Đề: bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)  bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Đọc văn bản:  bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.

Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

Lân cận nhà giàu no bữa cám;

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn [1].

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

Đen gần mực đỏ gần son.

(Bảo kính cảnh giới – bài 21 – Theo Nguyễn Trãi toàn tập – Đào Duy Anh dịch chú)

Chú thích:  bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

[1] Hai câu thơ này là do câu tục ngữ “Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm/ Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Câu này được hiểu là “Gần nhà giàu khổ như đau răng lại nhai cốm, gần kẻ trộm khổ như đang ốm lại phải đánh đòn”. Láng giềng giàu thường ít thích giao tiếp với hàng xóm nghèo nên khi tối lửa tắt đèn ít nhờ vả được nhau. Gần kẻ trộm thì dễ mất trộm hoặc có khi bị đòn oan.

bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Thực hiện các yêu cầu: bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên?

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai cặp câu thực?

Câu 3. Nhan đề Bảo kính cảnh giới có ý nghĩa là gì?

Câu 4. Anh chị hiểu như thế nào về nội dung chính của hai câu thơ sau:

Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

Kết mấy người khôn học nết khôn.

 Câu 5. Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh chị? Vì sao?

PHẦN II – VIẾT (6,0 điểm) bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Câu 1. (2,0 điểm). bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của tác giả Nguyễn Trãi được thể hiện qua văn bản Bảo kính cảnh giới – bài 21.

Câu 2. (4,0 điểm). bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người trong cuộc sống.

bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21
Nguyễn Trãi

 ĐÁP ÁN bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Phần Câu

Nội dung

Điểm
I   ĐỌC HIỂU bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21 4,0
  1 Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

 

0,5

2 Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai cặp câu thực: ẩn dụ (nhà giàu cám, kẻ trộm – đau đòn)

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm

– HS chỉ trả lời được tên biện pháp tu từ: 0,25 điểm

– HS chỉ trả lời các từ ngữ chứa biện pháp, không gọi tên chính xác biện pháp: 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
3 Nhan đề Bảo kính cảnh giới có ý nghĩa là gương soi, lời răn về cách xử thế của con người trong xã hội (gương báu răn mình)

Hướng dẫn chấm:

HS trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

– HS có giải thích nhưng chưa thật chính xác ý nghĩa nhan đề: 0,5 điểm

– HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0
4 – Câu thơ 1 có nghĩa là: Chơi cùng những người dại chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại

– Câu thơ thứ hai có nghĩa là: Nên kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan để mình học hỏi được nhiều hơn ở họ.

– Hai câu thơ là những bài học quý giá về cách sống mà con người nên lựa chọn để hoàn thiện nhân cách.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời đúng ý nghĩa khái quát của hai câu thơ, không giải thích từng câu: 0,5 điểm

– HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
5 HS rút ra được một thông điệp đối với bản thân, có lí giải hợp lí, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản:

– Chọn bạn mà chơi.

– Cần linh hoạt trong cuộc sống.

– Đừng kết thân với kẻ xấu.

– Nên chơi với người giỏi để học hỏi….

Hướng dẫn chấm:

– HS nêu thông điệp: 0,25 điểm

– HS lí giải thuyết phục, hợp lí: 0,75 điểm

– HS lí giải có cơ sở diễn đạt chưa mạch lạc: 0,5 điểm

– HS lí giải chưa thuyết phục: 0,25 điểm

1,0

 

II   VIẾT bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21 6.0
1  Viết đoạn nghị luận 200 chữ trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của tác giả Nguyễn Trãi được thể hiện qua văn bản Bảo kính cảnh giới – bài 21. 2,0
a.     Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. TS có thể tình bày đoạn văn theo cách diễn dịch – qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b.     Xác định vấn đề nghị luận.

Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của tác giả Nguyễn Trãi được thể hiện qua văn bản Bảo kính cảnh giới – bài 21.

0,25
c.      Đề xuất hệ thống ý phù hợp.

+ Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

– Bài thơ là lời tâm sự chân thành, là những đúc kết, những trải nghiệm của Nguyễn Trãi về cuộc sống.

– Mỗi dòng thơ là một bài học quý về cách ứng xử linh hoạt trước hoàn cảnh, môi trường sống để ngày càng phát triển và hoàn thiện nhân cách.

– Đằng sau bài thơ là một tấm lòng chứa chan tình yêu thương, luôn trăn trở, băn khoăn, lo lắng cho con người, cho cuộc đời.

+ Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của đoạn kiểu đoạn văn.

0,5
d.     Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

–   Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: đặc điểm của nhân vật thần thoại được thể hiện trong văn bản.

–   Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ thuyết phục, lí lé xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ ngữ pháp., liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e.      Sáng tạo: bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người trong cuộc sống. 4,0
a. Xác định yêu cầu kiểu bài: Nghị luận xã hội. 0.25
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người trong cuộc sống. 0,5
  c. Đề xuất hệ thống ý phù hợp:

+ Xác định được các ý chính của bài viết.

+ Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

*Giới thiệu vấn đề nghị luận (tình cảm gia đình)

*Triển khai vấn đề nghị luận:

–   Giải thích: Tình cảm gia đình là tình yêu, sự gắn bó giữa những người có chung huyết thống. Đó có thể là tình yêu thương, sự chăm lo, che chở của cha mẹ với con cái; sự quan tâm, chăm sóc của con cái với ông bà cha mẹ; sự đùm bọc, thương yêu của anh chị em trong gia đình.

–   Thể hiện quan điểm: Tình cảm gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi con người:

+ Nuôi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm con người trở nên phong phú.

+ Giúp con người có động lực, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

+ Tạo nên chỗ dựa vững vững chắc trong mọi hoàn cảnh, là nơi ta tìm về sau những vấp ngã, mỏi mệt.

+ Tình cảm gia đình là tình cảm tốt đẹp nhất để con người rèn luyện, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, là nền tảng hình thành nhân cách.

(Chứng minh vai trò của tình cảm gia đình bằng một số dẫn chứng thực tế)

–    Mở rộng trao đổi: Trong cuộc sống vẫn có những người chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, sống thờ ơ, lạnh nhạt. Lại có những người vô trách nhiệm, bất hiếu với ông bà cha mẹ… Những hành vi, lối sống đó cần phải được lên án.

* Kết thúc vấn đề: khái quát lại vấn đề nghị luận, rút ra bài học.

1,0
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–   Triển khai được ít nhất 2 luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân.

–   Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khia vấn đề nghị luận.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

–   Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
  e. Diễn đạt: bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
  g. Sáng tạo: bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5
        bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21  

bảo kính cảnh giới bài 21 ; đọc hiểu bảo kính cảnh giới bài 21

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *