Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) ; Đọc hiểu ngắm trăng (Hồ Chí Minh) ; trắc nghiệm ngắm trăng (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
Đọc hiểu: 6,0 điểm ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
Đọc văn bản sau: ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
Phiên âm:
Vọng nguyệt
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hưởng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh)
Lựa chọn đáp án đúng: ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
Câu 1. Bài thơ Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ gì?
- Thơ thất ngôn bát cú
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Thơ tự do
- Thơ ngũ ngôn
Câu 2. Hai câu thơ sau được ngắt nhịp như thế nào?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
- 2/2/3.
- 3/4.
- 4/3.
- 3/2/2.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
- Nhân hoá
- Hoán dụ
- Ẩn dụ
- Câu hỏi tu từ
Câu 4. Hai câu thơ sau đã sử dụng phép đăng đối nào?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
a. Đối hình ảnh: nhân – nguyệt; nguyệt – thi gia. Đối hành động: hướng – tòng; khán – khán, giữa người và trăng là song sắt nhà tù.
b. Đối hình ảnh: nhân – nguyệt; nguyệt – thi gia; Đối hành động: hướng – tòng; khán – khán ; song tiền // song khích.
Câu 5. Có ý kiến cho rằng: Dùng nghệ thuật nhân hoá trong câu “Nguyệt tòng song khích khán thi gia”, thi sĩ muốn một sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa tuyệt vời giữa người và trăng. Theo em ý kiến trên đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 6. Theo em, thông qua khoảnh khắc ngắm trăng, thi sĩ muốn thể hiện điều gì? Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau:
- Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đày, hướng về tương lai tốt đẹp.
- Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện niềm vui được trò chuyện với trăng.
- Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện nỗi buồn vì đang bị nhà tù Tưởng Giới Thạch giam giữ.
- Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện sự khổ đau vì bị tù đày không biết khi nào mới được trở về quê hương.
Câu 7. Điền đúng (Đ), sai (Sai) vào các đáp án sau.
- Nghĩa của yếu tố minh trong từ minh nguyệt là: sáng (…)
- Nghĩa của yếu tố thi trong từ thi gia là: thơ (… )
- Nghĩa của yếu tố vô trong từ vô hoa là: vào (… )
- Nghĩa của yếu tố tiền trong từ song tiền là: trước (… )
Câu 8. Xét câu thơ sau:
Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?
(Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?)
Câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 9. Nêu nội dung của bài thơ Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh?
Câu 10. Hãy chỉ ra mạch cảm xúc của nhà thơ trong bài Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh.
Phần tự luận: ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
Đọc và phân tích truyện ngắn sau: ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
HỘP CƠM CUỐI CÙNG CỦA MẸ
– Chị lại đến đây rồi! – Giọng tôi quát lên khi nhìn thấy mẹ Tân Dũng tay xách hộp cơm đến cho cậu bé, bởi trường chúng tôi có quy định không cho phụ huynh mang cơm cho học sinh.
– Thầy giáo à…..!
– Trời ơi, không phải tôi đã nói với chị rồi sao, trường học không cho phụ huynh mang cơm đến cho học sinh. Nếu ai cũng như chị thì trước cổng trường sẽ đông nghịt người, như vậy, chúng tôi làm sao để cho học sinh nghỉ giải lao đây?
– Tôi biết, tôi biết….
– Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rõ sai nhưng vẫn làm. Chị không biết đường để cậu bé tự mang đi sao?
– Tôi xin lỗi… xin lỗi thầy…
Những lời của người mẹ này, không biết tôi đã nghe bao nhiêu lần rồi. Cứ mỗi lần đến buổi trưa là bà lại mang cơm đến cho con, rồi năn nỉ, năn nỉ…
Tân Dũng là cậu học sinh ít nói, sống nội tâm. Có một lần trong giờ học, nhìn thấy cậu bé gật gà gật gù, tôi liền nhắc nhở. Nhưng cậu bé cứ như thế, ngủ gật từ đầu đến cuối buổi học, tôi bực mình không chịu được liền gọi cậu ta lên hỏi lý do tại sao, câu trả lời của cậu bé khiến mọi tức giận trong tôi dần biến mất:
– Thưa thầy! Vì tối qua mẹ em phải vào cấp cứu trong bệnh viện nên…
– Mẹ em bị sao?
– Mẹ em bị ung thư phổi ạ!
Tôi bàng hoàng, nhìn thân hình yếu ớt của Tân Dũng mà sống mũi tôi cay cay. Bữa cơm hôm ấy ở nhà, nhìn thấy vợ tôi cho con ăn, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh mẹ Tân Dũng luôn giấu cơm để đưa cho em.
Hôm sau, sau khi tan làm, tôi đi đến bệnh viện nơi mẹ Tân Dũng đang chữa bệnh.
[…] Bố Tân Dũng buồn bã nói với tôi:
– Thầy giáo có thể giúp tôi một việc này được không?
– Anh cứ nói, chỉ cần làm được, tôi sẽ cố gắng hết sức.
– Mấy ngày trước, bà ấy cứ nắm chặt tay Tân Dũng và nói “Từ nay, mẹ không còn – mang cơm cho con được nữa rồi!”. Tôi muốn nhờ thầy giáo hãy để cho bà ấy đưa cơm cho Tân Dũng lần cuối cùng để khi ra đi bà ấy được thanh thản, mong thầy giúp đỡ.
Tôi không thể không đồng ý.
Buổi trưa, chiếc xe cấp cứu còi inh ỏi đi đến trước cổng trường. Bố Tân Dũng cùng một vị y tá đỡ chiếc giường mà mẹ em đang nằm xuống. Tôi đứng sang bên cạnh, lặng người với cảnh tượng trước mắt.
Bố Tân Dũng mua sẵn một hộp cơm, mẹ Tân Dũng nằm trên giường bệnh yếu ớt đưa tay ra cầm lấy. Ở bên kia cảnh cổng trường, Tân Dũng đưa tay ra đón lấy hộp cơm mẹ đưa.
– Mẹ ơi! Tân Dũng bật khóc nức nở.
Lúc đó, tôi chứng kiến tận mắt mọi chuyện, hình như mẹ em muốn nói lời gì đó nhưng không thể nói nên lời.
– Mẹ ơi, con không muốn rời xa mẹ đâu! Tân Dũng vừa khóc vừa hét lên.
Tôi cũng bật khóc, giá như trước đây tôi không ngăn cản bà mang cơm đến… Điều ước của người mẹ thật đơn giản…
Ngày hôm sau, mẹ em qua đời. Sau đó một ngày, bố Tân Dũng đến văn phòng của tôi, đưa cho tôi một cái túi giấy.
– Thầy giáo à, đây là số tiền mà các thầy và các cháu học sinh quyên góp cho tôi. Tôi thấy trong trường còn rất nhiều học sinh cần đến số tiền này, vì vậy tôi đem trả lại cho thầy. Cảm ơn tấm lòng của các thầy và các cháu học sinh!
Sau đó, hàng ngày tôi đều nói chuyện với Tân Dũng, tôi sợ em không vượt qua được nỗi đau mất mę.
– Thưa thầy! Thầy yên tâm ạ, thầy không phải lo lắng cho em đâu ạ!
Tân Dũng nói tiếp:
– Em đã sớm biết được mẹ sẽ ra đi rồi. Không phải là mẹ em không muốn nghe lời dặn của thầy, em cũng nói với mẹ đừng đưa cơm đến nữa… Nhưng vì trong ngày chỉ có buổi trưa em mới được ăn cơm mẹ nấu thôi ạ!
Tôi bỗng run lên:
– Tại sao vậy?
– Mẹ em rất yếu, mọi việc trong nhà đều do bố làm hết, nấu cơm cũng vậy. Chỉ có buổi trưa bố vắng nhà, mẹ mới giấu bố để làm cơm cho em. Mẹ cứ nhất quyết phải mang cơm đến vì mẹ muốn em được ăn cơm mẹ nấu.
Nói xong, Tân Dũng òa khóc.
Mắt tôi cũng ngấn lệ từ lúc nào không hay. Bữa cơm của mẹ thật đáng giá biết bao…
(Nguồn: Câu chuyện nhân văn, mb.dkn.tn)
Gợi ý trả lời ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
Lựa chọn đáp án đúng: ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
Câu 1. B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2. C. 4/3
Câu 3. D. Câu hỏi tu từ
Câu 4. B. Đối hình ảnh: nhân – nguyệt; nguyệt – thi gia; Đối hành động: hướng – tòng; khán – khán ; song tiền//song khích.
Câu 5. A. Đúng
Câu 6. A. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp.
Câu 7. A – đúng; B – đúng; C – sai; D – đúng
Câu 8. A. Đúng
Câu 9.
Nội dung của bài thơ:
Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan và phong thái ung dung tự tại của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm.
Câu 10.
Mạch cảm xúc của nhà thơ:
– Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu, thi sĩ hòa vào dòng cảm xúc.
– Từ mạch cảm xúc ấy, Bác đã hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục trong hoàn cảnh sống gian nan để chứng tỏ rằng Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Phần tự luận ngắm trăng ; đọc hiểu ngắm trăng ; trắc nghiệm ngắm trăng
Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Hộp cơm cuối cùng của mẹ.
Phân tích đánh giá truyện: HỘP CƠM CUỐI CỦA MẸ