THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG
Bài tập 1: Ngôn ngữ trang trọng ; đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng ; đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng
Cả bốn ngữ liệu đều sử dụng ngôn ngữ trang trọng được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. Cụ thể:
Đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng | Ngữ liệu a | Ngữ liệu b | Ngữ liệu c | Ngữ liệu d |
Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái trang nghiêm, tôn kính, tao nhã,… | nguồn sống rào rạt, chốn nước non lặng lẽ, say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, tận hưởng, nồng nàn, tha thiết,… | phong cách, giá trị thẩm mĩ, phong cách trường phái, phong cách thời đại, quan niệm, đề tài, tư tưởng, cảm hứng,… | sự tương đồng, điểm khác biệt, phong vị cổ điển, phong cách thơ cổ điển, tính hiện đại | Kính chào quý vị, theo dõi, bản tin cuối ngày, Đài truyền hình Việt Nam |
Không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ | Bốn ngữ liệu không có tiếng lóng, khẩu ngữ. | |||
Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng | Các câu trong bốn ngữ liệu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng. |
Bài tập 2:
Nhận xét về ngôn ngữ của hai nhân vật Tuấn và Quỳnh trong đoạn trích:
– Sử dụng từ ngữ có sắc thái trang nghiêm, tôn kính: dạ, đến hầu thăm cụ, thưa cụ,…
– Sử dụng cách xưng hô phù hợp đối với người có tuổi tác, vị trí cao hơn: cụ – con.
– Sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng (thể hiện ở hai câu trả lời của Tuấn và Quỳnh).
Bài tập 3: Ngôn ngữ trang trọng ; đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng ; đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng
a. Ngôn ngữ người nói sử dụng chưa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Lí do: Người nghe ở đây không chỉ có các bạn mà có cả thầy, cô giáo. HS chỉ sử dụng từ “chào” (không có chủ ngữ hoặc từ ngữ thể hiện sự kính trọng) với thầy cô là không thể hiện sự tôn kính dành cho người lớn tuổi và có vị trí cao hơn mình (nên thay bằng từ ngữ “kính chào”).
Ngoài ra, HS sử dụng từ xưng hô (“mình”) chưa phù hợp vì như trên đã nói, người nghe ở đây không chỉ có những người ngang hàng mà còn có cả những người có tuổi tác, vị trí cao hơn HS.
b. Ngôn ngữ người viết sử dụng chưa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, người viết sử dụng từ ngữ xưng hô chưa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (“mình”), sử dụng khẩu ngữ (“đẹp ơi là đẹp”).
Lí do: Đây là bài làm văn nghị luận văn học (kiểu bài nghị luận văn học) của HS trong kì thi nên HS cần sử dụng ngôn ngữ nghiêm túc, khách quan; tránh sử dụng khẩu ngữ.
Bài tập 4: Ngôn ngữ trang trọng ; đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng ; đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng
Khi trình bày kết quả nghiên cứu trong một cuộc thi nghiên cứu khoa học, cần sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan; diễn đạt rõ ràng, trong sáng; không sử dụng tiếng lóng, khẩu ngữ; sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.
Nói cách khác, HS cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng khi trình bày kết quả nghiên cứu trong một cuộc thi nghiên cứu khoa học