Đề:  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Cổ tích về ngọn nến

Một tối mắt điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

Thế nhưng một lúc sau, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thôi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bằng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nên chợt hiểu rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

(Theo Nghệ thuật sống, Nguyễn Quang Nhân)

  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Thực hiện các yêu cầu:  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn sau:

“Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.”

Câu 3. Suy nghĩ của ngọn nến: “Chết thật, ta cứ cháy mãi như thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?” ngụ ý về những con người như thế nào trong cuộc sống ?

Câu 4. Bài học em rút ra từ văn bản trên.

Câu 5. Một số bạn trẻ hiện nay có quan niệm: Trước hết phải biết sống cho mình. Em có đồng tỉnh với quan điểm này không ? Vì sao?

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sống cống hiến.

 cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Gợi ý trả lời  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Câu 1.  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2.  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

– Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa: “Nến” được nhân hóa qua các từ ngữ “hân hoan nhận ra…” hoặc “Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.”

Tác dụng:

+ Làm cho ngọn nến trở nên sinh động, có hồn, có tình cảm như con người.

+ Thể hiện niềm vui của ngọn nến khi thấy mình đem đến ánh sáng cho căn phòng, thấy mình có ích với cuộc đời.

Câu 3.  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Suy nghĩ của ngọn nến: “Chết thật, ta cứ cháy mãi như thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?” ngụ ý về những con người:

– Ích kỉ, sợ mình bị thiệt hơn người khác;

– Chỉ biết lo nghĩ cho bản thân mình, không muốn chia sẻ với người khác.

Câu 4.  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Bài học rút ra từ văn bản trên

– Không nên sống ích ki;

– Cần sống cống hiến sống có ích

– Cho đi để nhận lại

– Đem đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính mình

– Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội.

Câu 5.  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

+ Đồng tình vì: Con người phải tự sống cuộc đời của mình, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình, sống cho mình giúp con người có trách nhiệm với bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống…..

+ Không đồng tình vì: Con người không sống đơn lẻ mà luôn gắn kết chặt chẽ với mọi người, nếu chỉ biết vì bản thân, vì lợi ích cho riêng mình thì sẽ rơi vào lối sống cá nhân, vị kỉ,…

Câu 6.

– Ý nghĩa của sống cống hiến:

+ Khiến cuộc sống trở lên tốt đẹp, tràn ngập yêu thương, tràn ngập niềm tin và hạnh phúc bởi ta đã đóng góp sức mình cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội.

+ Sống cống hiến, ta sẽ luôn nỗ lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt công việc của mình, từ đó khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; khiến cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa.

+ Lối sống cống hiến còn giúp con người tỏa sáng, tạo nên những kì tích làm thay đổi lịch sử phát triển của nhân loại.

+ Khi ta sống cống hiến, ta sẽ được mọi người yêu mến, kinh trọng, ta cũng có thể trở thành một đốm lửa lan tỏa lối sống tốt đẹp tới những người xung quanh.

– Mở rộng. Nếu sống mà không biết cống hiến, cuộc sống của chúng ta sẽ trở lên nhàm chán, vô vị, không khẳng định được giá trị của bản thân, không đóng góp được gì cho cộng đồng.

– Bài học: Bản thân mỗi người cần rèn luyện lối sống này bằng cách tích cực học tập, rèn luyện, sống có lý tưởng, có ước mơ, luôn xem lợi ích của tập thể, của cộng đồng quan trọng hơn lợi ích của cá nhân.  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

 cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Gợi ý:  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Sống cống hiến là một trạng thái tinh thần cao quý, một cách tiếp cận cuộc sống mà con người không chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà còn hướng tới lợi ích cộng đồng, xã hội. Ý nghĩa của sống cống hiến không chỉ dừng lại ở việc đem lại lợi ích cho người khác mà còn làm cho chính bản thân ta cảm thấy hạnh phúc và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Khi chúng ta sống cống hiến, chúng ta thể hiện sự đồng cảm và lòng nhân ái với những người xung quanh, tạo ra một môi trường sống tích cực và hòa bình. Hành động này không chỉ là một hành động cá nhân mà còn là một cách tiếp cận đúng đắn với cuộc sống, là sự thể hiện của lòng trung thành và tự hào với những giá trị cao quý của đạo đức và nhân văn. Bên cạnh đó, sống cống hiến còn giúp ta xây dựng mối quan hệ tích cực và lâu dài với mọi người xung quanh, góp phần vào sự hòa thuận và đoàn kết trong xã hội. Sống cống hiến không chỉ là hành động mà còn là một phong cách sống, là một cách tiếp cận tích cực và tạo ra những giá trị lâu dài cho cuộc sống. Cuối cùng, sống cống hiến giúp ta trở thành một phần của sự tiến bộ và phát triển của xã hội, đóng góp vào sự hạnh phúc và thịnh vượng chung của mọi người. Điều này làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên đáng sống hơn, ý nghĩa hơn, và tạo ra những dấu ấn tích cực trong lòng người khác.  cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 cổ tích về ngọn nến ; đọc hiểu cổ tích về ngọn nến

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *