Đề: tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Thơ viết bằng nỗi nhớ xưa nay khó kể xiết. Nhưng ít có bài nào mà nhớ nhung lại được biểu đạt bằng nhiều chữ lạ và ám đến vậy. Người đọc “Tây Tiến” (1), làm sao quên được chữ “nhớ chơi vơi” trong câu: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”. “Chơi vơi” là trạng thái của nỗi nhớ hay trạng thái của cảnh vật được nhớ? Nó là cái chông chênh hẫng hụt của kẻ đang phải lìa xa nơi mình từng gắn bó, hay là cái trập trùng xa ngái của rừng núi miền Tây? Thật khó tách bạch. Cả chủ thể và đối tượng dường như đã trộn lẫn vào nhau mà đồng hiện trong một chữ “chơi vơi” ấy. Có phải đó là trạng thái chập chờn rất riêng của cõi nhớ chăng? Chữ “nhớ ôi” này cũng thế: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Nghe cứ nôn nao, nghèn nghẹn thế nào! Không phải “ôi nhớ” lối cảm thán quen mòn. Cũng không phải “nhớ ôi là nhớ!” thật thà, khẩu ngữ. Không phải “nhớ ơi” như tiếng gọi hướng ra người. Mà là “nhớ ôi” như tiếng kêu hướng vào mình. Ta nghe rõ trong lời thơ một nhớ nhung bất chợt cồn lên, kẻ nhớ không thể cầm lòng, đã vỡ oà ra thành tiếng kêu than. Buột miệng ra, mà dư ba súc tích, lạ thay là ngôn từ thơ! Rồi đây, “Tây Tiến” sẽ khuất dần sau những thăng trầm lịch sử, nhưng tiếng kêu kia hẳn sẽ còn gieo được những bồi hồi một thuở vào lòng người đọc mai sau! “Tây Tiến” cứ sống trong nỗi nhớ và sống bằng nỗi nhớ như thế.

(Chu Văn Sơn, “Tây Tiến” sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi, in trong Thức với mây Đoài (Nhiều tác giả), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2022)

tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

Chú thích: 

(1) Bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, sáng tác năm 1948.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp hay kết hợp?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả bàn về những từ nào trong bài thơ Tây Tiên?

Câu 3. Nêu tác dụng của những câu hỏi được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Người viết thể hiện thái độ, tình cảm gì với cách dùng từ của tác giả trong bài thơ Tây Tiến?

Câu 5. Nêu một số từ ngữ khác lạ hoặc ám ảnh trong một bài thơ viết về nỗi nhớ mà anh / chị đã đọc hoặc đã học và lí giải vì sao?

II. Phần Viết (6,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Susan Bruno, chuyên viên quản lí tài sản, người đồng sáng lập trang tư vấn đầu tư CollegeCFO.org chia sẻ bí quyết dạy con: “Nếu bố mẹ hi sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì chẳng khác nào làm hư đưa trẻ”… Chỉ khi nào hiểu được kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình là cách nuôi sống, khẳng định bản thân, đóng góp cho cộng đồng thì một người trẻ mới làm việc hăng say, trưởng thành.

(Theo Thiên Anh, Lối đi ngay dưới chân mình,

dẫn theo phunuonline.com.vn, ngày 18-7-2015)

Hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) nêu suy nghĩ của anh / chị về quan điểm của Susan Bruno: Nếu bố mẹ hi sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì chẳng khác nào làm hư đứa trẻ.

Câu 2. (2,0 điểm)

“Thơ có yếu tố tượng trưng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gọi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.”

(Theo Ngữ văn 11, tập hai, Bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế và Công ty

Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam, 2023, tr. 36)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên:

HY MÃ LẠP SƠN (1)

Nghìn thế kỉ đã theo nghìn thế kỉ,

Ta đứng đây nhìn thấy triệu Mặt Trời

Tắt và nhen, và phân phát cho đời

Những thời tiết tái tê hay ấm áp

[…]

Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất,

Không có chỉ bè bạn nổi cùng ta.

Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha

Lên vút thẳm, đứng trên nghìn đỉnh núi,

[…]

Ta lên cao như một ý siêu phàm

Nhìn vũ trụ muốn tranh phần cao vọi!

Đời đã hết. Chỉ riêng ta đứng mãi

Ở nơi đây không dấu vết loài người;

[…]

Ta cao quá, thì núi non thấp lắm,

Chẳng chi so, chẳng chỉ đến giao hoà

Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta

Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thê tuyệt!

Ngoài tang trắng của tuyết rồi lại tuyết

Hoạ chăng nghe gần gũi khúc ca trời

Trong veo ngần, hơi thuần tuý của hơi

Xuyên ngày tháng, vẫn vỗ về bên mái,

Và trời rót khúc ca trời cảm khải:

– “Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn

Người lên trời, ôi Hy Mã Lạp Sơn!”

(Xuân Diệu, Thơ Xuân Diệu, NXB Giáo dục, 1993, tr. 54–56)

Chú thích: tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

(1) Hy Mã Lạp Sơn: dãy Himalaya – dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất, cũng là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới.

Gợi ý trả lời: tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

Câu 1. Đoạn trích được triển khai theo kiểu đoạn văn kết hợp (phối hợp).

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả bàn về những từ “nhớ chơi vơi”, “nhớ ôi” trong bài thơ Tây Tiến.

Câu 3. Đoạn trích có các câu hỏi sau:

+ “Chơi vơi” là trạng thái của nỗi nhớ hay trạng thái của cảnh vật được nhớ?

+ Nó là cái chông chênh hẫng hụt của kẻ đang phải lìa xa nơi mình từng gắn bó, hay là cái trập trùng xa ngái của rừng núi miền Tây?

+ Có phải đó là trạng thái chập chờn rất riêng của cõi nhớ chăng?

– Những câu hỏi trên được dùng để khẳng định sức gợi và tính đa nghĩa của ngôn từ thơ, các từ ngữ được nhắc đến trong bài Tây Tiến, cũng là để cho thấy sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của người viết.

Câu 4. Người viết thể hiện sự thích thú, nỗi ám ảnh với cách dùng từ của tác giả trong bài thơ Tây Tiến.

Câu 5. HS chỉ ra một số từ ngữ trong một bài thơ (đã đọc hoặc đã học) viết về nỗi nhớ mà mình thấy lạ hoặc ám ảnh. Chỉ ra lí do (giá trị gợi hình, gợi cảm của từ ngữ đó hoặc ấn tượng sâu đậm của bản thân về từ ngữ đã chọn).

tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

II. Phần Viết (6,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm) tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở bài: Ghi lại ý kiến đã cho và nêu quan điểm của bản thân (đồng tình hoặc phản đối).

b) Thân bài: tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

b.1. Giải thích ý kiên

Giải thích nội dung ý kiến: Nếu bố mẹ chiều chuộng con cái, không để con cái tự mình làm việc, bố mẹ nhận hết về mình những khó khăn, vất vả, dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các con thì sẽ làm hư đứa trẻ, khiến chúng trở thành những cá nhân ích kỉ, lười biếng, thụ động, ỷ lại,…

b.2. Bàn luận về ý kiến

– HS có thể khẳng định ý kiến của Susan Bruno là đúng hoặc sai, sau đó chỉ ra những biểu hiện đúng đắn hoặc sai lầm của ý kiến, lấy ví dụ để chứng minh.

– Tuy nhiên, cần thấy đây là ý kiến hợp lí. Tác giả cho rằng cha mẹ không nên yêu thương con cái một cách mù quáng, bao bọc và hi sinh vì con cái một cách thái quá. Ý kiến của tác giả không hề mang tính phủ định tình yêu thương đích thực mà cha mẹ luôn dành cho con cái.

b.3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học

– Chỉ ra cách mà cha mẹ dành tình yêu thương cho bản thân mình, nhận xét về cách làm đó.

– Khẳng định cha mẹ cần thể hiện tình yêu thương và dạy dỗ con cái một cách hợp lí, không hi sinh thái quá và làm thay con quá nhiều nhưng cũng không nên bỏ mặc con cái mà luôn là chỗ dựa, là người đồng hành với con cái trên những bước đường đời. Đứa trẻ vừa nên đón nhận tình yêu thương, học hỏi từ cha mẹ, vừa phát triển tính tự lập để trở thành một cá nhân có ích.

c) Kết bài: tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

Khẳng định cha mẹ cần dành cho con cái tình yêu thương hợp lí để giúp con cái phát triển.

tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

Câu 2. (2,0 điểm) tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau:

a) Mở đoạn: Ghi lại ý kiến đã nêu và khẳng định đoạn thơ (đã cho) trong bài Hy Mã Lạp Sơn (Xuân Diệu) có nhiều hình ảnh “mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa”.

b) Thân đoạn: tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

b.1. Giải thích: Ý kiến đã nêu được những nét riêng về nghệ thuật của thơ tượng trưng.

b.2. Chứng minh ý kiến tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

HS cần làm rõ bài thơ nói chung, đoạn thơ (đã cho) nói riêng khắc hoạ hình tượng Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất, cũng là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới). Tác giả đã hoá thân vào hình tượng để bộc lộ cảm xúc. Hình tượng này vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho một cá nhân có những phẩm chất vượt trội, xuất chúng, siêu phàm, phi thường nhưng lại rất cô đơn, luôn thấy lẻ loi, lạnh lẽo.

– HS nên chọn một số hình ảnh, câu thơ mang tính tượng trưng trong đoạn để phân tích kĩ, nhất là biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để chỉ ra một mặt là sự lớn lao, phi thường, mặt khác là sự cô đơn, lẻ loi của Hy Mã Lạp Sơn.

c) Kết đoạn: tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

Nêu khái quát giá trị của hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ (để lại ấn tượng sâu đậm, giúp bản thân hiểu thêm về thơ tượng trưng….).

tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi ; đọc hiểu tây tiến sáng tạo từ nỗi nhớ chơi vơi

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *