Đề: tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa

I.TRẮC NGHIỆM.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tài bịa

Có một anh sành nói bịa, những chuyện anh ta bịa thần tình đến nỗi nhiều người biết anh ta bịa rồi, vẫn cứ mắc lừa. Nhờ tài ấy, anh ta nổi tiếng khắp vùng. Tiếng đồn đến tai quan. Quan đòi đến nha môn, chỉ vào chồng tiền và cái roi song để trên bàn:

– Nghe đồn anh nói bịa tài lắm, lâu nay thiên hạ bị anh lừa nhiều rồi. Bây giờ anh hãy bịa ra một chuyện gì lừa được ta thì ta thưởng cho ba mươi quan tiền. Nhược bằng, không lừa nổi, thì có chiếc roi song kia, ta cho anh ba chục roi.

Anh kia, gãi đầu gãi tai, bẩm:

– Lạy quan lớn, đèn trời soi xét! Quả là con mắc tiếng oan. Con có dám bịa đặt chuyện gì bao giờ đâu ạ! Nguyên con có ông tằng tổ đời xưa đi sứ bên Tàu, đem về một bộ sách toàn nói chuyện lạ, con xem thấy hay hay, kể lại, chẳng ai tin, cứ bảo rằng con bịa.

Câu nói ấy gọi tính tò mò của quan, quan liền bảo:

– Thế à? Vậy anh có thể cho ta mượn xem được không?

– Trăm lạy quan lớn, xin quan xá cho… Con làm gì có cuốn sách ấy. Con bịa ra đấy ạ.

(Trương Chính, Truyện cười dân gian chọn lọc, NXB Giáo dục, 1985)

tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa
Tài bịa

Câu 1. Truyện Tài bịa được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Tư sự
  2. Miêu tả
  3. Thuyết minh.
  4. Nghị luận.

Câu 2. Truyện Tài bịa được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Kết hợp ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba.

Câu 3. Nhân vật anh ta trong truyện Tài bịa có biệt tài gì?

  1. Có năng khiếu kể chuyện.
  2. Ngâm thơ, hát chầu văn rất hay.
  3. Có khiếu hài hước, những chuyện anh ta kể khiến ai cũng thích nghe.
  4. Sành khoa nói bịa.

Câu 4. Vị quan trong truyện Tài bịa mời anh ta đến nha môn để làm gì?

  1. Để kể chuyện hài cho mọi người cùng nghe.
  2. Để hát chầu văn và ngâm thơ.
  3. Để bịa chuyện cho mà nghe.
  4. Để biểu diễn cho mà xem.

Câu 5. Điều kiện vị quan đưa ra với nhân vật anh ta trong truyện Tài bịa là gì?

  1. Nếu kể chuyện giúp mọi người cảm thấy vui vẻ thì được thưởng ba mươi quan tiền.
  2. Nếu kể chuyện lừa được quan thì được thưởng ba mươi quan tiền, nếu không lừa được thì bị đánh ba chục roi song.
  3. Nếu kể chuyện hay, hấp dẫn, dí dỏm sẽ được thưởng ba mươi quan tiền, nếu không lừa được thì bị đánh ba chục roi song.
  4. Trong cuộc thi kể chuyện hài hước, nếu chiến thắng sẽ được thưởng tiền, còn thất bại sẽ bị phạt ba chục roi song.

Câu 6. Nhân vật anh ta trong truyện Tài bịa đã kể chuyện gì?

  1. Kể về việc mình được ông tằng tổ dạy cho nói chuyện bịa.
  2. Kể về việc mình được ông tằng tổ truyền cho năng khiếu bịa chuyện.
  3. Kể về quyền sách toàn nói chuyện bịa.
  4. Kể về việc bị mọi người ghen ghét, đố kị.

Câu 7. Yếu tố bất ngờ trong truyện Tài bịa là gì?

  1. Sử dụng nhiều tình tiết gay cấn, li kì.
  2. Sử dụng tình huống truyện độc đáo, sáng tạo.
  3. Nhờ tài kể chuyện dí dỏm, khiến quan lớn cũng phải thán phục.
  4. Bịa chuyện như thật, khiến quan lớn bị mắc mưu.

Câu 8. Mục đích chính của truyện Tài bịa là gì?

  1. Phê phán thói sĩ diện hão của kẻ dốt nhưng thích nói chữ.
  2. Phê phán sự tham lam, hống hách của quan lớn.
  3. Phê phán sự huênh hoang, khoác lác có một số người trong xã hội.
  4. Phê phán sự lười biếng nhưng thích hưởng thụ.

Câu 9. Cấp độ của tiếng cười trong truyện Tài bịa là gì?

  1. Hài hước.
  2. Đả kích.
  3. Tố cáo.
  4. Mỉa mai, châm biếm.

Câu 10. Trong các câu sau, câu nào là câu hỏi tu từ?

  1. Vậy anh có thể cho ta mượn xem được không?
  2. Ai biết tình ai có đậm đà ? (Hàn Mặc Tử)
  3. Anh có muốn được thưởng 30 quan tiền không?
  4. Anh có chịu được 30 roi song của ta không?

II.PHẦN TỰ LUẬN tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa

Câu 1. Theo em, vì sao truyện Nói bịa lại khiến người đọc phải buồn cười?

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Nói dối hại thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.

tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 

  1. Phần trắc nghiệm 

Câu 1. A. Tư sự

Câu 2.  C. Ngôi thứ ba.

Câu 3. D. Sành khoa nói bịa.

Câu 4. C. Để bịa chuyện cho mà nghe.

Câu 5. B. Nếu kể chuyện lừa được quan thì được thưởng ba mươi quan tiền, nếu không lừa được thì bị đánh ba chục roi song.

Câu 6.  C. Kể về quyền sách toàn nói chuyện bịa.

Câu 7. D. Bịa chuyện như thật, khiến quan lớn bị mắc mưu.

Câu 8.  C. Phê phán sự huênh hoang, khoác lác có một số người trong xã hội.

Câu 9. A. Hài hước.

Câu 10. B. Ai biết tình ai có đậm đà ? (Hàn Mặc Tử)

  1. Phần tự luận tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa

Câu 1. tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa

Truyện “Nói bịa” khiến người đọc phải buồn cười bởi sự hài hước trong cách nhân vật chính tạo ra và đối phó với tình huống mà anh ta tự mình gây ra. Anh ta sử dụng tài bịa để nổi tiếng, và dù người khác đã biết về thói quen này, họ vẫn rơi vào bẫy lừa của anh ta. Cách trả lời thông minh của anh ta khiến cho tình huống trở nên lố bịch và vui nhộn. tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa

tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa
Hội chứng bịa chuyện

Câu 2. tài bịa ; đọc hiểu tài bịa ; trắc nghiệm tài bịa

Nói dối không chỉ là hành vi không trung thực mà còn là một hành động tự phủ nhận bản thân. Nó tạo ra một lớp vỏ giả dối che giấu sự thật, làm mất đi sự chân thành và lòng tin của người khác. Hậu quả của việc nói dối không chỉ làm tổn thương người khác mà còn ảnh hưởng đến bản thân. Tâm trí bị căng thẳng vì phải giữ bí mật, lo lắng về việc bị phát hiện, và không thể thư giãn khi sống trong sự gượng ép của sự giả dối. Hơn nữa, nói dối làm mất đi sự tôn trọng và lòng tôn kính của người khác đối với chúng ta. Mặc dù có thể tưởng chừng là giải pháp dễ dàng trong một số tình huống, nhưng thực tế là nó chỉ tạo ra thêm rắc rối và gây tổn thương không đáng có. Do đó, chúng ta cần phải đối diện với sự thật và trân trọng lòng tin của người khác bằng cách luôn giữ sự trung thực và chân thành trong mọi tình huống.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *