Đề: nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

I. ĐỌC- HIỂU (4.0 điểm). nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Đọc văn bản sau nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Nỗi buồn rất lạ

 Nguyễn Ngọc Tư

(Lược đoạn mở đầu: Ông Tư Đờ, giám đốc công ty xuất nhập khẩu bị bắt. Nhân vật tôi đã từng mấy lần đến công ty phỏng vấn Tư Đờ, đã từng uống rượu cùng nhau như những người bạn thân tình. Ông Tư Đờ thân mật hỏi thăm ba của “tôi”. Khi nghe tin Tư Đờ bị bắt người ba của nhân vật tôi lặn lội lên chỗ con trai hỏi thăm tin tức).   

 Ba tôi ở lại với tôi một ngày. Buổi tối, tôi rủ ba tôi nhậu. Hai ba con thôi. Ở đây hay về quê cũng vậy, hai ba con tôi thường ngồi lại vơi nhau. Để coi, lần tôi về quê cũng lâu lắm rồi, đợt đó xóm kéo điện về. Cái xóm nhỏ oai hùng, cái xóm nhỏ nghèo quê tôi hai mươi sáu năm giải phóng người ta mới thấy được ánh điện đầu tiên trong đời. Người già Xóm Xẻo uống trà quạu thức sáng đêm nhìn bóng đèn cho đã con mắt. Con trai con gái xóm rủ nhau chèo thuyền ra ngoài đầm nhìn vô xóm sáng choang, coi giống ngoài thị xã không, rồi chèo trở lại, thương nhau lâu lắm mà bây giờ mới dám nói. Cái ánh sáng làm cho người ta tự tin lên. Còn tụi con nít bị đánh quắn đít mà dỗ hoài vẫn không ngủ được, tụi nó tưởng đâu vẫn còn ban ngày. Ba tôi ngồi nhâm nhi với tôi, mồi là niềm vui khôn tả, nên uống hoài không thấy say.

 Tối nay lại khác, trông ông buồn rũ. Nói qua nói lại một hồi quay về ngay ông Tư Đờ.

– Tao nhớ coi, hồi Tết năm nào nè, Tư Đờ về nhà mình.

– Vậy sao ba?

  – Ừ, nó nói cha sống như vy mà khỏe hơn tui. Chưa bao giờ tui sống được một ngày yên bình. Giặc bây giờ nằm tứ phía. Tụi nó giết mình ngọt ngào mà mình không hay. Bây giờ tụi nó bắn tôi bng đạn đường không hà. Ngấm đạn rồi mới hay. Đau lắm. Cực lắm.

  – Ổng nói vậy cho mát lòng ba chứ cực ni gì. Ổng đi nước ngoài như cơm ba. Ở nhà máy lạnh, ra đường đi xe máy lạnh, tới công ty chui vô phòng máy lạnh, đi nhậu cũng nhà hàng máy lạnh. Ai như ba, đầu tắt mặt tối, mưa nắng du dãi, nghèo vẫn hoàn nghèo. Thôi bỏ chuyện đó, vô cái này đi ba.

 Ông lặng lẽ uống, không nhăn mặt khè khè như mọi khi ngậm rồi nhọc nhằn nuốt. Bữa rượu buồn quá. Buồn vì cái ông Tư Đờ của thời xa xôi nào đó tự nhiên hồn vía bay về. Chợt ba tôi trầm ngâm:

 – Coi chừng sống trong cuộc sống toàn máy lạnh làm cho máu người ta lạnh đi. Còn mày, mày lạnh được bao nhiêu phần rồi? Nói chuyện tao nghe không được…

 Tôi không biết mình nói chuyện gì mà ba tôi buồn “nghe không được”. Tôi suy nghĩ mãi, suy nghĩ hoài. Đến đi ngủ, tôi tấn mùng cho ba, ông bảo: “Về dưới gặt xong tao trở lên, mày coi có cách nào cho tao vô thăm thằng Tư Đờ, tao cần gặp nó, có chuyện tao muốn nói chuyện với nó… Sao tao tức mình quá…” Tôi nói thôi ba ngủ đi, chuyện thiên hạ mà.   

Tôi đưa ba tôi ra bến đò về quê. Ông nhằn “Đi chuyến này cốt là hỏi coi chuyện thằng Tư Đờ ra làm sao, về dưới bà con có hỏi thì cũng biết đường nói, mà cũng không đâu vô đâu hết, tốn công…”. Tôi cười, vỗ vỗ lưng ông an ủi. “Thì ba biết rồi con cái gì, báo nói, đài nói, người ta đồn đãi, không trúng mười thì trúng một, hai”. Ông gạt ngang: “Nhưng tao muốn nghe thằng Tư nó nói, nói thẳng thắn, thật thà, nó phải nói với tao sao mà tới nông ni như vậy, nó phải trả lời bà con Xóm Xẻo, ch bà con cưu mang nó mười mấy năm trời. Làm lớn cũng khổ tâm lắm…”. Câu nói cuối cùng của ông buông xuống, nhẹ như một tiếng thở dài. Khi chiếc tầu chạy tuyến Cái Nước xa rồi, sao tự nhiên tôi buồn, buồn quá. Nỗi buồn này nặng hơn, trong suốt và nhiều gai nhọn hơn ni buồn của ba tôi.

Ui chao! Vậy là ông Tư Đờ bị bắt rồi. Ông Tư Đờ bạn của ba tôi, từng là bạn nhậu của tôi, đã từng vỗ đầu tôi và hỏi: “Ông già khỏe hôn mậy?” và hình như có một lần, một lần nào đó, khuya, rất khuya, tôi đã đưa ông Tư Đờ về nhà, ông say lắm, rất say. Hình như ông tựa hẳn vào tôi. Mà sao bây giờ tôi bỏ ông vậy? Tôi quên ông vậy? Tôi có già đâu?

 Thôi, buồn quá. Tôi thấy mình thà chết còn sướng hơn, chứ con trẻ trai mà sống làm chi dửng dưng, tạnh quẽ với cuộc đời như thế này.

(Nguyễn Ngọc Tư, Ngọn đèn không tắt, Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2022, Tr27- Tr35)

Chú thích. nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

– Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Chị xem việc viết văn giống như cách để giải tỏa và thể nghiệm nên nội dung tác phẩm có tính chất gần gũi, bình dị. Chị gây ấn tượng với độc giả bởi phong cách sáng tác nhẹ nhàng, lối viết văn bình dị, đơn giản, mộc mạc và đầy nắng gió phương Nam. Những tác phẩm mặc dù chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhung lại có sức hút đặc biệt lôi cuốn độc giả vì bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu. 

– Truyện ngắn Nỗi buồn rất lạ viết về một câu chuyện bình dị tưởng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Truyện được in trong tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ, 2022)

nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Thực hiện các yêu cầu nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Câu 1: Xác định người kể chuyện trong văn bản trên.

Câu 2. Theo lời ông Tư Đờ, vì sao chưa một ngày ông được sống yên bình?

Câu 3: Những câu hỏi liên tiếp Mà sao bây giờ tôi bỏ ông vậy? Tôi quên ông vậy? Tôi có già đâu? có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật tôi?

Câu 4. Nêu chủ đề của văn bản đọc hiểu trên.

Câu 5. Qua văn bản anh/ chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất với mình và lí giải.

II. Phần viết (6.0 điểm). nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Câu 1 (2 điểm). nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật tôi trong văn bản đọc hiểu.

Câu 2 (4.0 điểm). nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về nhiệt huyết của con người trong xã hội hiện nay.

nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Đáp án nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Phần Câu

Nội dung

Điểm
I ĐỌC- HIỂU nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ 4.0
  1 Xác định người kể chuyện: Nhân vật tôi (người con)

Hướng dẫn chấm nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Thí sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0.5
  2 Theo lời ông Tư Đờ, ông chưa một ngày được sống yên bình vì:

– Giặc bây giờ nằm tứ phía, giết mình ngọt ngào mà mình không hay, bắn mình bằng đạn đường.

– Ngấm đạn rồi mới hay, Đau lắm, Cực lắm.

Hướng dẫn chấm nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Thí sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án: 0,5 điểm

– Thí sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0,25 điểm

0.5
  3 Tác dụng của hững câu hỏi liên tiếp Mà sao bây giờ tôi bỏ ông vậy? Tôi quên ông vậy? Tôi có già đâu? trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật tôi:

– Những câu hỏi liên tiếp tạo nên những lời tự vấn dồn dập trong thâm tâm nhân vật. Chúng thể hiện những trăn trở, day dứt của nhân vật về chính bản thân mình.

– Đó là sự thức tỉnh của nhân vật tôi về sự thờ ơ, vô tâm, bàng quan của mình với con người và xã hội mà anh ta đang sống

Hướng dẫn chấm nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Thí sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án: 1,0 điểm

– Thí sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0,5 điểm

1.0
  4 Chủ đề của truyện ngắn.

Ca ngợi lối sống nghĩa tình của những chiến hữu thời chiến, cảnh tỉnh những người trẻ trong đời sống hiện tại dễ dàng thỏa hiệp, chấp nhận thói xấu thờ ơ, vô cảm trước cuộc đời.

Hướng dẫn chấm

Thí sinh trả lời đủ các ý như đáp án, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng: 1,0 điểm

– Thí sinh trả lời thiếu ý, diễn đạt còn chưa rõ ý: 02,5 – 0,75 điểm

1.0
  5 Qua văn bản anh/ chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất với mình và lí giải về nó:

– Nêu được một thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân (Thông điệp về nghĩa tình đồng đội, về cách sống thủy chung, ân tình, Cần biết giữ gìn nhiệt huyết tuổi trẻ…v.v…)

– Lí giải hợp lí, thuyết phục

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời 01 ý như đáp án, lí giải thuyết phục: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

 

1.0
II VIẾT nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ 6.0
1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật tôi trong văn bản đọc hiểu. 2.0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn.

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung dượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích, song hành

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: đặc sắc nghệ thuật xây dụng nhân vật tôitrong văn bản đọc -hiểu

0.25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

Nhân vật tôi cũng chính là người kể chuyện ngôi thứ nhất giúp cho nhân vật bộc lộ được cảm xúc, tâm trạng của mình một cách trực tiếp, gây ấn tượng với người đọc; Có sự kết hợp nhiều điểm nhìn tạo nên góc nhìn đa chiều về nhân vật; Có sự kết hợp của lời kể, lời đối thoại, lời độc thoại; ….

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: đặc sắc nghệ thuật xây dụng nhân vật tôitrong văn bản đọc -hiểu:

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0.5
đ. Diễn đạt. nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0.25
e. Sáng tạo nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

0.25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về nhiệt huyết của con người trong xã hội hiện nay. 4.0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: nhiệt huyết của con người trong xã hội hiện nay

0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề

* Triển khai vấn đề nghị luận.

– Giải thích vấn đề nghị luận:

Nhiệt huyết có thể hiểu là sự đam mê, luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng và hứng thú khi làm một việc gì đó. 

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Nhiệt huyết là yếu tố quan trọng tạo nên tâm thế sẵn sàng thích ứng của con người trong xã hội hiện nay.

+ Nhiệt huyết tạo nên động lực, là nguồn năng lượng dồi dào để con người làm việc hiệu quả, năng động và sáng tạo, vươn tới thành công.

+ Lòng nhiệt huyết có thể lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, gắn kết các cá nhân trong cộng đồng góp phần tạo nên những giá trị to lớn hơn cho tập thể và xã hội.

……

– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

1.0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
đ. Diễn đạt. nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0.25
e. Sáng tạo nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

0.5
Tổng điểm nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ 10

nỗi buồn rất lạ ; đọc hiểu nỗi buồn rất lạ

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *