẩn bị.

Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt, đề nghị duyệt kĩ, vì ta sẽ đọc không phải chỉ để đồng bào cả nước ta nghe, mà còn cho cả Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, cho cả các nước đồng minh nghe. […]

Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thì giờ soạn “Tuyên ngôn Độc lập”. Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy “Tuyên ngôn Độc lập” ở một cái bàn tròn.

Ngày 30-8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. Người đọc cho mọi người nghe và hỏi ý kiến. Ngày 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” do người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

                                         (Bùi Đình Phong, theo báo Đanang.vn, đăng ngày 02/09/1998)

hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên?

Câu 2. Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì?

Câu 3. Em có nhận xét gì về về quá trình chuẩn bị và soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”?

Câu 4. Theo em, bản “Tuyên ngôn Độc lập” có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa? Lí giải?

Câu 5. Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm). hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật thần thoại trong văn bản sau:

Truyện kể rằng Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc được giao phó hàng ngày là phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra.

Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt trời được chóng công việc về sớm thì ngày lại ngắn. Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì chị, đến đêm con người cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó, tính tình của cô thay đổi hết sức dịu dàng nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.

Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.

(Trích Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, theo https://thegioicotich.vn/nu-than-mat-troi-va-mat-trang/)                         

Câu 2 (4.0 điểm). hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Hàng năm, Ban tổ chức lễ hội Tràng An tỉnh Ninh Bình cần tuyển những tình nguyện viên đủ sức khỏe, năng lực và nhiệt huyết để phục vụ lễ hội.

Viết bài luận về bản thân (khoảng 600 chữ) để thuyết phục Ban tổ chức lễ hội Tràng An tỉnh Ninh Bình đồng ý cho anh (chị) trở thành tình nguyện viên của lễ hội.

…………………..Hết…………………

hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Đáp án hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Phần

Câu

Nội dung 

Điểm
I   ĐỌC HIỂU hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập 4,0
  1 Văn bản thông tin.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm.

0.5
2 Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì?

– Cung cấp thông tin về sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập.

–  Thể hiện lòng kính yêu, tưởng nhớ đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời  đúng 1 ý: 0.25 điểm.

0.5
3 Nhận xét về về quá trình chuẩn bị và soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”: Quá trình soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” được tiến hành trong một thời gian dài, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đầu tư công phu, thẩm định cẩn thận.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời chưa đủ ý: 0.5 điểm.

1.0
4 – Bản “Tuyên ngôn Độc lập” có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Lí do: Bản Tuyên ngôn là văn kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời chính thức của một chế độ, một chính phủ mới. Bản Tuyên ngôn còn là bản luận tội đanh thép đối với kẻ thù, ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu quay trở lại xâm chiếm nước ta của thực dân Pháp và các thế lực thù địch. Bản Tuyên ngôn cũng vinh danh nhân dân ta đã anh dũng đấu tranh để có được độc lập như ngày hôm nay. Đồng thời, nó cũng công bố rộng rãi cho nhân dân thế giới biết về sự ra đời của nước Việt Nam mới, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân hòa bình thế giới.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời chưa đủ ý: 0.5điểm.

1.0
5 Học sinh tự do rút ra bài học, miễn là có ý nghĩa và liên quan đến nội dung văn bản đã cho ở phần Đọc hiểu. Tham khảo:

Để có được đất nước như hôm nay, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời chưa đủ ý: 0.5điểm.

1.0
II   VIẾT hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập 6,0
1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật thần thoại trong văn bản 2,0
  a.     Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

0,25
b.     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc điểm của nhân vật thần thoại được thể hiện trong văn bản.

0,25
c.      Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Nhân vật có những hành động phi thường, kì lạ. Công việc của nhân vật là tạo ra ngày và đêm, nguyệt thực, nhật thực,… Nhân dân sáng tạo ra nhân vật và các chi tiết kì ảo nhằm dựng lên câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
d.     Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Đặc điểm của nhân vật thần thoại được thể hiện trong văn bản trên.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
e.      Diễn đạt  hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
a.     Sáng tạo  hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Hàng năm, Ban tổ chức lễ hội Tràng An tỉnh Ninh Bình cần những tình nguyện viên đủ sức khỏe, năng lực và nhiệt huyết để phục vụ lễ hội.

Viết bài luận về bản thân (khoảng 600 chữ) để thuyết phục Ban tổ chức lễ hội Tràng An tỉnh Ninh Bình đồng ý cho Anh (Chị) trở thành tình nguyện viên của lễ hội.

4,0
a. Xác định yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Bài luận về bản thân 

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giới thiệu về bản thân để thuyết phục Ban tổ chức lễ hội Tràng An – Ninh Bình đồng ý cho mình trở thành tình nguyện viên của lễ hội Tràng An. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết.

Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục 3 phần của bài luận.

*Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận: Một số gợi ý:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Nêu mục đích của bài luận.

+ Điều kiện để trở thành thành viên tình nguyện viên của lễ hội (Sức khỏe, trình độ, ngoại ngữ…).

+ Năng lực bản thân trong việc đáp ứng các điều kiện của một tình nguyện viên của lễ hội Tràng An (Sức khỏe, trình độ, nhiệt huyết…).

+ Nguyện vọng của bản thân (Được cống hiến, được tạo điều kiện làm việc, được tham gia các hoạt động…).

+ Cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Ban tổ chức lễ hội.

* Khẳng định lại mong muốn, nguyện vọng của bản thân và cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Ban tổ chức lễ hội.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm các nhân

– Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: giới thiệu về bản thân để thuyết phục Ban tổ chức lễ hội Tràng An – Ninh Bình đồng ý cho mình trở thành tình nguyện viên của lễ hội Tràng An.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
đ. Diễn đạt hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo: hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Hướng dẫn chấm:

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,5 – 4,0 điểm.

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 2,75 – 3,25 điểm

 – Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 2,0 – 2,5 điểm

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 1 – 1,75 điểm

– Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,25 – 0,75 điểm

– Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm 

 
Tổng điểm hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập 10.0

hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập ; đọc hiểu hồ chí minh và tuyên ngôn độc lập

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *