Đề: sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

“Sứ giả” đưa cây bèo, cây cói Việt Nam ra thế giới

Đến thăm xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến sự sáng tạo của những người nghệ nhân, những người phụ nữ làng nghề nơi đây. Từ những vật liệu dân dã, mộc mạc của làng quê như cói, bèo tây (lục bình), mây, tre… qua bàn tay của các bà, các chị đã trở thành những món đồ dùng có tính ứng dụng cao,  những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được người tiêu dùng yêu thích. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, những mặt hàng mỹ nghệ từ cây bèo, cây cói của vùng bãi ngang ven biển do người dân Kim Sơn làm ra đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản… vì có tính thẩm mỹ và độ bề cao và thân thiện với môi trường. Nghề đan lát thủ công mỹ nghệ bèo tây đã gải quyết nhu cầu việc làm cho người dân, không chỉ tăng thêm thu nhập, giúp bà con Kim Sơn giảm nghèo bền vững mà đời sống ngày càng khấm khá hơn. Dù nghề truyền thống đang thu hút chủ yếu là lao động nữ cao tuổi tại đại phương, nhưng những người nghệ nhân như bà Vũ Thị Mỹ vẫn luôn lạc quan, bởi bà tin tưởng vào sức sống của nghề quê hương. Bà tâm sự: “thế hệ trẻ, trong đó có con cháu chúng tôi ngày nay thích đi làm việc ở công ti hơn. Nhưng tôi tin rằng, khi đã bay nhảy thỏa sức, ở tuổi về hưu, thì các con, các cháu lại tiếp tục nối nghiệp chúng tôi, quay về làm nghề truyền thống. Chúng cũng như chúng tôi, nghề đã ngấm vào máu từ tấm bé thì sẽ không sợ bị mất nghề.”

Từ lũy tre làng, những món đồ thủ công mỹ nghệ này đã mở ra hướng đi mới cho làng nghề, giúp giữ nghề đan truyền thống của Kim Sơn, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động, đặc biệt là phụ nữ trung tuổi, cao tuổi tại địa phương. Họ chính là những “sứ giả” đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới.

(Trích từ trang web Cơ quan trung ương của Hội Phụ nữ Việt Nam, ngày 17/5/2023, https://phunuvietnam.vn/su-gia-dua-cay-beo-cay-coi-viet-nam-ra-the gioi20230517115102771.htm)

sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới
Đồ mãy nghệ từ cây cói, bèo

Câu 1: Xác định chủ đề của văn bản trên?

Câu 2: Theo tác giả, ai là “sử giả” đưa hồn quê Việt Nam vươn ra thế giới?

Câu 3: Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn bản?
Câu 4: Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong văn bản?

Câu 5: Em có đồng ý với quan điểm của tác giả khi cho rằng Họ chính là những”sứ giả” đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới” không ? Vì sao ?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm) sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

Câu 1. (2.0 điểm) sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ vai trò của việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.

Câu 2. (4.0 điểm) sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

(Lược truyện: Thanh cùng những người bạn trò chuyện về những cơn giận và hậu quả của nó. Thanh cũng kể câu chuyện làm cho anh ân hận mãi. Vì sự bực tức không rõ nguyên nhân từ trước, cộng thêm việc mặc cả không thành và những lời nói khó chịu của người phu xe, cơn giận của Thanh lên đến đỉnh điểm. Trên đường đi, gặp cảnh sát, vì muốn trả thù, Thanh đã nói những điều bất lợi cho người phu xe, khiến anh ta phải chịu nộp phạt và bị thu xe. Sau hôm đó, cơn giận của anh cũng đã hết nhưng trong lòng lại dâng lên nỗi day dứt, kéo dài đến mấy ngày sau. Chính vì thế Thanh đã đi tìm đến nhà của người kéo xe đó.)

Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Các anh thử tưởng tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà.[…]

Người phu xe Dư ở trong ấy. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà sẽ hỏi:

– Bẩm thầy muốn gì?

Khi mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà.

– Bác Dư có nhà không?

– Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.

Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:

– Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.

Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:

– Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?

Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói.

– Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không được nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.

Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:

– Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.

– Thế bây giờ bác ta đâu?

Bà cụ trả lời:

– Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ; nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chớ không cũng chẳng việc gì.

Tôi yên lặng.

Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:

– Tội nghiệp cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không.

Tôi đứng lại gần xem.

– Cháu nó sài ² đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.

Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc.

Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực. […]

– Cái kỉ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến tận bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách rất dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, tôi lại thấy đau đớn trong lòng như có một vết thương chưa khỏi.

     (Trích Một cơn giận, Thạch Lam ¹, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2020, tr.59 – 62)

Chú thích:

 (1) Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Lân – thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Tác phẩm của ông thể hiện niềm cảm thương kín đáo mà sâu sắc đối với cuộc sống của những người dân nghèo nơi phố huyện ở ngoại ô Hà Nội hay của những trí thức bình dân.

(2) sài: tên gọi chung các bệnh nội khoa lâu khỏi ở trẻ em.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích trên.

sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới
Thạch Lam

Đáp án sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

Phần Câu

Nội dung

Điểm
I   ĐỌC HIỂU sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới 4,0
  1 Văn bản nói đến một làng nghề truyền thống.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,75 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0.5
2 Theo tác giả, phụ nữ trung tuổi, cao tuổi tại Kim Sơn là “sử giả” đưa hồn quê Việt Nam vươn ra thế giới.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời được 4 ý trong đáp án : 0,75 điểm

– HS trả lời được 2-3 ý trong đáp án: 0,5 điểm

– HS trả lời được 1 ý trong đáp án: 0,25

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0.5
3 – Làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho văn bản.

– Góp phần thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.

Hướng dẫn chấm:

Hs trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm

– HS trả lời đúng 1 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– Hs không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1.0
4 -Thái độ, tình cảm: Đồng tình, trân trọng, tự hào, tin tưởng  trước những sáng tạo của những người nghệ nhân, phụ nữ ở Kim Sơn

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm

– HS trả lời đúng 1 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1.0
5 -HS trình bày quan điểm: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần.

– Lí giải:

+ Theo hướng đồng tình: Chính họ là người khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, từ những vật dụng của quê hương. Sản phẩm của họ được người tiêu dùng nhiều nước biết đến và sử dụng.

+ Theo hướng không đồng tình: “sứ giả” phải là những người nổi tiếng, làm những công việc lớn lao, sản phẩm mang giá trị kinh tế cao…

Hướng dẫn chấm:

– HS nêu quan điểm: 0,25 điểm

– HS lí giải thuyết phục, hợp lí: 0,75 điểm

– HS lí giải có cơ sở diễn đạt chưa mạch lạc: 0,5 điểm

– HS lí giải chưa thuyết phục: 0,25 điểm

1.0

 

 

II   VIẾT sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới  
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ vai trò của việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. 2,0
a.Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn.

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò to lớn trong việc lưu giữ văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam; góp phần đa dạng hóa các hình thức kinh tế, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển…

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: vai trò của việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo  sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm,đoạn trích

– Nhà văn Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Tác phẩm của ông thường đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, thể hiện niềm cảm thương kín đáo mà sâu sắc đối với cuộc sống của những người dân nghèo thành thị và vẻ đẹp của cuộc sống. Văn ông là sự kết hợp hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực vừa lãng mạn, tự sự và trữ tình

– Truyện ngắn “Một cơn giận” của Thạch Lam là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Nhờ những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, tác phẩm không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống của người những người dân lao động nghèo khổ, mà còn thể hiện có chiều sâu những day dứt, trăn trở, suy tư của tác giả trước những ranh giới trong lối ứng xử của con người

– Trích đoạn trên nằm ở phần cuối của tác phẩm, tái hiện rõ nét diễn biến tâm lý của nhân vật “tôi” khi anh tìm đến nơi ở của người phu xe khốn khổ. Đó là cảm giác ân hận, dằn vặt, đau xót đến tận cùng khi chứng kiến hậu quả mà mình đã gây ra trong một cơn giận vô cớ.

 * Phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích

– Mô tả, đánh giá cách tác giả xây dựng truyện kể: Cốt truyện đơn giản, xoay quanh việc nhân vật Thanh tìm đến nhà của người phu xe Dư và nhận ra hậu quả nghiêm trọng của cơn giận vô cớ vài ngày trước -> dụng ý nghệ thuật của nhà văn, chỉ tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật.

–  Đặc điểm của người kể truyện:

+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất, vừa kể lại câu chuyện, vừa trực tiếp tham gia vào các sự kiện thông qua mối quan hệ với các nhân vật khác -> thúc đẩy cốt truyện phát triển, khắc họa diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật tôi; đồng thời thay tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về hậu quả của việc mất kiểm soát bản thân khi giận dữ, tạo nên những bài học sâu sắc.

+ Điểm nhìn: Sử dụng điểm nhìn linh hoạt, có sự kết hợp của nhiều loại điểm nhìn: bên ngoài, bên trong, không gian, thời gian…, phù hợp với nội dung trần thuật, cuối truyện chủ yếu sử dụng điểm nhìn bên trong bộc lộ nội tâm nhân vật

-> tăng tính khách quan, lôi cuốn cho câu chuyện; góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của toàn tác phẩm: lên án, phê phán các hành động gây tổn thương tới người khác, quan tâm đến những số phận nghèo khổ, cơ cực.

– Vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời kể trong việc xây dựng nhân vật: Tái hiện tâm trạng xấu hổ và nỗi ân hận, day dứt của nhân vật Thanh sau hành động đối với người phu xe.

– Giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa chiêm nghiệm, thấm thía, vừa trăn trở, suy tư.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng

Lưu ý:Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
e. Diễn đạt sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
    f. Sáng tạo sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới 10,0

sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới ; đọc hiểu sứ giả đưa cây bèo cây cói việt nam ra thế giới

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *