Đề: thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

Đọc văn bản sau thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

Thuyền  đi

Huy Cận

Trăng lên trong lúc đang chiều,

Gió về trong lúc ngọn triều mới lên.

Thuyền đi, sông nước ưu phiền;

Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi.

 

Sang đêm thuyền đã xa vời;

Người ra cửa biển, nghe hơi lạnh buồn.

Canh khuya tạnh vắng bên cồn,

Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang.

 

Thuyền người đi một tuần trăng,

Sầu ta theo nước, tràng giang lững lờ.

Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ –

Trông nhau bữa ấy, bây giờ nhớ nhau.

( Lửa thiêng, NXB Đời nay, 1940)

thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra một số từ ngữ gợi đặc điểm về không gian trong bài thơ.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau: Thuyền đi, sông nước ưu phiền?

Câu 4. Nội dung chính của bài thơ ?

Câu 5: Anh/ chị rút ra ý nghĩa gì cho bản thân từ hình ảnh thuyền đi?

II. PHẦN VIẾT (6 điểm) thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Câu 2: (4 điểm) Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày cảm nhận của anh / chị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên.

thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

Đáp án: thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

ĐỌC HIỂU

 

1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ: Lục bát

Hướng dẫn chấm: thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.

2. Một số từ ngữ gợi đặc điểm về không gian trong bài thơ: Viễn khơi, xa vời, mênh mang

Hướng dẫn chấm: thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

Học sinh trả lời được 2/3 từ: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.

3.

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau: Thuyền đi, sông nước ưu phiền

– Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm

– Nhấn mạnh, khác sâu tâm trạng của thuyền và nước đó là sự buồn thương, vương vấn khi phải chia xa và đó cũng chính là tâm trạng của đôi bạn khi phải chia tay.

Hướng dẫn chấm: thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

–  Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 01 ýtác dụng về mặt nghệ thuật : 0,25 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý tác dụng về mặt nội dung: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm

4. Nội dung chính của bài thơ:

– Nội dung của bài thơ xoay quanh hình ảnh một chiếc thuyền đang đi trên biển.

– Thông qua việc miêu tả những sóng lớn, gió mạnh và bầu trời u ám, tác giả muốn truyền đạt ý nghĩa về sự khắc nghiệt và không chắc chắn trong cuộc sống.

– Bài thơ cũng thể hiện sự suy tư về ý nghĩa của cuộc sống và ý thức về sự tạm bợ trong cuộc sống. Tác giả nhấn mạnh rằng, dù cuộc sống có khó khăn và không chắc chắn, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục đi và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Tuy nhiên, để phân tích chi tiết hơn về nghệ thuật của bài thơ “Thuyền Đi” của Huy Cận, cần phải xem xét các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh và cấu trúc thơ.

Hướng dẫn chấm: thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

–  Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 ý bất kì: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau: Thuyền đi, sông nước ưu phiền

– Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm

– Nhấn mạnh, khác sâu tâm trạng của thuyền và nước đó là sự buồn thương, vương vấn khi phải chia xa và đó cũng chính là tâm trạng của đôi bạn khi phải chia tay.

5. Từ hình ảnh thuyền đi rút ra ý nghĩa cho bản thân:

Con thuyền trong bài thơ đã gợi ra một tâm sự buồn của cảnh chia xa, sự tạm bợ trong cuộc sống. Nên từ hình ảnh con thuyền ấy chúng ta cần phải sống sao cho từng phút giây đều có ý nghĩa, đồng thời phải xác định cho mình một tương lai vũng chắc…

Hướng dẫn chấm: thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

–  Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

Học sinh trả lời được nhưng diễn đạt chung chung: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm

Lưu ý: học sinh có thể linh hoạt trong cách trả lời tuy nhiên khi  rút ra ý nghĩa cho bản thân phải phù hợp với đạo đức và pháp luật.

PHẦN VIẾT thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn

Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày doạn văn theo các cách khác nhau như song hành, móc xích, diễn dịch, quy nạp…

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận

-Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận sau đây là một số gợi ý:

+ Hiểu mình là biết rõ những ưu điểm, nhược điểm của mình, hiểu rõ những điều gì là mình thực sự yêu thích và mong muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng trong cuôc sống.

+ Hiểu người là phát  hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hi vọng, cách nhìn thế giới, các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người khác.

+Với bản thân: Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng lại mọi điều ta mong muốn. Nếu không hiểu mình và hiểu người thì mội suy nghĩ của ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt, mọi vấn đề gặp phải đều khó giải quyết thấu đáo. Hiểu mình để có cái nhìn cảm thông người khác và hiểu được tất cả những điều người khác nghĩ.

+Với xã hội: giúp xã hội trở nên tốt đẹp, văn minh.

+Phê phán những người sống ích kỉ, hời hợt, vô tâm không hiểu mình mà cũng không hiểu người, sống lạnh nhạt với mọi vấn đề của cuộc sống.

+ Nhìn nhận lại bản thân một cách nghiêm túc đề thấy ưu, khuyết điểm của mình, hiểu rõ ước mơ khát vọng của bản thân. + Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người mình gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống, trong công việc, lắng nghe những điều họ nói, quan sát những điều họ làm,…

Lưu ý: Học sinh có dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

-Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lý lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu…

đ. Diễn đạt, chính tả, dùng từ chính xác 

e. Sáng tạo

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nêu đầy đủ các ý, lập luận chặt chẽ, minh chứng tiêu biểu, thuyết phục: 2,0 điểm

– Học sinh nêu đầy đủ các ý, có lập luận nhưng minh chứng chưa tiêu biểu, thuyết phục thuyết phục:1,25 – 1,75 điểm

– Học sinh nêu đầy đủ các ý, lập luận chưa chặt chẽ, không có minh chứng: 0,75 điểm – 1,0 điểm.

– Học sinh nêu chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5 điểm.

Học sinh làm sai/ lạc đề: không cho điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2.  Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày cảm nhận của anh/ chị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên.

a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đềnghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

c. Đề xuất được hệ thống các ý để làm rõ vấn đề của bài viết

HS có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng bảo đảm các yêu cầu sau:

*Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

*Thân bài:

-Nội dung của bài thơ xoay quanh hình ảnh một chiếc thuyền đang đi trên biển. Tác giả sử dụng hình ảnh này để tượng trưng cho cuộc sống con người, với những khó khăn, gian truân và những lúc mất mát. Thông qua việc miêu tả những sóng lớn, gió mạnh và bầu trời u ám, tác giả muốn truyền đạt ý nghĩa về sự khắc nghiệt và không chắc chắn trong cuộc sống, từ đó thể hiện nỗi buồn miên man, day dứt của nhân vật trữ tình. Tác giả đã mượn hình ảnh của con thuyền đang đi trong vô định để diễn tả điều đó.

-Thuyền đi là hình ảnh của con thuyền đang rẽ nước xa khơi, buồm no căng gió không thể quay đầu.

-Hình ảnh con thuyền sẽ gắn liền với những hình ảnh trăng lên, sông nước… càng làm nổi bật hình ảnh con thuyền lẻ loi trên sông nước mênh mông. Điều này được chúng minh bằng sự vận động của con thuyền trong không gian và thời gian.

->Bài thơ cũng thể hiện sự suy tư về ý nghĩa của cuộc sống và ý thức về sự tạm bợ trong cuộc đời. Tác giả nhấn mạnh rằng, dù cuộc sống có khó khăn và không chắc chắn, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục đi và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống.

– Nghệ thuật:

+Về cấu tứ, bài thơ “Thuyền đi” được chia thành 3 khổ với các câu thơ ngang nhau, mỗi câu thơ gồm 8 chữ. Điều này tạo ra sự cân đối và nhịp nhàng cho bài thơ, làm cho nó dễ đọc và dễ nghe. Cấu tứ trong bài thơ mang lại sự ổn định và sự thuận lợi cho việc diễn đạt ý nghĩa của tác giả.

+ Sử dụng thể thơ lục bát nhằm tạo nhịp điệu cho đoạn thơ, làm cho bài thơ dễ đọc, dễ nghe.
+ Vẻ đẹp hình ảnh được miêu tả trăng lên trong lúc đang chiều, gió về trong lúc ngọn triều mới lên là những hình ảnh tươi đẹp và thú vị chuyển tải được tâm sự, tư tưởng, tình cảm của tác giả. Như vậy bài thơ “Thuyền đi” của tác giả Huy Cận có cấu tứ rõ ràng và sử dụng những hình ảnh tươi đẹp để tạo nên một không gian thơ mộng. Cấu tứ trong bài thơ mang lại sự cân đối và nhịp nhàng, trong khi hình ảnh tạo nên một bầu không khí u buồn và cô đơn.

* Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất 2 luận diểm để làm rõ quan điểm cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thứ biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận.

đ. Chính tả, ngữ pháp:  thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản

e. Sáng tạo:  thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiêng

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,75 điểm -4,0điểm.

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 3,0 điểm 3,5 điểm

 – Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ chưa chặt chẽ, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 2,25 điểm 3,0 điểm

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 1,25 điểm 2,0 điểm

– Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,5 điểm– 1,0 điểm

– Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm 

 

thuyền đi huy cận ; đọc hiểu thuyền đi ; đọc hiểu thuyền đi trích lửa thiê

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *