VIẾT THƯ TRAO ĐỔI CÔNG VIỆC

Ngữ liệu 1:

Câu 1: 

Ngữ liệu tham khảo 1 được viết dưới hình thức thư điện tử. Căn cứ xác định: có địa chỉ email người gửi và người nhận, cùng với tiêu đề thư, nhưng không có địa điểm và thời gian trong nội dung thư.

Câu 2:

Người viết thư là Bí thư Chi đoàn lớp 12A1, người nhận thư là thầy chủ nhiệm. Người viết sử dụng ngôn ngữ lịch sự, lễ phép thể hiện sự kính trọng với người nhận, như đại từ xưng hô, các cách diễn đạt như “kính gửi”, “em đề xuất”, “em đề nghị”, “em mong sớm nhận được ý kiến góp ý của thầy”, “Kính chúc thầy một tuần làm việc hiệu quả và nhiều niềm vui”.

Câu 3: 

 Mục đích của bức thư: trao đổi với thầy chủ nhiệm về kế hoạch tham gia hội thao của trường. Trong thư, người viết đề xuất với GV chủ nhiệm các công việc cần chuẩn bị như đội hình, tập luyện, việc hỗ trợ cá nhân và đội dự thi.

Câu 4: viết thư trao đổi công việc ; soạn bài viết thư trao đổi công việc

Lá thư đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài.

Sơ đồ bố cục kiểu bài:

viết thư trao đổi công việc ; soạn bài viết thư trao đổi công việc

 

Ngữ liệu 2: viết thư trao đổi công việc ; soạn bài viết thư trao đổi công việc

Câu 1: viết thư trao đổi công việc ; soạn bài viết thư trao đổi công việc

VB đáp ứng bố cục của kiểu bài Thư trao đổi công việc.

Câu 2: viết thư trao đổi công việc ; soạn bài viết thư trao đổi công việc

Người viết: nhà văn Nguyễn Hiến Lê, người nhận: nhà văn, nhà thơ Quách Tấn. Cả hai đều là những trí thức lớn, có sự kính trọng nhau, nên Nguyễn Hiến Lê đã sử dụng ngôn ngữ trọng thị, nghiêm túc nhưng cũng chân thành, giàu tình cảm. Hình thức thể hiện: bố cục mạch lạc, chia tách rõ ràng từng nội dung trao đổi.

Câu 3:

Nội dung tái bút hỏi về trái chà là. Đây không phải là nội dung liên quan đến các vấn đề chính cần trao đổi, nên không được đặt ở trong phần chính của bức thư.

Sơ đồ bố cục kiểu bài:

viết thư trao đổi công việc ; soạn bài viết thư trao đổi công việc

 

Câu 4: viết thư trao đổi công việc ; soạn bài viết thư trao đổi công việc

Khi đối chiếu ngữ liệu 1 và 2, đối chiếu 2 sơ đồ, HS có thể rút ra một số kinh nghiệm khi viết Thư trao đổi công việc, như:

– Lưu ý đến các quy ước trình bày của thư tay và thư điện tử.

– Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc để lựa chọn ngôn ngữ viết phù hợp, thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người viết.

– Đảm bảo đúng quy cách trình bày và yêu cầu về nội dung của các phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

– Các vấn đề trao đổi cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân.

– Có thể sử dụng các phương tiện liên kết để đánh dấu các ý quan trọng trong nội dung bức thư.

viết thư trao đổi công việc ; soạn bài viết thư trao đổi công việc

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *