Đề: khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
I. ĐỌC HIỂU khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Việt Nam: Máu và hoa
(Trích, Tố Hữu)
Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ
Hôm nay vui đến, ngỡ trong mơ Một trời êm ả, xanh không tưởng Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ.
Đây cuộc hồi sinh, buổi hoá thân Mùa đông thế kỷ chuyển sang xuân Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu Người vươn lên, như một thiên thần!
Thế này chăng? Thuở xưa hoang dã Chàng Sơn Tinh thắng giặc Thuỷ Tinh Cũng dâng nước, càng cao ngọn núi Chân Trường Sơn đạp sóng Thái Bình.
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi Ta hoá vàng nhân phẩm, lương tâm […] |
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta lâm sen thơm ngát giữa đầm.
Ta sẵn sàng xé trái tim ta Cho Tổ quốc, và cho tất cả Lá cờ này là máu là da Của ta, của con người, vô giá.
Trắng khăn tang, em chẳng khóc đâu Hỡi em gái mất cha mất mẹ Nước mắt rơi, làm nhoà mặt quân thù Em phải bắn, trúng đầu giặc Mỹ.
Tình thương lớn, mạnh hơn lửa thép Trận địa đây xây giữa lòng người Dầu mưa nắng, trái đất tròn vẫn đẹp Đời yêu ta, ta phải thắng cho đời. |
(Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, NXB văn học, 2017)
Câu 1. Bài thơ Việt Nam: Máu và hoa được viết theo thể thơ nào?
- Thư sáu chữ.
- Thơ bảy chữ.
- Thơ tám chữ.
- Thơ tự do.
Câu 2. Bài thơ Việt Nam: Máu và hoa được viết theo phương thức biểu cảm kết hợp với các phương thức nào?
- Miêu tả và thuyết minh.
- Tự sự và nghị luận,
- Nghị luận và thuyết minh.
- Miêu tả và tự sự.
Câu 3. Bài thơ Việt Nam: Máu và hoa chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
- Nhịp 4/3.
- Nhịp 3/4.
- Nhịp 2/5.
- Nhịp 5/2.
Câu 4. Bài thơ Việt Nam: Máu và hoa chủ yếu được gieo vần gì?
- Vần lưng.
- Vần chân.
- Vần hỗn hợp.
- Vần bằng.
Câu 5. Máu trong Việt Nam: Máu và hoa được hiểu như thế nào?
- Máu là một dịch lỏng màu đó chảy trong hệ thống tuần hoàn, có nhiều chức năng quan trọng mang tính sống còn đối với cơ thể.
- Máu gồm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một dịch có màu vàng chanh là huyết tương có nhiều chức năng quan trọng mang tính sống còn đối với cơ thể.
- Là biểu tượng của nỗi đau uất hận trong hàng nghìn năm nô lệ và sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn, vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 6. Hoa trong nhan đề bài thơ: Việt Nam máu và hoa được hiểu như thế nào?
- Là cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm.
- Là một cây trồng làm cảnh, tạo nên vẻ đẹp cho môi trường, cho cuộc sống.
- Hoa là biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng và niềm vui ngày chiến thắng.
- Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 7. Câu thơ: Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu. Người vươn lên như một thiên thần! sử dụng biện các pháp tu từ nào?
- Nhân hóa, so sánh và ẩn dụ.
- Nhân hóa, so sánh, nói quá.
- Nhân hóa và so sánh.
- So sánh, nói quá và hoán dụ.
Câu 8. Câu thơ Ta sẵn sàng xé trái tim ta/ Cho Tổ quốc và cho tất cả sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Nói giảm nói tránh.
- Nói quá.
- Tương phản.
- Hoán dụ.
Câu 9. Tìm một khổ thơ trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 10. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ Việt Nam: Máu và hoa? Vì sao?
II. VIẾT. khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau:
Bài học đầu cho con
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. |
[…] Sẽ không lớn nổi thành người. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ
|
(Đỗ Trung Quân, Nguồn: tập thơ Có hoa cần gặp, NXB Văn học, 1991)
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
- Đọc hiểu khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
Câu 1. B. Thơ bảy chữ.
Câu 2. D. Miêu tả và tự sự.
Câu 3. A. Nhịp 4/3.
Câu 4. B. Vần chân.
Câu 5. C. Là biểu tượng của nỗi đau uất hận trong hàng nghìn năm nô lệ và sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn, vì độc lập, tự do của dân tộc.
Câu 6. C. Hoa là biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng và niềm vui ngày chiến thắng.
Câu 7. A. Nhân hóa, so sánh và ẩn dụ.
Câu 8. B. Nói quá.
Câu 9.
Ví dụ: Chọn khổ thơ sau:
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm, lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.
– Chúng muốn và ta được lặp lại trong khổ thơ nhằm nhấn mạnh tội ác của kẻ thù và đồng thời ca ngợi tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trước sức mạnh của kẻ thù.
Câu 10.
Em thích nhất hình ảnh “Ta sẵn sàng xé trái tim ta, cho Tổ quốc, và cho tất cả” trong bài thơ “Việt Nam: Máu và hoa“. Hình ảnh này tượng trưng cho tinh thần hy sinh và sự quyết tâm vô điều kiện của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho tự do và độc lập. Nó thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt và sự sẵn lòng hy sinh của người dân, khi họ sẵn lòng đặt cả cuộc đời và trái tim của mình vào việc bảo vệ Tổ quốc và tạo ra một cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người.
2. Phần viết khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
2.1. Gợi ý chung khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
a. Yêu cầu về kiểu văn bản
– Kiểu bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.
b. Yêu cầu về nội dung
– Cần xác định được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đó.
– Cần tìm và nhận xét được những hiệu quả của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vẫn, nhịp được sử dụng trong khổ thơ, trong bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đó.
– Cần làm rõ được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đó.
– Cần xác định được để tài, chủ đề và thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ đó.
c. Yêu cầu về diễn đạt
– Về từ ngữ: khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
+ Cần sử dụng các từ ngữ, câu văn biểu cảm, thể hiện được chính xác, sinh động cảm xúc, suy nghĩ của em.
– Về ngữ pháp
+ Sử dụng kết hợp các kiểu câu để tạo giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc
+ Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.
+ Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn, các phần phục vụ cho lập luận của bài viết.
– Về chính tả: Viết đúng quy tắc chính tả.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp
Sử dụng các thao tác như: Phân tích, bình giảng…..
đ. Yêu cầu về bố cục
Đoạn văn phải có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Các câu trong đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.
2.2. Gợi ý lập dàn ý: khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
a. Mở đoạn: khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
Giới thiệu tên bài thơ, tác giả và nêu cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ….
b.Thân đoạn: khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
– Thể hiện cảm nghĩ về bài thơ thông qua việc lựa chọn các từ ngữ biểu cảm, câu văn cảm thán, câu hỏi tu từ,…
– Thể hiện cảm nghĩ qua các hình ảnh, từ ngữ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được trích dẫn trong bài thơ, đoạn thơ đó.
c. Kết đoạn: khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa
Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ.
khao khát trăm năm mãi đợi chờ ; Việt Nam máu và hoa Đọc hiểu ; Việt Nam máu và hoa