Đề: nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

            Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.

Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.

Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường”. Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.

 (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017)

nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

Thực hiện yêu cầu:  nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản trên.

Câu 2. Để làm rõ luận đề, tác giả  đã đưa ra những luận điểm nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn sau: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”.

Câu 4. Phân tích mối quan hệ giữa lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên.

Câu 5.  Anh chị có đồng tình với quan điểm “Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ” của tác giả bài viết hay không? Lý giải?

II. PHẦN PHẦN VIẾT (6,0điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về việc làm thế nào để có được tính kiên trì.

Câu 2: (4,0 điểm): Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp bài thơ Sân ga chiều em đi của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Sân ga chiều em đi

Xuân Quỳnh

Sân ga chiều em đi
Mênh mang màu nắng nhạt
Bụi bay đầy ba lô
Bụi cay xè con mắt.

Sân ga chiều em đi
Gạch dưới chân im lặng
Bóng anh in thành tàu
Tóc anh xoà ngang trán.

Sân ga chiều em đi
Bàn tay da diết nắm
Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc.

Anh thương nơi em qua
Những phố phường nhộn nhịp
Bỡ ngỡ trong ánh đèn
Còn lạ người lạ tiếng

Anh thương nơi em qua
Những sương chiều mưa tối
Dặm đường xa nắng dãi
Chuyến phà con nước dâng.

Em xao xuyến trong lòng
Nhớ về nơi ta ở
Mùa thu vàng đường phố
Lá bay đầy lối qua.

Ngọn đèn và trang thơ
Tiếng thở đều con nhỏ
Màu hoa trên cửa sổ
Quán nước chè mùa đông.

Con tàu và dòng sông
Ra đi rồi trở lại
Hà Nội ơi Hà Nội
Sân ga chiều em đi.

 

(Xuân Quỳnh Thơ và đời, NXB Văn học, 2020, tr. 98)

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,… Thơ của bà giàu sự tinh tế và lẩn khuất phía sau đó còn là những tư tưởng, triết lý và tất cả đều được lấy từ chất liệu cuộc sống đời thường. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà. Bài thơ “Sân ga chiều em đi” được Xuân Quỳnh viết vào năm 1976.

nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

Đáp án: nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

Phần Câu

Nội dung

Điểm
I   ĐỌC HIỂU nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra 4,0
  1 Luận đề của văn bản: Sự bền bỉ

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
2 – Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.

– Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời.

– Cần phải kiên trì bền bỉ từng ngày.

Hướng dẫn chấm: nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

– HS trả lời được 3 ý trong đáp án : 0,5 điểm

– HS trả lời được 1-2 ý trong đáp án: 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
3 Biện pháp tu từ điệp từ “Bền bỉ”

Ta dụng:

– Tạo nhịp điệu làm cho câu văn trở nên sinh động, hâp dẫn

– Nhân mạnh ý nghĩa, giá trị của sự bền bỉ

Hướng dẫn chấm: nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

– Hs trả lời biện pháp tu từ Điệp từ: 0,25 điểm

– HS chỉ ra điệp từ “Bền bỉ”: 0,25 điểm

– HS nêu 02 tác dụng ủa biện pháp: 0,5 điểm

– HS nêu được 1 tác dụng của biện pháp tu từ: 0,25 điểm

– Hs không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0
4 – Mối quan hệ giữa lý lẽ và bằng chứng: Lí lẽ và bằng chứng kết hợp chặt chẽ; các bằng chứng được đưa ra rất xác đáng, có tính thuyết phục cao, khiến cho lí lẽ có sức  thuyết phục.

– Lý lẽ “điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ”tác giả đã đưa ra bằng chứng là nghiên cứu của nhà tâm lý học Angela Lee Duckworth. Việc đưa ra bằng chứng là nghiên cứu trong nhiều năm của một nhà tâm lý học nổi tiếng đã khiến lý lẽ có tính thuyết phục cao.

Lý lẽ: Sự bền bỉ trong phòng tạo ra những điều vĩ đại tác giả đưa ra dẫn chứng: Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Việc đưa ra bằng chứng là các nhà nghiên cứu nổi tiếng đã bền bỉ nghiên cứu, sáng tạo để có được những cống hiến vĩ đại, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại đã khiến cho lý lẽ chặt chẽ và có sự thuyết phục cao.

Hướng dẫn chấm: nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

– HS trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

– HS trả lời ý thứ nhât trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– Học sinh chỉ ra và phân tích được mối quan hệ của 02 lý lẽ và dẫn chứng như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– Học sinh chỉ ra và phân tích được mối quan hệ của 01 lý lẽ và dẫn chứng, HS trả lời một đáp chung chung: 0,25 điểm

– HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
5 Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý và đưa ra lý giải phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật nhà nước.

Hướng dẫn chấm: nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

– HS nêu quan điểm: 0,25 điểm

– HS lí giải thuyết phục, hợp lí: 0,75 điểm

– HS lí giải có cơ sở diễn đạt chưa mạch lạc: 0,5 điểm

– HS lí giải chưa thuyết phục: 0,25 điểm

1,0
II.    VIẾT nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra 6.0 điểm
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh / chị về việc làm thế nào để có được tính kiên trì. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cáchdiễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cách để có được tính kiên trì 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý làm rõ vấn đề cần nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

+ Xác định mục tiêu rõ ràng để kiên trì theo đuổi

+ Xây dựng kế hoạch rõ ràng

+ Nuôi dưỡng quyết tâm, nghị lực, bản lĩnh

+ Hình thành thói quen tích cực để thực hiện mục tiêu

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lý lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và bằng chứng

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
đ. Diễn đạt nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích vẻ đẹp bài thơ Sân ga chiều em đi của nhà thơ Xuân Quỳnh.  
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

– Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sân ga chiều em đi – Xuân Quỳnh 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

* Giới thiệu vấn đề nghị luận

* Nội dung của bài thơ:

– Bài thơ ghi lại cảm xúc của nhân vật trữ tình trong một buổi chiều chia tay ở sân ga.

+ Không gian: sân ga thoáng đãng, nhiều bụi bặm, cảnh vật cũng như hiểu được tâm trạng của con người.

+ Thời gian: buổi chiều

+ Tình cảm, tâm trạng của người đi, kẻ ở:

·        Tình cảm, cảm xúc người ra đi (em): Bịn rịn, lưu luyến, nhớ mong, lo lắng… Qua đó thể hiện sự yêu thương dịu dàng , trìu mến, trách nhiệm của em đối với anh

·         Tình cảm cảm xúc của người đưa tiễn (anh): Lo lắng, yêu thương, bịn rịn, bồi hồi. Qua đo thể hiện sự yêu thương của anh dành cho em

Như vậy:  Bài thơ “Sân ga chiều em đi”, đã vẽ lên bối cảnh của cuộc chia tay trên sân ga và cũng như khắc họa được tâm trạng của cả người ra đi lẫn người ở lại. Đo là cảm xúc bồi hồi, luyến lưu, tạo nên một bầu không khí ngập tràn nỗi nhớ, dù buồn  nhưng vẫn ấm áp nghĩa tình. Qua bài thơ, giúp người đọc trân trọng khoảnh khắc hạnh phúc, sự yêu thương trong cuộc đời

*Nghệ thuật

– Thể thơ: 5 chữ

– Cấu tứ: Từ cuộc chia tay tại sân ga của người đi và kẻ ở với những âu lo, yêu thương bịn rịn, nhà thơ đã tạo nên bài thơ nhẹ nhàng sâu lắng.

– Hình ảnh: Hình ảnh mang nghĩa, mang tâm trạng như: gạch dưới chân im lặng, bàn tay nắm bàn tay, sân ga…

– Ngôn ngữ thơ: Giản dị, ngọt ngào, chân thành thể hiện cảm xúc tự nhiên, nồng nàn của con người trong cuộc chia tay.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
đ. Diễn đạt nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
    e. Sáng tạo: nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Hướng dẫn chấm: nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

– Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,5 – 4,0điểm.

Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 3,0 – 3,5 điểm

 – Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 2,25- 3,0 điểm

Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 1,25- 2,0 điểm

– Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,5- 1,0 điểm

-Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm 

 
Tổng điểm nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra 10,0

nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra ; đọc hiểu nhà tâm lí học angela lee duckworth đã bỏ ra

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *