Đề: một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô
qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng
võng mắc cột tràm đêm ướt sũng
xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhoà
đôi lúc ngẩn người một ráng đỏ chiều xa
quên đời mình thêm tuổi
chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi
mà không hề rợp bóng xuống tương lai
(2) những trận đánh ập về đầy trí nhớ
pháo chụp nổ ngang trời tưng bừng khói
nhịp tim dập dồn lần xuất kích đầu tiên
bình tông cạn khô trên nóc hầm nồng khét
những vỏ đồ hộp lăn lóc
cái im lặng ù tai giữa hai đợt bom
một tiếng gà bất chợt
bên bờ kênh hoang tàn
(3) thế hệ chúng tôi không sống bằng kỉ niệm
không dựa dẫm những hào quang có sẵn
lòng vô tư như gió chướng trong lành
như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh
(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình, dẫn theo thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu sau: một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm hình thức của đoạn trích trên.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai?
Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).
Câu 4. “thế hệ chúng tôi” được nói đến ở đoạn (3) có đặc điểm gì?
Câu 5. Điều tâm đắc nhất mà anh / chị rút ra được về quan điểm sống sau khi đọc đoạn trích trên là gì? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. Phần Viết (6,0 điểm) một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về một cách sống cần có để thể hiện ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước.
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “bà cô tôi” trong đoạn trích sau:
Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rễ và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy.”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa.”. Bà bảo, con dâu là vàng trời cho, mình không có công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lễ sống nó thì thôi còn hoạnh hoẹ nỗi gì. Bả chiều quý, và tôn trọng các con dâu thật lòng nên cả hai nàng dâu đều tâm sự với mẹ chồng: “Con ở với mẹ còn thoải mái hơn ở nhà với mẹ con.”. Con rể và con gái được nhận nhà ở một khu tập thể, nhà chật, lại xa, con còn nhỏ. Nhưng anh con rể không muốn nhờ và mẹ vợ, tự mình cũng thấy không tiện mà người ngoài nhìn vào càng không tiện. Bà biết thế nên bảo con rể: “Trong cái nhà của tôi có một phòng dành cho vợ anh. Của vợ anh tức là của anh. Cũng như mọi thứ của anh tức là của vợ anh. Chẳng lẽ anh bảo không phải.”. Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi.”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao?”. Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không?”. À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.
(Nguyễn Khải, Nếp nhà, dẫn theo nhandan.vn)
Gợi ý trả lời: một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
Câu 1. Những đặc điểm hình thức của đoạn trích thơ:
– Sử dụng thể thơ tự do (số chữ trong các dòng thơ và cách ngắt nhịp khác nhau, nhiều vần,…).
– Các chữ đầu dòng không viết hoa.
– Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
Câu 2. Nhân vật trữ tình: chúng tôi – những người lính.
Câu 3. Đoạn (1) có các biện pháp tu từ sau: điệp từ (mùa mưa), tương phản (mùa khô – mùa mưa), nói quá (chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi), ẩn dụ (rợp bóng xuống tương lai)…. HS nêu đúng giá trị gợi hình, gợi cảm của biện pháp tu từ đã chọn.
Câu 4. một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
“thế hệ chúng tôi” được nói đến ở đoạn (3) là những người không chìm đắm vào quá khứ mà quên đi hiện tại; không dựa dẫm, ỷ lại vào những vinh quang mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên; sống vô tư, hồn nhiên;…
Câu 5. một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
HS nêu được một điều tâm đắc nhất rút ra được về quan điểm sống sau khi đọc đoạn trích. Nội dung câu trả lời cần tự nhiên, chân thành, có sức thuyết phục; độ dài theo II.Phần Viết (6,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ ở phần Đọc hiểu và nêu một cách sống cần có để thể hiện ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước.
b) Thân bài: một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
b.1. Nêu cách sống của những người lính trong đoạn thơ (đã cho): không dựa dẫm, không ỷ lại; không chìm đắm vào quá khứ, quên hiện tại, lạc quan, vô tư….
b.2. Nêu bối cảnh đất nước ngày nay, đặc điểm của đất nước trong thời gian gần đây. Từ đó, nêu và phân tích một cách sống cần có để thể hiện ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước. Cần làm rõ: biểu hiện và tác dụng của cách sống đó; cho ví dụ minh hoạ.
(HS có thể lựa chọn một trong những cách sống được đề cập đến trong đoạn thơ đã cho và trình bày như trên hoặc đưa ra một cách sống khác theo quan điểm của bản thân.).
b.3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học
– Những biểu hiện của cách sống đó ở bản thân.
– Rút ra bài học cho bản thân và những người trẻ tuổi để có được cách sống đó.
c) Kết bài: một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
Khẳng định lại tính đúng đắn hoặc sự cần thiết của cách sống đã nêu.
Câu 2. (2,0 điểm) một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau:
a) Mở đoạn: Nêu khái quát về đặc điểm, tính cách nhân vật “bà cô tôi” được thể hiện trong đoạn trích (là người có quan điểm sống rất đúng đắn, suy nghĩ sắc sảo, tạo nên một “nếp nhà” đẹp đẽ).
b) Thân đoạn: một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
b.1. Nêu các biểu hiện làm rõ cho đặc điểm tính cách của “bà cô tôi” đã nêu ở câu mở đoạn. HS có thể có những cảm nhận khác nhau. Tham khảo các ý sau đây: Bà có cách tổ chức gia đình; công bằng và tôn trọng con cái; khiêm tốn, tự trọng, coi trọng nếp nhà,… Cần dẫn ra các bằng chứng cụ thể từ đoạn trích.
b.2. Nêu nghệ thuật khắc hoạ nhân vật “bà cô tôi” của nhà văn Nguyễn Khải. Tham khảo các ý sau: cách kể tự nhiên, ngôn ngữ sắc sảo; sử dụng ngôi thứ nhất, là người trong cuộc; kết hợp chuyển đổi điểm nhìn trần thuật làm cho câu chuyện sinh động, khách quan….
b.3. Nêu tình cảm, thái độ của tác giả dành cho nhân vật: Nhà văn thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng “bà cô”, nể phục của mình.
c) Kết đoạn: một người lính nói về thế hệ mình ; chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô ; đọc hiểu một người lính nói về thế hệ mình
Đánh giá khái quát hoặc nêu ấn tượng sâu đậm của bản thân về nhân vật “bà cô tôi”.