Đề: trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)  trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Đọc văn bản: trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

(Lược phần đầu: Hắn – là một người nghiện rượu. Hắn nghèo không có tiền, hắn đã ăn chịu quá nhiều, giờ chẳng ai cho ăn chịu nữa. Tức mình, hắn đi về nhà thì thấy con chó nhà mình đang nằm ngủ ở bờ rào, hắn viện mọi lý do hợp lý để mổ nó. Hắn gọi lũ bạn nhậu đến và ăn nhậu trên nhà, mặc vợ con chờ dưới xó bếp).

Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.

Thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột. Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà lại ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài mãi. Nghĩ mà bực quá! Cái thể không chết được, chứ giá chết được thì thị chỉ thắt cổ đi cho rồi….Thị dỗ con:

– Cố mà nhịn lúc nữa, các con ạ. Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.

Rồi muốn cho chúng quên đi, thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy. Úi chà! Nhiều chấy quá! Chỉ việc rẽ một đám tóc ra là đủ thấy bốn, năm con bò lổm ngổm. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ thi nhau bắt. Chúng cho cu Con mấy con chấy kềnh làm trâu. Mới đầu cái trò chơi ấy cũng hay hay. Nhưng chỉ một lúc là chúng chán. Thằng cu Con ra hiệu đình công trước. Nó lăn vào lòng mẹ, oằn oại vừa hụ hị kêu:

– Đói!…Bu ơi! Đói…

Tức khắc những đứa kia cũng nhớ ra rằng chúng đói. Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa. Chúng thở dài. Chúng nuốt bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào đứa nấy cũng gần dính lưng.

Mắt thị rơm rớm nước. Cũng may, tiếng người bố trên nhà gọi:

– Cái Gái đâu! Dẹp mâm đi, này!

Bốn đứa trẻ cùng nhỏm dậy: mặt chúng đột nhiên tươi tỉnh lại. Gái “vâng” một tiếng thật to và chạy lên. Cu Nhớn, cu Nhỡ ngồi chồm chỗm đợi…Một lát sau, Gái bê mâm xuống. Các em nó đứng cả lên, chực đu lấy cái mâm. Nó càng nâng cao hơn, mồm thét: Khoan! Khoan! Kẻo vỡ

Cu Nhớn thét:

– Thì bỏ xuống!

Cái Gái vênh mặt lên, trêu nó:

– Không bỏ. Không cho chúng mày ăn.

Cu Nhỡ sốt ruột, khoặm mặt lại, vằng nhau với chị:

– Làm trò mãi! Có bỏ xuống đây không nào?

Gái hạ nhanh mâm xuống đất bảo:

– Này, ăn đi.

Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ.Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái, cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo.

(Trích Trẻ con không được ăn thịt chó, Nam Cao, Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 32, NXB Khoa học xã hội, tr.120, 121 )

Chú thích:  trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

– Tác giả: 

+ Nam Cao (1915-1951), quê tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước Cách mạng tháng 8, ông sáng tác chủ yếu hai đề tài: về người nông dân nghèo, và về người trí thức nghèo. Sau Cách mạng tháng 8, ông tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, sắc lạnh, vừa chan chứa yêu thương.

– Tác phẩm: Trẻ con không được ăn thịt chó, viết năm 1942, in trong Tổng tập văn học Việt Nam- tập 32.

trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên?

Câu 2. Chi tiết Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ? khi nó phát hiện điều gì?

Câu 3. Đoạn trích trên viết về đề tài nào?

Câu 4. Nêu nội dung khái quát của văn bản?

Câu 5. Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người trước miếng ăn trong cuộc sống?

Phần II. LÀM VĂN (6,0 điểm) trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Câu 1: (2,0 điểm) trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của lòng tự trọng.

Câu 2: (4,0 điểm) trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Viết bài văn nghị luận đánh giá chủ đề truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó (ở phần Đọc hiểu) của Nam Cao.

trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Đáp án trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Phần Câu Nội dung Điểm  
I   ĐỌC HIỂU trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó 4,0  
  1 Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,75 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,75  
2 Chi tiết Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ Vì: trong mâm không còn gì để ăn.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,75 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,75  
3 Đoạn trích trên viết về đề tài: Người nông dân nghèo trước Cách mạng Tháng 8/ 1945.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,75 điểm

–   Họcsinhtrảlờiđúng02ýtrongđápán:0,25điểm

Họcsinhtrảlờikhôngđúngnhưđápán:0,0điểm.

0,75  
4 nội dung khái quát của văn bản: Kể về việc người bố giết chó mời bạn bè đến ăn nhậu hết sạch, trong khi vợ con không được ăn chỉ đứng nhìn và khóc.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm

– HS trả lời đúng 1 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,75  
5 Đoạn trích trên gợi suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người trước miếng ăn trong cuộc sống:

– Suy nghĩ: Mỗi người cần nhận thức đúng về giá trị của miếng ăn, trân trọng miếng ăn, vì đó là thành quả lao động, là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

– Ứng xử: chúng ta cần tế nhị, lịch sự trước miếng ăn, không để miếng ăn ảnh hưởng xấu đên nhân cách của con người…

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời 02 ý như đáp án: 1,0 điểm.

Học sinh trả lời 01 ý như đáp án: 0,5 điểm.

Học sinh trả lời được 1 ý, hoặc có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0.25-0.5 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm

 

1,0

 

II   VIẾT trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó 6,0
  1

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của lòng tự trọng.

2,0
a. Xác định được yêu cần về hình thức, dung lượng của đoạn văn. Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của lòng tự trọng.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

*Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

– Tự trọng: là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình.

– Lòng tự trọng khiến cho bản thân người đó tốt đẹp hơn.

Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.

– Tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ….

* Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
    d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: sự cần thiết của lòng tự trọng.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ  xác đáng, bằng chứng tiêu biểu phù hợp, kết hơp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
d. Diễn đạt trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Đảm bảo chuẩn chính tả, đúng từ, ngữ pháp tiếng việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đềnghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận đánh giá chủ đề truyện ngắnTrẻ con không được ăn thịt chó (ở phần Đọc hiểu) của Nam Cao  
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài  
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Viết bài văn nghị luận đánh giá chủ đề truyện ngắnTrẻ con không được ăn thịt chó  của Nam Cao 0.5
c. Triển khai vấn đề:

* Phân tích:

Chủ đề: Tác phẩm khắc hoạ cuộc sống khốn khổ của người dân Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Đồng thời gợi suy nghĩ về vấn đề nhân cách con người trong những cảnh ngộ khốn cùng.

-Chủ đề hiện lên qua hình ảnh các nhân vật:

++Người chồng, người cha (hắn)

+ Hắn ngồi ăn nhậu cùng bạn bè mặc cho người vợ và những đứa con còm cõi nheo nhóc dưới bếp, không mảy may thương xót, động lòng.

+ Hắn ăn hết sạch mâm, chỉ còn “bát không” khi đứa con bê mâm xuống bếp

→ Tham ăn, thờ ơ, vô tâm, dần trở nên tha hoá trước miếng ăn.

 ++Nhân vật “người vợ”

+ Ngoại hình: còm cõi, gầy ốm.

+ Tính cách: Thương con hết mực

.Trong lúc chờ đợi ăn cơm, “thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột”.

.Khi người cha và những ông khách ăn xong, chỉ còn mâm bát không, “người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rức khóc.”

++Những đứa trẻ:

+Hoàn cảnh, vẻ bề ngoài: Gầy ốm, ngồi ở xó bếp, nhăn nhó

+ Hành động: Khóc oà lên, cào xé mẹ khi nhìn thấy chỉ còn bát không

→ Chúng hiện lên đáng thương, ám ảnh của cái đói, và sự vô tâm của người lớn.

* Đánh giá:

– Chủ đề thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc: phơi bày xã hội thực dân phong kiến, đẩy con người đến bước đường cùng đói khát, khiến con người tham lam, ích kỉ, thờ ơ, tối mắt trước miếng ăn.

-Chủ đề thể hiện cái nhìn nhân đạo của nhà văn:

+Cảm thương cho những thân phận đáng thương vì cái đói.

+Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào hoàn cảnh tối tăm.

+Cảnh tỉnh về nhân cách của con người bị tha hoá trước miếng ăn.

-Thông điệp của tác giả: Hãy suy nghĩ và ứng xử đúng đắn trước miếng ăn.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau

– Triển khai được ít nhất hai luân điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
    d. Diễn đạt trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Đảm bảo chuẩn chính tả, đúng từ, ngữ pháp tiếng việt. liên kềt văn bản.

0,25
e. sáng tạo: trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

10,0

trẻ con không được ăn thịt chó ; đọc hiểu trẻ con không được ăn thịt chó

 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *