Đề: làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

I. TRẮC NGHIỆM. làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng trị thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh bỉ. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cũng… Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn thấy cái thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn.

Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại… Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài thường dễ thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân.

Thế cho nên, giữa cuộc sống bộn bề đôi khi cũng cần nhìn lại, để tự hỏi lòng xem, phải chăng ngay bên cạnh đời ta vẫn còn ai đó lạc loài?

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2013)

làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?

  1. Lọc giữa nhân gian.
  2. Những lối về ấu thơ.
  3. Nếu biết trăm năm là hữu hạn.
  4. Hãy tìm tôi giữa cánh đồng.

Câu 2. Đoạn trích trên hướng đến mục đích gi?

  1. Làm thế nào để tránh xa cái ác.
  2. Làm thế nào để loại trừ cái ác.
  3. Làm thế nào để xã hội tốt đẹp hơn.
  4. Làm thế nào để tránh xa và loại trừ cái ác.

Câu 3. Đoạn trích trên đã đưa ra những thông điệp nào?

  1. Sức mạnh của tình đoàn kết, đừng để ai đó phải sống lạc loài, cô đơn.
  2. Đừng để ai đó thành kẻ lạc loài, đừng xem thường, khinh bỉ ai.
  3. Đừng ép buộc, đừng khinh bỉ, đừng lợi dụng người khác.
  4. Đừng gây tổn thương, đừng dồn người khác vào chân tường.

Câu 4. Theo tác giả, để người khác không có cơ hội trở thành kẻ xấu, cần làm gì?

  1. Cần yêu thương chân thành, không khinh bỉ, lừa gạt, phản bội và đừng ép người khác vào đường cùng.
  2. Cần giúp người mắc lỗi nhận ra lỗi lầm và giúp họ sửa chữa, giúp họ có cơ hội hòa nhập với mọi người, với cộng đồng.
  3. Cần thông cảm, động viên, chia sẻ, khuyên bảo để những người mắc lỗi không bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo.
  4. Cần luôn gần gũi, tạo cơ hội cho người mắc lỗi được học tập, được làm việc trong môi trường tốt.

Câu 5. Vì sao những kẻ lạc loài thường dễ thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân?

  1. Vì họ là người không làm chủ được cảm xúc, tình cảm, dễ bị người khác điều khiển, chi phối.
  2. Vì họ là người thiên sống về nội tâm, nên khi gặp tình huống khó giải quyết, họ dễ nổi nóng, không làm chủ được bản thân.
  3. Vì họ sống trong cô độc, không thể chia sẻ, giãi bày mọi việc với người khác, dần dần, họ mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào bản thân.
  4. Vì họ mất niềm tin vào chính mình, vào gia đình, vào bạn bè nên hay bị kẻ xấu lợi dụng, tấn công.

Câu 6. Để làm cho mình tự mạnh hơn, chúng ta phải làm gì?

  1. Hãy tự rèn luyện để có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ. Hãy yêu thương gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người.
  2. Hãy học một môn võ thuật để có thể tự bảo vệ mình khi bị bắt nạt. Hãy yêu thương bản thân và yêu thương người khác.
  3. Hãy rèn luyện về thể lực, trau dồi về kiến thức, kỹ năng để làm chủ bản thân và cuộc sống.
  4. Hãy đến với nhau, không phân biệt tuổi tác, cấp bậc….hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy yêu thương và tôn trọng nhau.

Câu 7. Các câu: Đừng bỏ rơi, đừng ép uống, đừng khinh bỉ. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng. Sử dụng các biện pháp tu từ nào?

  1. Điệp từ và nhân hóa.
  2. Điệp từ và liệt kê.
  3. Liệt kê và ẩn dụ.
  4. Điệp từ ẩn dụ.

Câu 8. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu hỏi tu từ?

  1. Làm sao để loại trừ cái ác?
  2. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở thành cuộc chiến đơn độc?
  3. Cái ác được hiểu như thế nào?
  4. Thế cho nên, giữa cuộc sống bộn bề đôi khi cũng cần nhìn lại, để tự hỏi lòng xem, phải chăng ngay bên cạnh đời ta vẫn còn ai đó lạc loài?

Câu 9. Các câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản trên nhằm mục đích gì?

  1. Dùng để hỏi về một vấn đề mà tác giả còn băn khoăn, trăn trở.
  2. Nhằm tăng sự chú ý, tạo dấu ấn đối với người đọc.
  3. Nhằm mục đích hỏi về một vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống.
  4. Nhằm tăng sắc thái biểu cảm, biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển.

Câu 10. Từ đồng trong đồng hương, đồng nghiệp, đồng loại có nghĩa là:

  1. Cùng như nhau, không có gì khác nhau.
  2. Cùng với nhau, cùng trong một lúc, cùng có hoặc cùng làm với nhau.
  3. Cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với mình, với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt.
  4. Những người cùng một lứa, một lớp.

II. PHẦN TỰ LUẬN làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

Câu 1. Câu nói: Thế cho nên, giữa cuộc sống bộn bề đôi khi cũng cần nhìn lại, để tự hỏi lòng xem, phải chăng ngay bên cạnh đời ta vẫn còn ai đó lạc loài? Gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu về một thông điệp mà em tâm đắc nhất được thể hiện trong đoạn trích trên.

làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

  1. Phần trắc nghiệm làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

Câu 1. C. Nếu biết trăm năm là hữu hạn.

Câu 2. D. Làm thế nào để tránh xa và loại trừ cái ác.

Câu 3. A. Sức mạnh của tình đoàn kết, đừng để ai đó phải sống lạc loài, cô đơn.

Câu 4. A. Cần yêu thương chân thành, không khinh bỉ, lừa gạt, phản bội và đừng ép người khác vào đường cùng.

Câu 5. C. Vì họ sống trong cô độc, không thể chia sẻ, giãi bày mọi việc với người khác, dần dần, họ mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào bản thân.

Câu 6.  D. Hãy đến với nhau, không phân biệt tuổi tác, cấp bậc….hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy yêu thương và tôn trọng nhau.

Câu 7. B. Điệp từ và liệt kê.

Câu 8. C. Cái ác được hiểu như thế nào?

Câu 9. D. Nhằm tăng sắc thái biểu cảm, biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển.

Câu 10. B. Cùng với nhau, cùng trong một lúc, cùng có hoặc cùng làm với nhau.

làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

2. Phần tự luận làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

Câu 1. Câu nói này gợi cho tôi suy nghĩ về sự quan tâm và trách nhiệm của mỗi người đối với những người xung quanh. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không bỏ qua những người cô đơn, không để họ trở thành kẻ lạc loài trong xã hội. Chúng ta cần nhìn lại cuộc sống và tự hỏi liệu có ai đó bên cạnh chúng ta đang cô đơn, và làm thế nào để chia sẻ yêu thương và sự chăm sóc với họ.

Câu 2.làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

 

Gợi ý: làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

Đoạn trích trên gợi cho tôi một thông điệp sâu sắc về trách nhiệm xã hội và lòng nhân ái. Thông điệp đó không chỉ đề cao việc tránh xa điều ác hại, mà còn nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc ngăn chặn sự ra đời của nó. Quan trọng hơn, không chỉ là đối phó với cái ác khi nó hiện hữu, mà còn là tạo ra một môi trường xã hội tích cực, nơi mọi người được tôn trọng, hỗ trợ và không cảm thấy bị lạc loài. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm giúp đỡ và tạo điều kiện cho những người xung quanh cảm thấy được yêu thương và chấp nhận. Hỗ trợ lẫn nhau, xiết chặt mối dây liên kết xã hội, và không để ai cảm thấy bị lạc loài là cách chúng ta có thể tạo ra một xã hội mạnh mẽ hơn, nơi mọi người có cơ hội phát triển toàn diện hơn. làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

làm sao để loại trừ cái ác ; đọc hiểu làm sao để loại trừ cái ác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *