Cuộc gặp gỡ tình cờ

(Trích từ truyện Đêm mười ba)

Câu 1: cuộc gặp gỡ tình cờ ; đọc cuộc gặp gỡ tình cờ  

Những sự kiện chính của VB:

– Ô-sê-ki từ biệt cha mẹ, gọi xe về nhà, lòng nàng nặng trĩu nỗi buồn.

– Xe chạy được một lúc, người phu xe đột nhiên xin lỗi và từ chối kéo Ô-sê-ki đi tiếp. Nhưng rồi khi nhận ra những bất ổn mà người khách nữ có thể gặp phải ở một nơi vắng vẻ trong đêm tối, anh ta lại tiếp tục mời khách lên xe.

– Dưới ánh trăng, qua dáng vẻ và giọng nói của phu xe, Ô-sê-ki sửng sốt nhận ra đó là Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê, người mà nàng từng gắn bó, yêu thương và khao khát được làm vợ. Rô-ku-nô-su-kê cũng sửng sốt không kém và tự thấy rất xấu hổ về cách hành xử cũng như bộ dạng khốn khổ của mình.

– Trên đoạn đường còn lại, họ đi bộ và trò chuyện cùng nhau. Qua đó, Ô-sê-ki hiểu được tình cảnh sa sút, oái oăm của Rô-ku-nô-su-kê. Cũng có lúc Ô-sê-ki muốn cho anh biết về cuộc sống không hạnh phúc của mình, nhưng lại thôi. Tuy vậy, nàng tỏ ra hết sức cảm thông với tình cảnh khốn khó và nỗi buồn của anh.

– Trước lúc chia tay, Ô-sê-ki gửi biếu Rô-ku-nô-su-kê một ít tiền. Rô-ku-nô-su-kê hiểu và trân trọng tấm lòng nàng. Rồi họ chia tay nhưng có lẽ “cả hai đều nghĩ về nhau và biết rằng họ được chia sẻ nỗi buồn trong đời”.

Câu 2: cuộc gặp gỡ tình cờ ; đọc cuộc gặp gỡ tình cờ  

– Điểm giống nhau: cuộc gặp gỡ tình cờ ; đọc cuộc gặp gỡ tình cờ  

Có chung một kí ức với những kỉ niệm thơ mộng, đáng nhớ; đều nuôi dưỡng, giữ gìn trong lòng những tình cảm và giấc mộng yêu thương thầm kín; đều phải kết hôn với người mình không yêu từ áp lực của gia đình hoặc hoàn cảnh khách quan; đều mang nặng nỗi buồn về một tình yêu dang dở, hiện tại bất như ý;…

– Điểm khác nhau: cuộc gặp gỡ tình cờ ; đọc cuộc gặp gỡ tình cờ  

        + Cùng có một hôn nhân không tình yêu, tuy nhiên cách họ đi đến quyết định ấy khác nhau: Ô-sê-ki quyết định kết hôn vì muốn bảo vệ lợi ích của người thân, gia đình, nàng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của chính mình; còn với Rô-ku-nô-su-kê, đó lại là một quyết định sai lầm, vội vã vì nghe theo lời khuyên bảo, thúc giục của người thân.

        + Tuy cùng gánh chịu bất hạnh, buồn khổ, Ô-sê-ki chấp nhận lặng lẽ chịu đựng một mình, không nỡ và cũng không có cơ hội chia sẻ với ai; Rô-ku-nô-su-kê lại có nhiều phản ứng tiêu cực, sa vào cảnh chơi bời dẫn đến sa sút, nghèo khốn, gia đình li tán.

        + …

Cơ sở cảm nhận: Qua lời đối thoại của Rô-ku-nô-su-kê; lời đối thoại và độc thoại nội tâm của Ô-sê-ki; lời kể, bình luận, biểu cảm của người kể chuyện

Câu 3: cuộc gặp gỡ tình cờ ; đọc cuộc gặp gỡ tình cờ  

HS có thể nêu một vài nhận xét miễn là hợp lí, dựa trên cứ liệu của VB, chẳng hạn như:

– Tính cách của nhân vật Ô-sê-ki: Bề ngoài tỏ ra lặng lẽ, cam phận nhưng trong ý thức, Ô-sê-ki hiểu thấu nỗi bất hạnh của mình nên luôn trĩu nặng nỗi buồn; là người phụ nữ Nhật Bản truyền thống, hiểu rõ bổn phận, hành xử đúng mực, trân quý tình yêu, mộng ước; nhạy cảm, vị tha, dễ cảm thông chia sẻ tình cảnh bất hạnh, nỗi buồn của người khác, nhưng cũng biết làm chủ hành vi và giới hạn cảm xúc của mình.

Nhận xét: Các nét tính cách trên cho thấy Ô-sê-ki vừa đáng trọng, vừa đáng thương.

– Tính cách của nhân vật Rô-ku-nô-su-kê: Một chàng trai vốn xuất thân khá giả, có tình yêu trong sáng nhưng yếu đuối khi để mất tình yêu, địa vị của mình, càng về sau càng sa sút; một người đàn ông “không giống với người xấu”, nhưng sống buông thả, dễ sa ngã.

Nhận xét: Các nét tính cách trên cho thấy Rô-ku-nô-su-kê vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Câu 4: cuộc gặp gỡ tình cờ ; đọc cuộc gặp gỡ tình cờ  

VB Cuộc gặp gỡ tình cờ (trích Đêm mười ba) được sáng tác trong bước chuyển từ trào lưu lãng mạn sang hiện thực của văn học Nhật Bản. Vì thế, VB có sự đan xen giữa các yếu tố của phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn. à HS có thể dựa trên cách giải quyết câu hỏi 5 bài học về VB Hai đứa trẻ để chỉ ra được những biểu hiện của phong cách lãng mạn và hiện thực trong VB này.

Câu 5: cuộc gặp gỡ tình cờ ; đọc cuộc gặp gỡ tình cờ  

Các giá trị được gợi ra từ VB Cuộc gặp gỡ tình cờ:

– Giá trị nhận thức: VB giúp bạn đọc hiểu về bộ mặt xã hội, gia đình đương thời, các nhân vật và số phận, tính cách của họ trong bối cảnh ấy; nhận thức về lẽ phải, điều tốt, xấu, cách hành xử phù hợp trong đời sống;…

– Giá trị giáo dục: VB đánh thức lòng nhân ái, cảm thông với số phận, cảm xúc,… của con người.

Giá trị thẩm mĩ: VB mang đến cho người đọc những rung động, tình cảm phù hợp trước cái đẹp trong cách hành xử, suy nghĩ của con người và cái đẹp của một truyện ngắn.

cuộc gặp gỡ tình cờ ; đọc cuộc gặp gỡ tình cờ  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *