Đề: cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Viết đoạn văn hoặc bài văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Bác ơi!. cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Bác ơi!

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa….

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

 

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

 

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

 

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài

Còn đầu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay…

 

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi

Năm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

 

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

Cho hôm nay và cho mai sau…

 

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa.

 

Bác vui như ánh buổi bình minh

Vui mỗi mầm non, trái chín cành

Vui tiếng ca chung hoà bốn biển

Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.

 

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vài hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

 

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!

Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều.

 

Bác đã lên đường, theo tổ tiên

Mác – Lê-nin, thế giới Người Hiền

Ánh hào quang đỏ thêm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

 

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

(Tố Hữu, Nguồn Thơ Tố Hữu, NXB Văn học 2016)

cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi
Nhà thơ Tố Hữu

1. Gợi ý chung cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

b. Yêu cầu về nội dung

– Cần xác định được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đó.

– Cần tìm và nhận xét được những hiệu quả của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vẫn, nhịp được sử dụng trong khổ thơ, trong bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đó.

– Cần làm rõ được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đó.

– Cần xác định được để tài, chủ đề và thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ đó.

c. Yêu cầu về diễn đạt cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Về từ ngữ: 

+ Cần sử dụng các từ ngữ, câu văn biểu cảm, thể hiện được chính xác, sinh động cảm xúc, suy nghĩ của em.

– Về ngữ pháp

+ Sử dụng kết hợp các kiểu câu để tạo giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc

+ Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.

+ Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn, các phần phục vụ cho lập luận của bài viết.

– Về chính tả: Viết đúng quy tắc chính tả.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp

Sử dụng các thao tác như: Phân tích, bình giảng…..

đ. Yêu cầu về bố cục cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Đoạn văn phải có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Các câu trong đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

2.2. Gợi ý lập dàn ý: cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

a. Mở đoạn hoặc mở bài: cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Bác ơi!

b. Thân đoạn hoặc thân bài: cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

– Bốn khổ thơ đầu: Thể hiện nỗi đau xót của con người, của thiên nhiên khi Bác qua đời

+ Tâm trạng của con người.

+ Khung cảnh thiên nhiên.

+ Khung cảnh ngôi nhà sàn.

+ Đặc sắc nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc như điệp từ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ. Giọng thơ nghẹn ngào, sâu lắng, thiết tha.

– Sáu khổ thơ tiếp theo: Ca ngợi vị lãnh tụ kính yêu – một lòng vì dân, vì nước:

+ Lí tưởng sống cao đẹp của Bác.

+ Tình yêu thương của Bác đối với mọi người, mọi nhà và vạn vật.

+ Đức tính giản dị, khiêm tốn và sự hy sinh vì dân vì nước của Bác.

+ Đặc sắc nghệ thuật: Cảm xúc chân thành, sâu sắc, lời lẽ và hình ảnh thơ vừa bình dị vừa cô đọng, giàu ý nghĩa. Sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc như: nhân hóa, điệp ngữ, hoán dụ…. Giọng thơ tự nhiên phù hợp với cảm xúc và ý nghĩ – khi đau xót, khi trang trọng, lắng sâu.

– Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác:

+ Nhớ thương Bác không nguôi.

+ Nguyện học tập theo tấm gương của Bác.

+ Đặc sắc nghệ thuật: Nhịp thơ dồn dập, chứa đựng cảm xúc tiếc thương với chân lý, khẳng định sự chắc chắn vào sự vững bền của non sông Việt Nam.

c. Kết đoạn hoặc kết bài: cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Khẳng định giá trị của tác phẩm và nêu cảm xúc của bản thân về bài thơ Bác ơi!

cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

2.3. Tham khảo 1: cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Ngày 02 tháng 9 năm 1969, Bác Hồ mất, nhân dân cả nước và thế giới xúc động, đau đớn, tiếc thương vô hạn. Nhiều nhà thơ đã làm thơ viếng Bác. Mỗi bài thơ là cả tấm lòng của thi nhân tưởng niệm vị lãnh tụ kính yêu. Nhưng có lẽ bài thơ Bác ơi! của nhà thơ Tố Hữu là bài thơ cảm động nhất. Bài thơ không chỉ bộc lộ niềm đau xót và tiếc thương của tác giả đối với sự ra đi của Bác mà còn là sự đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người và cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài thơ có mười ba khổ thơ. Mỗi khổ thơ như là một nén tâm nhang dâng lên kính Bác. Với bốn khổ thơ đầu, tác giả đã bày tỏ nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn khi Bác qua đời với những câu thơ hết sức chân thực, cảm động:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa….

Chiều nay con chạy về thăm

Bác ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Đây là những câu thơ khái quát cảnh thực: những ngày diễn ra quốc tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trời đổ mưa. Tác giả đặt hai vế đời tuôn nước mắttrời tuôn mưa trong cùng một câu thơ đã làm nổi bật nỗi đau đớn của lòng người và của lòng trời trước sự ra đi của Bác. Cách xưng hô con – Bác thân thương, gần gũi, càng làm câu thơ thêm lắng sâu, nghẹn ngào:

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn

Nhà thơ như không tin vào nỗi mất mát, đau xót này, muốn lần theo những kí ức, kỉ vật, không gian quen thuộc để hồi tưởng, để kiếm tìm bóng dáng thân quen của Người. Cảnh sắc, đồ vật, không gian vẫn còn đây nhưng đã không còn sự hiện hữu của Bác. Bởi thế mà lối sỏi quen, thang gác, chuông nhỏ, phòng, rèm, đèn đều như trống rỗng, lặng câm, vô hồn. Bác đã đi rồi! Làm sao có thể tin được điều đau lòng đó. Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3: Phòng lặng, rèm buông/ tắt ánh đèn thể hiện đứt đoạn, tức tưởi, đau đớn khi căn phòng Bác ở đã tắt ánh đèn.

Với hai khổ thơ đầu, tác giả không trực tiếp nói về sự ra đi của Bác. Đó là tâm lí con người khi phải đối diện với sự mất mát quá to lớn và đột ngột. Đến khổ thơ thứ ba, câu hỏi là câu khẳng định nhưng lại mang tâm trạng hụt hẫng, bàng hoàng khi tác giả không tin vào nỗi đau mất mát quá to lớn đó:

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười.

Miền Nam trong tim Bác, ngày nào miền Nam chưa được giải phóng thì Bác vẫn còn sự khắc khoải, đớn đau và với miền Nam, hàng triệu, hàng triệu trái tim đang mơ ngày hội để được rước Bác vào thăm, thấy Bác cười, nhưng xót xa thay giờ đây vị lãnh tụ đã thành người thiên cổ:

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay….

Sự vàng ngọt của trái bưởi, hương thơm của hoa nhài dường như đã trở thành vô nghĩa khi Bác ra đi. Đại từ ai, đâu khẳng định một lần nữa khoảng trống lặng im mà Người để lại, khoảng trống ấy không ai và không có gì có thể khỏa lấp, bù đắp được.

Trong bốn khổ thơ đầu, cùng với nghệ thuật đối lập, sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và cách dùng hình ảnh quen thuộc, gần gũi, tác giả đã diễn tả nỗi đau đớn tột cùng trước sự ra đi của Bác.

Phần chính của bài thơ là sự cảm nhận bao quát những nét nổi bật nhất, xúc động nhất về Bác Hồ của nhà thơ. Nhà thơ nghĩ thương Bác, một đời chỉ biết yêu thương, lo lắng cho mọi người:

Ôi! Phải chi lòng được thảnh thơi

Năm canh bớt nhọc nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người

Nhà thơ ca ngợi trái tim yêu thương mênh mông của Bác. Chính nguồn tình cảm cao quý này đã tạo ra sức mạnh vô biên cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Và Tố Hữu đã khái quát thành hai dòng tình cảm lớn và tình yêu nước ôm cả non sông và lòng thương người mọi kiếp người. Tìm hiểu con người Bác và thơ Bác, chúng ta càng thấy khái quát của Tố Hữu thật là sâu sắc, ý nghĩa.

Rồi tác giả mở rộng những khía cạnh của hai dòng tình cảm lớn đó:

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

Cho hôm nay và cho mai sau….

Nỗi đau của Bác là nỗi đau dân nước, nhân dân còn lầm than, Bác đau, đất nước còn chia cắt, Bác đau. Tình thương, nỗi lo, tấm lòng yêu thương của Bác không chỉ rộng dài theo không gian năm châu mà còn trải suốt chiều dài của thời gian Cho hôm nay và cho mai sau. Lí tưởng và lẽ sống cao cả của người Cha già dân tộc là những niềm yêu, nỗi lo dành trọn cho dân tộc và nhân loại, cho thế hệ hôm nay và cả những thế hệ mai sau. Lẽ sống ấy vừa vĩ đại vừa gần gũi như muôn mối lo của lòng mẹ, của tình mẫu tử.

Mỗi nhận định, mỗi minh chứng của Tố Hữu vừa có giá trị khái quát lại vừa cụ thể sinh động làm nổi bật những khía cạnh tình cảm và tư tưởng phong phú của vị lãnh tụ:

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

Tố Hữu đã dành trọn sự kính yêu, trân trọng khi so sánh Bác với trời đất của ta. Tác giả ca ngợi tình yêu rộng lớn mà cụ thể, vĩ đại mà bình dị của Bác. Tình yêu rộng dài ấy khi thì dành cho những vật bé nhỏ, mong manh như ngọn lúa, cành hoa, khi hướng tới quyền tự do thiêng liêng của mỗi cuộc đời, mỗi con người, khi thì lo nỗi lo của năm châu, khi chăm lo cho những con người cụ thể em thơ, cụ già. Đó là một tình yêu lớn của một tâm hồn, một nhân cách lớn.

Tố Hữu cũng thấu hiểu nỗi lòng của Bác đối với miền Nam nên đã dành hẳn một khổ thơ để diễn tả tình cảm sâu nặng của Bác đối với nhân dân miền Nam và tình cảm thiêng liêng của nhân dân miền Nam đối với Bác:

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Bác nghe từng bước trên tiên tuyến

Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa…

Tố Hữu viết về ân nghĩa nặng sâu giữa Bắc và miền Nam thân thương bằng những câu thơ tràn đầy tình nghĩa. Đó là ân nghĩa giữa cha và con, là nỗi nhớ mong của một tình cảm vừa máu thịt, thiêng liêng vừa gần gũi, thân thiết. Người đọc như cảm nhận được ánh nhìn dõi theo đầy lo lắng, yêu thương của người cha già dân tộc hướng về miền Nam tiền tuyến, hướng về một phần máu thịt của Tổ quốc trong từng bước, trong mỗi tin mừng.

Tố Hữu đã cảm nhận được điều bao trùm và hết sức cơ bản trong cách sống của Hồ Chí Minh: con người ấy đạt đến cái tự nhiên của trời đất, tức là đã hòa đồng với tự nhiên, đã đạt đến cái cao sâu huyền diệu của sự sống. Và vì thế mà cũng trường tồn với trời đất. Phải chăng đó chính là ngọn nguồn sâu xa của tinh thần lạc quan và lẽ sống quên mình của Bác:

Bác vui như ánh buổi bình minh

Vui với mầm non, trái chín cành

Vui tiếng ca chung hòa bốn biển

Nâng niu tất cả chỉ quên mình

Niềm vui của Chủ tịch Hồ Chí Minh như toả rạng trong những câu thơ Tố Hữu. Tác giả đã so sánh niềm vui, nụ cười của Bác với ánh sáng rạng rỡ của bình minh. Niềm vui đó Bác không dành cho riêng mình mà dành cho mỗi mầm non, trái chín cành, tiếng ca chung. Đức hi sinh Nâng niu tất cả, chỉ quên mình của Bác thật cao cả và lớn lao, đó là kết quả của một tình yêu lớn, một nhân cách vĩ đại, một con người dành trọn cuộc đời mình để dấn thân, cống hiến:

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Tố Hữu ngợi ca bằng những vần thơ đầy trân trọng, bằng những hình ảnh độc đáo, đầy sáng tạo. Sự đối lập giữa hình ảnh áo vải mong manh và tượng đồng, hồn muôn trượng và phơi những lối mòn cũng như phép đối được sử dụng trong từng câu thơ đã khái quát được cả cuộc đời vĩ đại của Bác. Đó là sức mạnh tinh thần mà Bác đã tạo ra, nhân cách của cuộc đời Bác là một tấm gương sáng mà mỗi người có thể tự soi chiếu để mình được trong sáng hơn.

Ba khổ thơ cuối của bài thơ, nhà thơ nén đau thương, vì còn nghĩa nặng đối với non nước như lời Bác dặn lúc ra đi:

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu

Ra đi, Bác dặn: Còn non nước…

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều.

Những chi tiết trong Di chúc của Bác như Còn non nước, Mác Lê-nin thể hiện suy nghĩ của nhà thơ về trách nhiệm của những người kế tục sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, đồng thời cũng nói lên lòng trung thành của nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng đối với vị lãnh tụ đã khuất. Nhà thơ tin tưởng vào sự trường tồn của sự nghiệp cách mạng mà Người đã gây dựng và nguyện vươn lên, vững chắc:

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác – Lê Nin thế giới Người Hiền

Ánh hào quang đỏ thêm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Ghi nhớ công ơn của Bác đối với dân tộc, noi gương hình ảnh giản dị, mẫu mực của Bác, nhà thơ khái quát thành một chân lí và quyết tâm:

Nhớ đôi đẹp cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

Lời thơ là lời thề, bởi vậy giọng điệu câu thơ khỏe khoắn, rắn rỏi. Lời thề hứa cũng là lời đáp lại những mong muốn của Người, đáp lại những băn khoăn, trăn trở mà Người đang thực hiện dang dở. Bởi vậy có thể thấy tình cảm thiết tha, sâu nặng ân tình mà hàng triệu trái tim Việt Nam cùng dâng lên Người.

Bài thơ Bác ơi! là tiếng khóc bi tráng trước sự ra đi của Bác. Bài thơ tiêu biểu cho bút pháp thơ Tố Hữu: cảm xúc rất mực chân thành, sâu sắc, lời lẽ và hình ảnh thơ vừa bình dị vừa cô đọng, giàu ý nghĩa; giọng thơ tự nhiên phù hợp với cảm xúc và ý nghĩa – khi đau xót, khi trang trọng lắng sâu,…

Qua bài thơ Bác ơi, Tố Hữu đã truyền đến người đọc niềm thương yêu, sự tôn kính lãnh tụ Hồ Chí Mình. Hình tượng của Bác hiện lên trong bài thơ quen thuộc, gần gũi, giản dị…. nhưng cũng chính sự giản dị, quen thuộc, gần gũi đó đã trở thành phẩm chất Hồ Chí Minh, và chính vì vậy, Bác sống mãi trong lòng dân tộc:

Vì sao Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh

Như một niềm tin, như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh.

(Tố Hữu)

cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

2.3. Tham khảo 2: cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Bài thơ “Bác ơi!” của Tố Hữu là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, nó không chỉ là sự biểu lộ lòng kính trọng và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là một biểu tượng của tình yêu quê hương, lòng trung thành với lịch sử và tinh thần đoàn kết dân tộc. Đầu tiên, bài thơ thể hiện sự bi ai và tưởng nhớ về Bác Hồ – người lãnh đạo vĩ đại của dân tộc. Việc mô tả những cảnh thái dương, mưa rơi, vườn rau ướt nhòa không chỉ tạo nên bối cảnh cho tác phẩm mà còn là biểu hiện của tâm trạng bi ai và nhớ nhung của tác giả. Hình ảnh chuông reo trong vắt, phòng trống lặng yên khi Bác đã đi mãi càng làm tăng thêm sự buồn bã và nhớ nhung. Bên cạnh đó, bài thơ là một sự khen ngợi và tôn vinh sự đại đức, tinh thần hy sinh và tâm hồn cao cả của Bác Hồ. Tố Hữu đã dùng những từ ngữ tôn trọng và ý nghĩa để diễn tả tình cảm của mình dành cho Bác, từ việc gọi Bác là “Bác ơi” đến việc mô tả về những cống hiến và công lao của Bác cho dân tộc. Ngoài ra, bài thơ còn là một lời thề nguyện và cam kết của tác giả và của nhân dân Việt Nam, về việc tiếp tục theo đuổi lý tưởng, nguyện vọng mà Bác Hồ đã dạy dỗ và dẫn dắt, với sự hy sinh và kiên trì để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, tự do và công bằng. Tóm lại, bài thơ “Bác ơi!” là một tác phẩm văn xuôi đầy ý nghĩa và cảm xúc, là biểu tượng của lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của nhân dân Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh – một người lãnh đạo vĩ đại và tượng đài của dân tộc, và cũng là một hành trình tinh thần của lòng dân Việt, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

cảm nghĩ về bài thơ bác ơi ; cảm nhận về bài thơ bác ơi ; cảm xúc về bài thơ bác ơi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *