Đề: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Đọc văn bản sau:  đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:

– Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!

Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!

Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:

– Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!

Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:

– Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.

Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

(Điều ước của vua Mi-đát, trích Thần thoại Hi Lạp, Nhữ Thành dịch)

đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Trả lời các câu hỏi: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Câu 1. Nhân vật thần thoại trong văn bản trên là ai?

Câu 2. Vua Mi-đát đã xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?

Câu 3. Tìm ít nhất 2 chi tiết thể hiện nhân vật thần thoại có năng lực siêu nhiên. Theo anh/chị, tác dụng của chi tiết này đối với văn bản là gì?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của người dân Hi Lạp xưa: “Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam” không? Vì sao?

Câu 5. Từ văn bản thần thoại trên, theo anh chị làm thế nào để chế ngự được lòng tham?

II. LÀM VĂN (6.0 điểm) đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Câu 1 (2.0điểm) đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bước thấp bước cao, chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.

Đăm Săn – Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?

Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.

Đăm Săn – Bớ diêng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi!

Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, trúng nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng.

Đến lúc này Đăm Săn  đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời.

Đăm Săn – Ối chao, chết mất thôi ông ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng  hắn!

Ông Trời – Thế ư, cháu? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được.

Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng.

           (Trích Đăm Săn– sử thi Ê-đê, NGUYỄN HỮU THẤU dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998)

Viết đoạn văn  (khoảng 200 chữ)  phân tích đoạn trích trên để làm rõ nét nghệ thuật tiêu biểu thường sử dụng  để miêu tả người anh hùng trong sử thi.  

Câu 2: (4.0 điểm) đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo”.

—-Hết—-

điều ước của vua mi đát ; đọc hiểu điều ước của vua mi đát ; trắc nghiệm điều ước của vua mi đát

Đáp án đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Phần Câu

Nội dung

Điểm
I   ĐỌC HIỂU đọc hiểu điều ước của vua mi-đát 4,0
  1 Hướng dẫn chấm: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Nhân vật thần thoại trong văn bản trên là: thần Đi-ô-ni-dốt

– HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
2 Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5
3 – Nêu 2 chi tiết thể hiện nhânn vật thần thoại có năng lực siêu nhiên:

+ Thần Đi-ô-ni-dốt ban cho vua Mi-đát điều ước 

+ Cành sồi biến thành vàng; quả táo biến thành vàng

+ Thức ăn, thức uống biến thành vàng

+ Dòng nước sông Pác-tôn

– Tác dụng của chi tiết đối với văn bản: Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện; tạo nên sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện; đây chính là “sức mạnh” của các vị thần, chi tiết còn thể hiện trí tưởng trượng kì diệu của người cổ đại.

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời 1 chi tiết thần kì và tác dụng của chi tiết thần kì : 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0
4 HS trình bày quan điểm cá nhân. Sau đây là gợi ý:

Quan điểm: “Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam”

Đồng tình. Vì:

+  Hạnh phúc là phạm trù tinh thần, vàng bạc là phạm trù vật chất. Dù cuộc sống tinh thần của con người có được một phần nhờ vào sự đầy đủ của vật chất nhưng tham lam vô độ chỉ khiến con người rơi vào bi kịch. 

+ Ước muốn cao đẹp, sống hết mình vì đam mê chính đáng mới đem lại hạnh phúc.

+ Tham lam vô độ không thể đạt được hạnh phúc.

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

– Học sinh nêu quan điểm: 0.25 điểm.

– Học sinh có lý giải hợp lí, thuyết phục: 0.75

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0
5 HS trình bày giải pháp

–         Gợi ý: Khắc phục ham muốn của mình bằng việc làm tích cực trong lao động; nâng cao nhận thức của bản thân để biết thế nào là đủ…

Hướng dẫn chấm: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

– Học sinh trả lời đúng 02 giải pháp trở lên: 0.5điểm.

– Học sinh trả lời 01 giải pháp : 0.25

 

1,0

 

II   VIẾT đọc hiểu điều ước của vua mi-đát 6.0
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)  phân tích đoạn trích trên để làm rõ nét nghệ thuật tiêu biểu thường sử dụng  để miêu tả người anh hùng trong sử thi.  đọc hiểu điều ước của vua mi-đát  
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân- hợp, móc xích hoặc song hành 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật tiêu biểu thường sử dụng để miêu tả người anh hùng trong sử thi thể hiện qua đoạn trích sử thi  Đăm Săn. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

–         Biện pháp tu từ:

+ Phép so sánh: Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc;

+ Phóng đại: Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô; chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụiquả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

+ Phép điệp cấu trúc: Một lần xốc tơi,…; Khi chàng múa….

–         Tác dụng của các phép tu từ:

+ Nhấn mạnh, ca ngợi sức mạnh và tài năng phi thường của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.

+ Thể hiện cái nhìn ngưỡng mộ, sự ca ngợi của tác giả dân gian với người anh hùng Đăm Săn.

+ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, giàu hình ảnh, tạo giọng điệu hào hùng cho đoạn trích sử thi.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau : Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: nghệ thuật tiêu biểu thường sử dụng để miêu tả người anh hùng trong sử thi thể hiện qua đoạn trích sử thi  Đăm Săn.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đảng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
Câu 2: Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo”. 4.0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc lao động cần cù, chăm chỉ: “Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo”. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận: – Giải thích vấn đề nghị luận

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

– Lao động: quá trình làm việc tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của mỗi con người và góp phần làm cho xã hội thêm giàu đẹp hơn. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người hãy tích cực lao động, làm việc chăm chỉ để thực hiện những ước mơ, mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Có lao động, con người ta mới có niềm vui, thúc đẩy sự sáng tạo → đề cao vai trò, tầm quan trọng của lao động.

– Con người không thể sống mà cứ ngồi im một chỗ và không làm gì. Chỉ khi chúng ta làm việc, lao động mới tạo ra tiền của phục vụ đời sống và những nhu cầu của bản thân.

– Lao động còn giúp cho xã hội này phát triển hơn, hiện đại hơn và đời sống của con người trở nên dễ dàng và nhàn hạ hơn.

– Khi lao động, con người sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân mình từ đó sẽ có sự sáng tạo, tư duy mới mẻ hơn, mở mang tầm hiểu biết.

– Việc tích cực lao động sẽ tạo ra thành quả riêng cho mỗi con người đồng thời cũng là thước đo đánh giá con người vô cùng chính xác.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
đ. Diễn đạt đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
    e. Sáng tạo: đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Hướng dẫn chấm:  đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,5 -4,0 điểm.

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 2,25- 3,0 điểm

 – Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 1,25- 2,0 điểm

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 0,5- 1,0 điểm

– Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,25-0,75 điểm

– Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm 

 
Tổng điểm đọc hiểu điều ước của vua mi-đát 10,0

đọc hiểu điều ước của vua mi-đát

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *