Đề: đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Đọc văn bản sau: đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ 2

(Mộ Đỗ Thiếu Lăng [1] ở Lỗi Dương [2] – bài 2)

– Nguyễn Du –

Phiên âm: đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Mỗi độc nho quan đa ngộ thân([3]),

Thiên niên nhất khốc Ðỗ Lăng nhân.

Văn chương quang diễm thành hà dụng,

Nam nữ thân ngâm([4]) bất khả văn.

Cộng tiển thi danh sư bách thế,

Ðộc bi dị vực ký cô phần.

Biên chu giang thượng đa thu tứ,

Trướng vọng Lỗi Dương nhật mộ vân.

Dịch nghĩa: đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Mỗi lần đọc câu thơ “mũ áo nhà nho thường làm lụy thân mình”

Lại khóc Đỗ Thiếu Lăng, người nghìn năm trước.

Văn chương sáng ngời xong dùng được việc gì,

Mà để bầy con rên khóc chẳng đành lòng nghe.

Ai cũng khen tài thơ là bậc thầy muôn thuở,

Riêng ta thương cho ông phải gửi nấm mồ cô quạnh nơi đất khách.

Một chiếc thuyền con trên sông, tứ thu dào dạt,

Buồn ngắm mây chiều vùng Lỗi Dương.

Dịch thơ: đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Mỗi lần đọc “Mũ nho thân lụy”,

Lại khóc thương người cũ Ðỗ Lăng.

Ích gì ngời sáng thơ văn,

Bầy con kêu đói sao đành lòng đây?

Ai cũng khen thơ thầy muôn thuở,

Riêng ta thương phần mộ đìu hiu.

Thuyền sông thu nhớ thêm nhiều,

Buồn trông theo đám mây chiều Lỗi Dương.

(Bản dịch của Đặng Thế Kiệt, nguồn: https://www.thivien.net)

Chú thích:  đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

[1] Ðỗ Thiếu Lăng: tức Đỗ Phủ (712 – 770), nhà thơ vĩ đại đời Đường, Trung Quốc.

[2] Lỗi Dương: ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Năm 770, Ðỗ Phủ đến huyện Lỗi Dương lên núi yết Nhạc miếu, bị nước lụt dâng ngót mười hôm không trở về được. Quan huyện Lỗi Dương nghe tin bèn thân hành đưa thuyền đến đón. Về đến huyện, Ðỗ Phủ uống rượu say rồi mất. Gia đình nghèo không đưa hài cốt về quê được phải táng ở Lỗi Dương. Bốn mươi ba năm sau (813), cháu là Ðỗ Tự Nghiệp mới dời di hài Đỗ Phủ về chôn gần mả tổ tại núi Thú Dương, tỉnh Hà Nam. Nguyễn Du đi qua vùng Hồ Nam, Hồ Bắc (Trung Quốc) vào mùa thu năm Quý Dậu (1813), tìm viếng mộ Đỗ Phủ ở Lỗi Dương, tức là một nghìn năm sau khi mả của Ðỗ Phủ đã dời về núi Thú Dương, cho nên dấu tích ngôi mộ ở Lỗi Dương đã mờ mịt, không còn ai biết nền cũ nằm ở chỗ nào.

[3] Nho quan đa ngộ thân: đây là một câu thơ trong bài Phụng tặng Vi Tả thừa trượng nhị thập nhị vận của Ðỗ Phủ.

[4] Nam nữ thân ngâm: trong bài Càn Nguyên trung ngụ Ðồng Cốc huyện tác ca, thất thủ chi nhị (Năm Càn Nguyên ở huyện Ðồng Cốc, làm bảy bài ca – bài 2) có đoạn tả cảnh mùa đông, Ðỗ Phủ đầu bạc tóc rối đi đào khoai rừng. Nhưng tuyết xuống nhiều quá, phải về không: Nam nữ thân ngâm tứ bích tĩnh (Con trai gái kêu than, bốn vách lặng ngắt). Nguyễn Du, trong tập Nam trung tạp ngâm, bài Ngẫu đề có một câu tương tự: Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc. Quách Tấn dịch là: Mười miệng đòi cơm ngoài cõi bắc (Tố Như thi, Quách Tấn trích dịch, An Tiêm tái bản, Paris, France, 1995, trang 140).

đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Thực hiện các yêu cầu sau: đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Câu 1. Xác định thể thơ của bản phiên âm và bản dịch thơ.

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 3. Phân tíchtác dụng của phép đối ở hai câu thực của bài thơ.

Câu 4. Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Câu 5. Qua văn bản, anh/chị hãy rút ra một bài học mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất và giải thích lí do.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống con người.

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc của bài thơ sau:

TIẾNG CHỔI TRE

– Tố Hữu –

(1)

 Những đêm hè

Khi ve ve

Đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác

Hàng me

Tiếng chổi tre

Đêm hè

Quét rác…

 

(2)

 Những đêm đông

Khi cơn dông

Vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác…

 

(3)

 Sáng mai ra

Gánh hàng hoa

Xuống chợ

Hoa Ngọc Hà

Trên đường rực nở

Hương bay xa

Thơm ngát

Đường ta

Nhớ nghe hoa

Người quét rác

Đêm qua.

Nhớ em nghe

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông gió rét

Tiếng chổi tre

Sớm tối

Đi về

Giữ sạch lề

Đẹp lối

Em nghe!

 

(Trích Thơ TốHữu, NXB Văn học, 2007)

Chú thích: đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

  • Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông theo sát những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam và thể hiện lẽ sống lớn, những tình cảm lớn của người công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ, … Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc.
  • Bài thơ Tiếng chổi tre ra đời vào tháng 6 năm 1960, in trong tập Gió lộng. Tập thơ gồm những bài thơ được Tố Hữu sáng tác từ năm 1945 tới năm 1961.

———-Hết———-

đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Đáp án đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Phần Câu

Nội dung

Điểm
I   ĐỌC HIỂU đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương 4,0
1 Thể thơ của bản phiên âm và bản dịch thơ:

– Bản phiên âm: Thất ngôn bát cú Đường luật;

– Bản dịch thơ: Song thất lục bát.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS trả lời được 01 ý: 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

0,5
2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: tác giả Nguyễn Du.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

0,5
3 Tác dụng của phép đối ở hai câu thực:

Văn chương quang diễm thành hà dụng,

Nam nữ thân ngâm bất khả văn.

(Văn chương sáng ngời xong dùng được việc gì,

Mà để bầy con rên khóc chẳng đành lòng nghe.)

– Tạo nhịp điệu, tạo sự cân xứng hài hòa cho lời thơ.

– Nhấn mạnh sự đối lập giữa một bên là tài năng và một bên là sự đói nghèo, túng quẫn, bên này là văn chương và bên kia là hiện thực cuộc đời chua chát,…

– Thể hiện sự đồng cảm, xót xa của tác giả trước số phận bi kịch của Đỗ Phủ.

Hướng dẫn chấm:

HS trả lời đúng từ 02 ý trở lên: 1,0 điểm

– HS trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1,0
4 Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ:

– Ở 6 câu đầu, Nguyễn Du bày tỏ tấm lòng xót thương, đồng cảm với bi kịch của Đỗ Phủ – người sống cách ông cả nghìn năm trước, đó là bi kịch của con người có tài năng nhưng cuộc đời chìm nổi long đong, nhiều đắng cay, nghiệt ngã. Từ việc thấu tỏ nỗi cô đơn của bậc thánh thi khi chứng kiến phần mộ hiu hắt, đến 2 câu cuối, Nguyễn Du thể hiện những suy ngẫm về cuộc đời của chính mình, thấy được mối đồng điệu với cuộc đời của  Đỗ Phủ, từ đó dâng lên nỗi buồn thương cho chính phận mình. Có lẽ tất cả rồi cũng sẽ trở về với hư vô như đám mây chiều Lỗi Dương mà thôi.

– Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ có sự vận động: từ thương người hướng về nỗi thương thân. Sự vận động này có thể tìm thấy trong nhiều bài thơ khác của Nguyễn Du. Đây chính là nét mới mẻ, sâu sắc trong ngòi bút nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời đủ 02 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

– HS trả lời đúng 01 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
5 Rút ra một bài học có ý nghĩa nhất và giải thích lí do.

Gợi ý:

– Cần biết trân trọng những người có tài năng, những người làm ra giá trị tinh thần cho xã hội, bởi nhờ có họ mà đời sống mới phong phú, tâm hồn con người mới được vun đắp,…

– Cần có sự đồng cảm, sẻ chia với những số phận bất hạnh, bi kịch, bởi chỉ có yêu thương mới giúp xoa dịu nỗi đau của con người, giúp con người vượt lên nghịch cảnh và có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn,…

– Bài học về mối quan hệ giữa văn chương và cuộc đời: văn chương phải gắn liền với cuộc đời; nếu chỉ ôm mộng văn chương mà quên đi những lo toan về cơm áo gạo tiền thì cũng chỉ có bất hạnh và khổ đau, khi đó văn chương cũng chỉ là vô nghĩa;…

– …

Hướng dẫn chấm:

– HS nêu bài học: 0,25 điểm

– HS lí giải thuyết phục, hợp lí: 0,75 điểm

– HS lí giải có cơ sở nhưng diễn đạt chưa mạch lạc: 0,5 điểm

– HS lí giải chưa thuyết phục: 0,25 điểm

1,0

 

 

II   VIẾT 6,0
1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống con người. 2,0
a. Xác định được yêu cầu của hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định được yêu cầu của hình thức, dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống con người. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Bản lĩnh giúp con người tự tin, dũng cảm, dám ước mơ, dám thử nghiệm, dám hành động, nắm bắt được cơ hội quý giá để phát triển bản thân;

+ Bản lĩnh giúp con người can đảm, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thách thức, vững vàng trước những áp lực hoặc thất bại, kiên trì theo đuổi mục tiêu, giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh, tỉnh táo;

+ Bản lĩnh cũng giúp con người dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, dám đối diện với những thiếu sót, hạn chế của bản thân để từ đó hoàn thiện chính mình và làm đẹp cho cuộc đời;

+ …

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý;

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5
đ. Diễn đạt đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc của bài thơTiếng chổi tre của Tố Hữu. 4,0
a. Xác định được yêu cầu kiểu bài: Nghị luận văn học. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc của bài thơ Tiếng chổi tre của Tố Hữu.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.

– Triển khai vấn đề:

+ Phân tích và đánh giá nội dung của bài thơ:

++ Hai khổ thơ đầu khắc họa khung cảnh làm việc của chị lao công, từ đó toát lên công việc cực nhọc, vất vả nhưng cũng làm ngời sáng tư thế khỏe khoắn, bền bỉ, sự cần mẫn, cống hiến âm thầm của người nữ lao công; qua đó thể hiện tấm lòng đồng cảm và sự yêu mến, trân trọng, ngợi ca của tác giả dành cho chị lao công nói riêng, dành cho những con người lao động bình dị đang lặng thầm đóng góp cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới nói chung.

++ Khổ thơ cuối miêu tả khung cảnh buổi sáng tươi đẹp sau những đêm làm việc miệt mài của những người lao công và thông điệp của tác giả.

+ Phân tích và đánh giá một số đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ (phù hợp với đặc trưng thơ trữ tình):

++ Chủ thể trữ tình: Xuất hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng “tôi”;

++ Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp độc đáo, gieo vần liên tiếp;

++ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị;

++ Xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ: hình tượng chị lao công và tiếng chổi tre; hình ảnh thơ gần gũi, đời thường mà giàu cảm xúc;

++ Các phép tu từ: điệp ngữ (“chị lao công”, “tiếng chổi tre”, “đêm hè”, “đêm đông”, “quét rác”, “nhớ nghe hoa”, “nhớ em nghe”, “em nghe”, …), nhân hóa, so sánh, …

++ Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý;

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
đ. Diễn đạt đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo: đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10,0

đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương kỳ 2 ; đọc hiểu mộ đỗ thiếu lăng ở lỗi dương

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *