Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

    TIẾNG ĐÀN BẦU

Lắng tai nghe đàn bầu
Ngân dài trong đêm thâu
Tiếng đàn là suối ngọt
Cho thời gian lên màu.

Tiếng đàn bầu của ta
Lời đằm thắm thiết tha
Cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm là giọng cha.

Đàn ngày xưa mất nước
Dây đồng lẻ não nuột
Người hát xẩm mắt mù
Ôm đàn đi trong mưa.

Mừng Việt Nam chiến thắng
Đàn bầu ta dạo lên
Nghe niềm vui sâu đậm
Việt Nam – Hồ Chí Minh.

(Lữ Giang – Thơ Việt Nam 1954-1964, Mã Giang Lâm sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, NXB, 1997, tr. 155)

* Lữ Giang (1928-2005) tên thật là Trần Xuân Kỳ, quê ở Thanh Hóa. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Ông là cây bút tiêu biểu cho nền văn học hiện đại Việt Nam với giọng thơ gần gũi, đầm ấm và chan chứa tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. Theo lời kể của nhà thơ Lữ Giang, bài thơ Tiếng đàn bầu được ông sáng tác vào năm 1954, đây chính là lần đầu ông được cùng người thân đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội dự buổi biểu diễn của đoàn văn công Quân đội do nhà thơ Hoàng Cầm chỉ đạo.

Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra những hình ảnh trong đoạn trích miêu tả các cung bậc của tiếng đàn bầu.

Câu 3. (1,0 điểm) Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn thơ:

Lắng tai nghe đàn bầu

Ngân dài trong đêm thâu

Tiếng đàn là suối ngọt

Cho thời gian lên màu.

Câu 4. (1,0 điểm) Tiếng đàn bầu trong khổ thơ thứ ba và khổ thơ thứ tư có gì khác nhau?

Câu 5. (1,0 điểm) Em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của tác giả gửi gắm trong bài thơ?

PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm) Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Viết đoạn văn  trình bày cảm nhận của em về âm thanh tiếng đàn bầu trong văn bản.

Câu 2 : (4.0 điểm) Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

    Viết bài văn nghị luận xã hội ( khoảng 600 chữ) trình bày cách ứng xử của em khi bị bắt nạt hoặc chứng kiến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay.   Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Gợi ý trả lời Tiếng  đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

I. Đọc hiểu Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Câu 1. Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Thể thơ: 5 chữ

Câu 2. Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Những hình ảnh trong đoạn trích miêu tả các cung bậc của tiếng đàn bầu: ngân dài trong đêm, cung thanh, cung trầm,…

Câu 3. Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

– Biện pháp tu từ từ so sánh: Tiếng đàn so sánh với suối ngọt.

(HS cần chỉ ra cụ thể dấu hiệu của BPTT so sánh mới cho điểm)

– Tác dụng:

+ Góp phần làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Giúp người đọc hình dung được âm thanh du dương, trong trẻo ngân nga của tiếng đàn.

+ Khiến cho người đọc có cảm giác êm dịu, ngọt ngào và thư thái. Đây chính là hình ảnh tượng trưng cho sự lắng đọng và tinh tế của âm nhạc đàn bầu.

Câu 4. Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

– Tiếng đàn trong khổ thơ thứ ba: là tiếng đàn thể hiện tâm trạng não nuột, buồn bã, sầu thảm khi đất nước bị xâm lăng…

– Tiếng đàn trong khổ thơ thứ tư: là tiếng đàn của chiến thắng, thể hiện niềm vui của nhân dân ta khi đất nước được tự do…

(GV chấm linh hoạt, chấp nhận những cách diễn đạt khác mà HS đưa ra nếu hợp lí, thuyết phục.)

Câu 5. Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Thái độ, tình cảm của tác giả:

– Yêu mến, tự hào về tiếng đàn bầu của quê hương, của dân tộc.

– Nỗi đau đớn, buồn tủi khi đất nước bị mất chủ quyền; là niềm vui, hạnh phúc khi đất nước được tự do, độc lập.

– Tình yêu quê hương đất nước, yêu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

(GV chấm linh hoạt, chấp nhận những cách diễn đạt khác mà HS đưa ra nếu hợp lí, thuyết phục.)

 

II.Làm Văn Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Câu 1. Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

  1. Mở đoạn:

Giới thiệu bài thơ: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ “Tiếng đàn bầu” và tầm quan trọng của tiếng đàn bầu trong văn hóa dân tộc Việt Nam.

Dẫn dắt vấn đề: Đề cập đến âm thanh của tiếng đàn bầu được miêu tả trong văn bản, mang lại nhiều cảm xúc và suy nghĩ cho người nghe.

2. Thân đoạn: Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Âm thanh êm dịu và trong trẻo gợi không khí thanh bình của tiếng đàn bầu: Tiếng đàn bầu trong đoạn đầu được miêu tả như “ngân dài trong đêm thâu” tạo nên một không gian tĩnh lặng và thanh bình, như dòng suối ngọt chảy mãi, làm dịu đi những mệt mỏi của cuộc sống.

Sự sâu lắng, đằm thắm trong từng giai điệu:

+ Tiếng đàn bầu mang “lời đằm thắm thiết tha” phản ánh tình cảm nồng nàn, sâu lắng của con người Việt Nam.

+ Hình ảnh cung thanh, cung trầm được ví như “tiếng mẹ” và “giọng cha” thể hiện tình yêu thương gia đình và sự gắn kết tình cảm dân tộc.

Nỗi buồn và niềm đau trong lịch sử dân tộc qua tiếng đàn:

+ Âm thanh của đàn bầu còn gợi lên những đau thương, mất mát trong lịch sử, với hình ảnh “đàn ngày xưa mất nước” và “người hát xẩm mắt mù” lang thang trong mưa.

+ Tiếng đàn bầu như tiếng khóc, tiếng than vãn, phản ánh những thăng trầm trong quá khứ của dân tộc.

Niềm vui, niềm tự hào và hy vọng từ tiếng đàn bầu khi đất nước chiến thắng:

+ Khi đất nước chiến thắng, tiếng đàn bầu lại vang lên với niềm vui và niềm tự hào sâu đậm, tượng trưng cho sự hồi sinh và sức mạnh của dân tộc.

+ Âm thanh ấy không chỉ là niềm vui cá nhân mà còn là niềm vui chung của cả dân tộc, khẳng định sự kiên cường và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.

* Âm thanh đàn bầu được miêu tả qua các hình thức nghệ thuật độc đáo. Bởi văn chương…

– Thể thơ 5 chữ với cách ngắt nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt; cách gieo vần đa dạng giàu nhạc điệu

– Ngôn ngữ giản dị mà giàu sức gợi

– Hình ảnh độc đáo…

– Các phép tu từ so sánh, đối giữa khổ 3 với 4, liệt kê… giàu giá trị biểu cảm.

– Nhan đề…

3. Kết đoạn: Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

– Khẳng định lại sự đa dạng và sâu sắc của âm thanh tiếng đàn bầu trong văn bản, từ buồn đau đến hy vọng, từ nỗi nhớ đến niềm tự hào.

– Nhấn mạnh vai trò của tiếng đàn bầu trong việc thể hiện tâm hồn và bản sắc của người Việt, đồng thời khơi gợi niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người.

(GV chấm linh hoạt, chấp nhận những cảm nhận khác nếu hợp lí, thuyết phục)

Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

Câu 2. Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

  1. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Cách ứng xử khi bị bắt nạt hoặc chứng kiến hành vi bạo lực học đường”
  2. Thân bài

2.1 Giải thích vấn đề: Bạo lực học đường bao gồm tất cả các hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần hoặc tình cảm giữa các học sinh trong môi trường học đường. Đó có thể là những hành động đánh đập, đe dọa, lăng mạ, cô lập, tống tiền, hoặc lan truyền thông tin sai lệch, xúc phạm trên mạng xã hội.

2.2 Phân tích vấn đề

a.Thực trạng: Mối quan hệ tích cực trong học đường bao gồm các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, và học sinh với nhân viên nhà trường. Đây là những mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng, hỗ trợ và hợp tác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng bạo lực học đường, bắt nạt và cô lập bạn bè vẫn còn diễn ra phổ biến.( Theo một khảo sát gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh cho biết từng bị bắt nạt lên đến 30%. Con số này cho thấy mối quan hệ giữa các học sinh chưa thực sự tích cực và cần được cải thiện.

b. Nguyên nhân: 

– Gia đình: Sự thiếu quan tâm, giáo dục không đúng cách, bạo lực gia đình là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực ở trẻ em.

– Nhà trường: Sự thiếu chặt chẽ trong quản lý, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống chưa được chú trọng, cùng với áp lực học tập, thi cử cũng là những nguyên nhân góp phần làm gia tăng bạo lực học đường.

– Xã hội: Sự tác động tiêu cực của các phương tiện truyền thông, game bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy đã làm méo mó nhận thức, giá trị sống của một bộ phận giới trẻ.

c. Hậu quả Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

 Bạo lực học đường không chỉ gây ra những tổn thương về thể chất, tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cả người gây ra bạo lực và những người chứng kiến.

– Người bị bạo lực : nạn nhân có thể bị ám ảnh, trầm cảm, rối loạn lo âu, thậm chí có ý định tự tử.

 – Người gây ra bạo lực có thể bị xa lánh, kỳ thị, rơi vào vòng xoáy tội phạm.

– Những người chứng kiến có thể trở nên thờ ơ, vô cảm hoặc sợ hãi, bất an.

  HS lập luận ý kiến trái chiều:

   Một số người cho rằng bạo lực học đường là chuyện “trẻ con”, không đáng để quan tâm quá mức. Họ cho rằng đó chỉ là những xích mích nhỏ, sẽ tự hết theo thời gian. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm và nguy hiểm. Bạo lực học đường không phải là chuyện nhỏ, nó có thể để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài.

d. Giải pháp

 * Đối với nạn nhân của bạo lực học đường:

–    Không im lặng: Hãy mạnh dạn lên tiếng, chia sẻ với người lớn mà mình tin tưởng như cha mẹ, thầy cô, bạn bè thân thiết hoặc các đường dây nóng hỗ trợ.

   – Tự bảo vệ: Học cách tự vệ cơ bản để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.

   –  Tìm kiếm sự giúp đỡ: Tham gia các nhóm hỗ trợ, các buổi tư vấn tâm lý để vượt qua nỗi đau và tìm lại sự tự tin.

  – Tham gia : Các khóa học tự vệ, các ứng dụng hỗ trợ tâm lý, các trang web cung cấp thông tin về bạo lực học đường.

 Phân tích: Việc lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ không chỉ giúp nạn nhân thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt mà còn góp phần ngăn chặn bạo lực học đường lan rộng.

  Bằng chứng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nạn nhân chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ và tham gia các chương trình hỗ trợ giúp họ vượt qua nỗi đau và giảm thiểu các tác động tiêu cực của bạo lực học đường.

* Đối với người chứng kiến bạo lực học đường:

 Bất kỳ ai chứng kiến hành vi bạo lực học đường cần:

– Không thờ ơ: Lên án hành vi bạo lực, thể hiện sự ủng hộ nạn nhân.

– Can thiệp kịp thời: Nếu có thể, hãy can ngăn hành vi bạo lực một cách an toàn.

– Thông báo: Cần báo cho người có trách nhiệm (giáo viên, bảo vệ, ban giám hiệu) về vụ việc.

(Cần có những ứng dụng báo cáo ẩn danh, các chương trình giáo dục về kỹ năng can thiệp bạo lực học đường.)

 Bằng chứng: Trường hợp nữ sinh ở Hưng Yên bị bạn đánh hội đồng, một học sinh đã quay lại video và đăng lên mạng xã hội, gây sức ép buộc nhà trường phải xử lý nghiêm minh vụ việc.

* Đối với gia đình và nhà trường: Cha mẹ, thầy cô giáo.

  – Lắng nghe và thấu hiểu: Tạo không gian an toàn để con cái, học sinh chia sẻ những khó khăn, lo lắng.

– Giáo dục: Tổ chức các buổi sinh hoạt, các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết xung đột, phòng chống bạo lực học đường.

 – Xây dựng môi trường an toàn: Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực.

Nhà trường:  cần có các tài liệu giáo dục, các buổi tập huấn cho giáo viên về phòng chống bạo lực học đường.

   Phân tích  Sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình và nhà trường là yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua khó khăn và ngăn chặn bạo lực học đường.

  Bằng chứng: Nhiều trường học đã triển khai thành công các chương trình phòng chống bạo lực học đường, giúp giảm thiểu đáng kể số vụ việc bạo lực xảy ra.

e . Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức được hành động bạo lực học đường là một hành vi xấu, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức, là đồng lõa với cái ác

– Hãy lên tiếng bảo vệ các nạn nhân bị bạo lực học đường…Mỗi chúng ta đều có thể góp phần nhỏ bé vào việc ngăn chặn bạo lực học đường.

– Bài học nhận thức và hành động:

  1. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Bạo lực học đường là một vấn nạn không thể xem nhẹ. Chúng ta cần chung tay hành động để bảo vệ trẻ em, xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh và nhân văn. 

Đưa ra thông điệp, lời khuyên với các bạn trẻ:  Tôi tin rằng với sự nỗ lực của tất cả chúng ta, một ngày không xa, bạo lực học đường sẽ chỉ còn là quá khứ. Hãy lên tiếng, đừng im lặng! Bạo lực học đường không phải là chuyện của riêng ai, đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta.

Tiếng đàn bầu ; đọc hiểu tiếng đàn bầu ; tiếng đàn bầu lữ giang

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *