Đề: đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
Đọc đoạn thơ: đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
Bởi nơi ta về có mười tám thôn vườn trầu,
mỗi vườn trầu có bao nhiêu mùa hạ
Chị đợi chờ quay mặt vào đêm
Hai mươi năm mong trời chóng tối
Hai mươi năm cơm phần để nguội
Thôi tết đừng về nữa chị tôi buồn
Thôi đừng ai mừng tuổi chị tôi
Chị tôi không trẻ nữa, xóm làng thương ý tứ vẫn kêu cô
Xóm làng thương không khoe con trước mặt
Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy
Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc
Vẫn được tiếng là người đứng vậy
[…]
Nhưng chị tôi không thể làm như con rắn que cời
Lột cái xác già nua dưới gốc cây cậm quẫy
Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra
Trong giỗ tết họ hàng nội ngoại
Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cui một mình
Những đêm trở trời trái gió
Tay nọ ấp tay kia
Súng thon thót ngoài đồn dân vệ
Một mình một mâm cơm
Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền
(Trích Đường tới thành phố – Hữu Thỉnh, theo www.dantri.com.vn, 27/4/2014)
Thực hiện các yêu cầu: đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
Câu 1. đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
- Xác định phong cách ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của chị tôi được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Câu 3. đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
- Nêu ý nghĩa biểu đạt của từ côi cui trong câu thơ: “Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cui một mình.”
- Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong những dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra
Trong giỗ tết họ hàng nội ngoại
Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cui một mình
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về câu thơ: “Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền.”
Câu 5. Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hi sinh của người phụ nữ.
Gợi ý trả lời đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
Câu 1. đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm.
- Phong cách ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích: nghệ thuật.
Câu 2. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của “chị tôi” được thể hiện thông qua hàng loạt các chi tiết, hình ảnh: chị “quay mặt vào đêm”, “mong chờ bóng tối”, “cơm phần để nguội”, “thiếu anh nên chị bị thừa ra”, “côi cui một mình”, “tay nọ ấp tay kia”, “một mình một mâm cơm”.
Câu 3. đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
a. Từ “côi cui” đặc tả sự lầm lũi và nỗi cô đơn của nhân vật “chị tôi” khi chồng đi chiến trận.
b.
– Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ: phép đối lập (“thiếu” “thừa”, “bao nhiêu tiếng cười” – “côi cui một mình”)
– Tác dụng: Nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ bóng của “chị tôi”; từ đó tô đậm bi kịch cuộc đời của “chị”.
Câu 4. đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
Câu thơ vừa tô đậm vẻ đẹp duyên dáng, đằm thắm của “chị tôi”, người phụ nữ có chồng đi chiến đấu, vừa khắc hoạ bi kịch cá nhân của người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh (tuổi xuân phai tàn, khát vọng hạnh phúc bị chôn vùi bởi chiến tranh đã chia cắt, làm biệt li đôi lứa vợ chồng).
Câu 5. đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về những hi sinh của người phụ nữ có thể được triển khai theo hướng:
– Phụ nữ là phái yếu, bất kì người phụ nữ nào, dù mạnh mẽ đến đâu cũng luôn mang trong mình phần yếu đuối. Song, trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, như chiến tranh, có những người phụ nữ đã rất dũng cảm, kiên cường. Có người cũng xông pha nơi hòn tên mũi đạn, có người ở lại phía sau làm hậu phương vững chắc.
– Tất thảy họ đều chung nhau ở sự hi sinh cao cả: hi sinh tuổi xuân, hi sinh hạnh phúc, giấu nước mắt để những người thân yêu nhất là chồng, là con ra trận. Họ ở lại với nỗi cô đơn, với bao gồng gánh, nhọc nhằn. Nói như vậy để thấy rằng, cuộc sống bình yên chúng ta có ngày hôm nay được đổi bằng cả những hi sinh lặng thầm của những người phụ nữ trong chiến tranh. đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
Gợi ý. đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
Trong lòng mỗi người phụ nữ, hi sinh không chỉ là một khía cạnh của trách nhiệm, mà còn là biểu hiện của tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện. Họ có thể hi sinh tuổi xuân, hạnh phúc, và thậm chí là tính mạng của mình để bảo vệ những người thân yêu và đem lại sự an lành cho cộng đồng. Những hình ảnh như nữ y sĩ đi tới chiến trường để chữa trị cho các binh sĩ, hoặc người phụ nữ cô đơn trên chiến trường với vai trò làm hậu phương, tất cả đều góp phần làm nên những chặng đường lịch sử đầy bi kịch nhưng cũng đầy niềm tự hào. Những người phụ nữ này không chỉ chịu gánh vác trách nhiệm về việc chăm sóc gia đình, mà còn phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm và khó khăn mà đôi khi cả những người đàn ông cũng không dám đối diện. Họ là nguồn động viên và niềm tự hào cho những người xung quanh, là biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường. Nhìn nhận những hi sinh của người phụ nữ, chúng ta nhận ra rằng sức mạnh thực sự không chỉ là về cơ bắp, mà còn về tinh thần và tình yêu. Họ là những người hùng vô danh, là những nữ anh hùng trong cuộc sống hàng ngày. Họ xứng đáng được tôn vinh và ghi nhận, vì họ đã làm cho thế giới này trở nên ấm áp và hạnh phúc hơn bằng sự hi sinh và lòng yêu thương không biên giới của mình.
đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố
đọc hiểu đường tới thành phố ; đường tới thành phố