Đề: vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
I. ĐỌC HIỂU.
Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Vàm Cỏ Đông
Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông Anh mãi gọi với lòng tha thiết: Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
Đây con sông xuôi dòng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bông lồng trên sóng nước chơi vơi.
Có thể nào quên cô gái thơ Bơi xuống thoăn thoắt dưới trăng mờ Đưa đoàn “Giải phóng” qua sông sớm Bên sông, bót giặc đứng sờ sờ
Có thể nào quên những con người Tóc còn xanh lắm, tuổi đôi mươi Dám đổi thân mình lấy tàu giặc Nụ cười khi chết hãy còn tươi
Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày. |
Đây con sông như dòng lịch sử
Sáng ngời tên từ thuở Cha Ông Đã bao phen đoàn quân cảm từ Vùi đáy sông xác giặc tanh nồng.
Đi Vàm Cỏ Đông! Ơi con sông Nước xanh biêng biếc chẳng thay dòng Đuổi Pháp đi rồi, nay đuổi Mỹ Giặc đi đời giặc, sông càng trong
Có thể nào quên những đêm thâu Thức với sao đêm, anh đánh tàu Mà đem cơm nóng ra công sự Nghe tàu Mỹ rú, giục “ăn mau”
Vàm Cỏ Đông đây, ta quyết giữ Từng chiếc xuống, tấm lưới, cây dầm Từng con người làm nên lịch sử Và dòng sông trong mát quanh năm
Vàm Cỏ Đông đây, ta quyết giữ Từng mái nhà nép dưới rặng dừa Từng thửa ruộng ngời đen màu mỡ Từng mối tình hò hẹn sớm trưa….
Ở tận sông Hồng, em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông Anh mãi gọi với lòng tha thiết Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông. |
(Hoài Vũ, Nguồn: Trường Sơn – đường khát vọng, NXB Chính trị Quốc gia, 2009)
Câu 1. Bài thơ Vàm Cỏ Đông được viết theo phương thức biểu cảm kết hợp với phương thức nào?
- Tự sự và miêu tả.
- Miêu tả và nghị luận.
- Tự sự và nghị luận.
- Miêu tả và thuyết minh.
Câu 2. Các dòng thơ trong bài thơ Vàm Cỏ Đông được ngắt nhịp chủ yếu như thế nào?
- Nhịp 4/3 và nhịp 5/2.
- Nhịp 3/4 và nhịp 2/5.
- Nhịp 4/3 và nhịp 3/4.
- Nhịp 3/4, nhịp 4/3, nhịp 3/3/1, nhịp 2/1/4.
Câu 3. Các dòng thơ trong khổ thơ sau được gieo vần như thế nào?
Có thể nào quên cô gái thơ
Bơi xuống thoăn thoắt dưới trăng mờ
Đưa đoàn “Giải phóng” qua sông sớm
Bên sông, bótt giặc đứng sờ sờ
- Vần cách.
- Vần liền.
- Vần lưng.
- Vần hỗn hợp.
Câu 4. Con sông Vàm Cỏ Đông trong bài thơ Vàm Cỏ Đông không có nét đẹp nào?
- Bốn mùa soi từng mảnh mây trời,
- Từng ngọn dừa đưa gió phe phẩy.
- Bóng lồng trên sông nước chơi vơi.
- Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
Câu 5. Tác giả đã so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với:
- Dòng sữa mẹ, dòng lịch sử.
- Dòng sữa mẹ, lòng người mẹ.
- Dòng sữa mẹ, lòng người mẹ, dòng lịch sử.
- Dòng sữa mẹ, nước mắt của mẹ, dòng lịch sử.
Câu 6. Bài thơ Vàm Cỏ Đông sử dụng chủ yếu những biện pháp tu từ nào?
- Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ.
- Nhân hóa, so sánh, nói quá, tương phản.
- So sánh, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh.
- Điệp ngữ, ẩn dụ, tương phản, hoán dụ.
Câu 7. Nội dung chính của bài thơ Vàm Cỏ Đông là gì?
- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông.
- Ca ngợi lòng yêu nước, lòng dũng cảm, bất khuất của người dân trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
- Thể hiện tình yêu với dòng sông đã làm nên những chiến công lịch sử trong cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương, đất nước,
- Thể hiện niềm tự hào, tình yêu và sự gắn bó sâu nặng của tác giả đối với dòng sông của quê hương.
Câu 8. Vàm Cỏ Đông được nhắc đến trong bài thơ thuộc các tỉnh nào?
- Một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An.
- Một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang,
- Một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, tỉnh An Giang.
- Một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hậu Giang.
Câu 9. Tìm một khổ thơ trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và nhân hóa, nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó?
Câu 10. Trong bài thơ Vàm Cỏ Đông em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
II.VIẾT.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ sau:
Mẹ và quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lớn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. |
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. |
(Nguyễn Khoa Điềm, Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn học, 2012)
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
- Đọc hiểu vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
Câu 1. A. Tự sự và miêu tả.
Câu 2. C. Nhịp 4/3 và nhịp 3/4.
Câu 3. B. Vần liền.
Câu 4. D. Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
Câu 5. C. Dòng sữa mẹ, lòng người mẹ, dòng lịch sử.
Câu 6. A. Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ.
Câu 7. D. Thể hiện niềm tự hào, tình yêu và sự gắn bó sâu nặng của tác giả đối với dòng sông của quê hương.
Câu 8. A. Một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An.
Câu 9. Ví dụ:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải khắp đêm ngày
– Các biện pháp tu từ được sử dụng:
+ So sánh: Đây con sông như dòng sữa mẹ/ Và ăm ắp như lòng người mẹ.
+ Điệp ngữ: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông
+ Nhân hóa: Chở tình thương trang trải khắp đêm ngày
Tác dụng:
+ Với biện pháp so sánh tác giả cho thấy sông như dòng sữa mẹ luôn đem dòng nước ngọt về tưới cho cây cối, ruộng vườn, đem phù sa về bờ bãi thêm màu mỡ. Biện pháp tu từ so sánh còn cho thấy tình yêu của tác giả với dòng Vàm Cỏ Đông, coi dòng sông là người mẹ hiền.
+ Với biện pháp điệp ngữ tác giả nhấn mạnh tình cảm của mình dành cho sông Vàm Cỏ Đông.
+ Với biện pháp nhân hóa giúp cho dòng sông trở nên gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người hơn.
Câu 10. vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
Trong bài thơ “Vàm Cỏ Đông”, em thích nhất hình ảnh “Đây con sông như dòng sữa mẹ, nước về xanh ruộng lúa, vườn cây, và ăm ắp như lòng người mẹ, chở tình thương trang trải đêm ngày”. Hình ảnh này tượng trưng cho sự ấm áp và bao dung của quê hương, nơi mà con sông không chỉ là nguồn nước mà còn là biểu tượng của sự hy sinh và tình yêu thương của mẹ hiền. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với quê hương và người dân của mình.
2. Phần viết vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
2.1. Gợi ý chung vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
a. Yêu cầu về kiểu văn bản vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
– Kiểu bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.
b. Yêu cầu về nội dung
– Cần xác định được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đó.
– Cần tìm và nhận xét được những hiệu quả của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vẫn, nhịp được sử dụng trong khổ thơ, trong bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đó.
– Cần làm rõ được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đó.
– Cần xác định được để tài, chủ đề và thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ đó.
c. Yêu cầu về diễn đạt vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
– Về từ ngữ:
+ Cần sử dụng các từ ngữ, câu văn biểu cảm, thể hiện được chính xác, sinh động cảm xúc, suy nghĩ của em.
– Về ngữ pháp
+ Sử dụng kết hợp các kiểu câu để tạo giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc
+ Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.
+ Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn, các phần phục vụ cho lập luận của bài viết.
– Về chính tả: Viết đúng quy tắc chính tả.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp
Sử dụng các thao tác như: Phân tích, bình giảng…..
đ. Yêu cầu về bố cục
Đoạn văn phải có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Các câu trong đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.
2.2. Gợi ý lập dàn ý: vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
a. Mở đoạn: vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
Giới thiệu tên bài thơ, tác giả và nêu cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ….
b. Thân đoạn: vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
– Thể hiện cảm nghĩ về bài thơ thông qua việc lựa chọn các từ ngữ biểu cảm, câu văn cảm thán, câu hỏi tu từ,…
– Thể hiện cảm nghĩ qua các hình ảnh, từ ngữ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được trích dẫn trong bài thơ, đoạn thơ đó.
c. Kết đoạn: vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ.
2.3. Tham khảo 1: vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm là lời của người con nói về người mẹ của mình một người mẹ giản dị, mộc mạc, yêu con như bao người phụ nữ Việt Nam xưa nay. Bài thơ đã gợi cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc: những đứa con giống như những loại quả mẹ vun trồng, một lòng chăm sóc chờ ngày đơm hoa kết trái nhận quả ngọt. Mẹ đã bỏ bao công sức, tâm huyết, tình yêu thương chỉ mong các con nên người. Bài thơ không chỉ nói về công lao to lớn của mẹ mà còn thể hiện sự biết ơn, tình yêu thương, trân trọng mà người con dành cho mẹ. Bài thơ đóng lại, gợi thực trong mỗi chúng ta nhiều suy ngẫm về người mẹ trải bao vất vả cưu mang, chăm chút để cho nhiều thứ quả trên đời. Nhà thơ đã sử dụng tài tình nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mới chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ. Hình ảnh: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh gợi suy nghĩ: Sẽ là một nỗi sợ nếu phải rời xa vòng tay mẹ khi chưa đủ trưởng thành để đối diện với phong ba bão táp ngoài kia; sẽ không còn bến đỗ bình yên chúng ta có thể quay về sau những ngày mệt mỏi. Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu suy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là quả của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ.
2.3. Tham khảo 2: vàm cỏ đông ; đọc hiểu vàm cỏ đông ; trắc nghiệm vàm cỏ đông
Bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm thể hiện sự kính trọng, tri ân và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với người mẹ và công việc nuôi dưỡng gia đình. Từng dòng thơ như những cảm xúc chân thành và lòng biết ơn không ngừng của tác giả dành cho người mẹ, vốn là người đã dày công chăm sóc và vun trồng cho con cháu. Nguyên văn của bài thơ này làm nổi bật sự kết nối giữa mẹ và con, thông qua hình ảnh của những quả trái mà mẹ tôi hái được. Mỗi quả trái không chỉ là sản phẩm của công việc chăm sóc, vun trồng của mẹ mà còn là biểu tượng cho tình thương và sự hy sinh không ngừng của người mẹ. Sự trìu mến và tình cảm sâu lắng của tác giả được thể hiện qua từng chi tiết nhỏ nhặt trong bài thơ. Hình ảnh của những quả trái lớn mọc, mỗi mùa đều mọc lên như mặt trăng và mặt trời, tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động về cuộc sống vùng quê. Mỗi quả trái mang trong mình một phần của mồ hôi và công sức của người mẹ, là biểu tượng của tình yêu thương và hy sinh vô điều kiện.
Tác giả không chỉ nhớ về những quả trái và công việc vun trồng của mẹ mà còn nhớ về sự già nua của mẹ, những ngày mẹ đợi chờ để được hái quả. Tác giả thể hiện sự lo lắng và đau lòng khi nhìn thấy bàn tay mẹ mỏi mệt vì làm việc vất vả để nuôi sống gia đình. Điều này làm cho tác giả càng trân trọng và biết ơn hơn nữa tình yêu thương và sự hy sinh của người mẹ. Bài thơ “Mẹ và quả” là một bức tranh sống động và cảm động về tình cảm gia đình và tình mẫu tử. Nó gợi lên trong tâm hồn người đọc sự quý trọng và biết ơn đối với người mẹ, nguồn gốc và nền tảng vững chắc của cuộc sống. Đồng thời, bài thơ cũng là một lời nhắc nhở cho chúng ta về tầm quan trọng của việc trân trọng và quan tâm đến người mẹ trong cuộc sống hàng ngày, cũng như biết ơn và trân trọng những điều nhỏ nhặt mà họ đã làm cho chúng ta.