lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc (Tây Tiến, Quang Dũng) ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!. 

Đề: tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Đọc văn bản sau: tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

 

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. “

                     Phù Lưu Chanh, 1948

(Mây đầu ô, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986)

tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Gợi ý làm bài: tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mở bài tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

“Có khoảng không gian nào, đo chiều dài nỗi nhớ

Có khoảng mênh mông nào, sâu thẳm hơn tình thương”

 Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ thương. Nếu như Giang Nam gửi nỗi nhớ về quê hương của mình qua bài thơ cùng tên “Quê hương”, Hoàng Cầm gửi tình yêu vùng đất Kinh Bắc qua bài thơ “Bên kia sông Đuống” thì Quang Dũng – nhà thơ đa tài và cũng rất mực đa tình lại lựa chọn và khai phá một nỗi nhớ thương rất khác – nỗi nhớ thương về một đoàn binh, nhớ thương về vùng đất qua một thi phẩm với tựa đề: “Tây Tiến”. Trong bài thơ Tây Tiến, nổi bật lên là hình ảnh, là chân dung của  người lính Tây Tiến trên chiến trường Tây Bắc đầy gian khổ và hi sinh, được thể hiện cụ thể qua đoạn văn bản sau: 

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ….

…. Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

 

Thân bài tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm.  tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Quang Dũng là 1 nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, … Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ ông được nhiều thế hệ công chúng yêu thích bởi vẻ đẹp lãng mạn, thanh lịch và tinh tế, phóng khoáng và hào hoa.  

Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội (trung đoàn 52), được thành lập đầu năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là trí thức, thanh niên Hà Nội. Cuối năm 1948, Quang Dũng  rời đơn vị đi nhận nhiệm vụ khác. Ở Phù Lưu Chanh, ông nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ này. Tên ban đầu của bài thơ là Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến, được in trong tập Mây đầu ô.

tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

2. Phân tích nội dung tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Chiến tranh đã qua đi, tấm áo hòa bình ấp ôm mảnh đất hình chữ S đã được nhiều thập kỉ, đã hàn gắn được phần nào bao vết thương đớn đau, bao mất mát hy sinh của một thời lửa đạn. Nhưng ngày hôm nay, trong nền hòa bình này, ta đọc lại “Tây Tiến” để một lần nữa nhớ về thế hệ các anh, những người lính trẻ trung và dũng cảm, trong mạch nguồn nỗi nhớ khi xưa của nhà thơ Quang Dũng. Bức tượng đài bằng thơ về các anh vẫn luôn sừng sững, sống mãi những vẻ đẹp hào hùng của một thời trai trẻ. Bắt đầu hành trình tạc dựng bức chân dung những chiến binh Tây Tiến, Quang Dũng tập trung vào miêu tả diện mạo:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Nhà thơ dùng từ “đoàn binh” để khẳng định một lực lượng đông đảo, “đoàn binh” Tây Tiến là đội quân mạnh và hừng hực khí thế. Đầy hiên ngang và tự tin, nhịp thơ như nhịp bước chân hành quân của người lính, đưa ta đến gần hơn với bức chân dung về các anh, từ ngoại hình bên ngoài đến cảm xúc, ý chí cum nung ; nấu trong tâm can. Đó là những người lính đầu “không mọc tóc” – cụm từ này nhắc tới một thực tế trong điều kiện chiến trường các chiến sĩ phải cắt tóc ngắn để tiện cho sinh hoạt, hơn nữa do chưa quen thông thổ khí hậu, một số chiến sĩ đã bị sốt rét rừng, những căn bệnh ngoài da nên tóc đã rụng đi như trút. Đó là những người lính da xanh xao được thể hiện qua hình ảnh “Quân xanh màu lá”. Thế nhưng hình ảnh này nếu đứng độc lập sẽ đem đến nhiều cách hiểu khác nhau: có thể là màu xanh của lá ngụy trang, có thể là màu của nước da xanh tái vì thiếu thuốc, thiếu ăn. Nhưng khi đặt bên cụm từ “dữ oai hùm” người đọc chỉ có thể hình dung tới cái sắc xanh chứa trong đó là khí thế, sức mạnh của một đoàn quân lừng tiếng. Lối liên tưởng tiếp thu từ văn chương cổ, cụm từ “dữ oai hùm” – ngòi bút Quang Dũng đã khắc họa được diện mạo khí thế của người lính Tây Tiến. Nơi rừng thiêng nước độc, nơi chiến trường xa xôi, binh đoàn Tây Tiến làm sao tránh khỏi những cơn sốt rét rừng, những lần thiếu thuốc men, lương thực, khó khăn cứ nối tiếp khó khăn, sự khắc nghiệt vẫn luôn thử thách ý chí người lính trẻ như thế:

“Cuộc đời gió bụi pha xương máu

Đói rét bao lần xé thịt da

Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh

Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!”

(“Lên Cấm Sơn” – Thôi Hữu)

Nhưng ở đây, giọng thơ “Tây Tiến” lại sục sôi khí thế, căng tràn ý chí, viết về gian khổ, khó khăn nhưng nhà thơ Quang Dũng vẫn luôn song hành đem đến những vần thơ đầy quyết tâm: “dữ oai hùm”. Nét hào hùng được nhấn mạnh giữa một hiện thực nhiều gian khổ, đậm tô những hình ảnh chân thực nhưng đó cũng là cách nói dí dỏm hóa, vui tươi hóa của Quang Dũng về những người đồng đội của mình. “Dữ oai hùm” là hình ảnh khẳng định tinh thần vượt lên trên khó khăn vì mục tiêu chiến đấu phía trước, bệnh tật, thiếu thốn không thể đánh bại được ý chí quyết tâm của những người lính Tây Tiến. Những chi tiết tả thực đã khắc họa một diện mạo rất độc đáo về người lính đang chiến đấu nơi biên cương Tổ quốc, đồng thời phản ánh hiện thực gian khổ, thiếu thốn bệnh tật nơi chiến trường. Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng, cách viết đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất, xanh xao tiều tụy, đầu “không mọc tóc”, da “xanh màu lá” với sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tàng, lẫm liệt, sức mạnh “dữ oai hùm”, Quang Dũng đã đem đến những nét phác họa đầu tiên về người lính Tây Tiến rất hào hùng, dũng cảm và lạc quan.

Khắc họa về đồng đội mình, Quang Dũng tiếp tục đem đến những hình ảnh chân thực, không chỉ về đời sống mà còn về tâm hồn hào hoa, lãng mạn của các anh:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

Là đôi mắt mở to, đầy cảnh giác, ánh mắt “trừng” của người lính Tây Tiến vẫn luôn hướng về bên kia biên giới, ánh mắt của sự căm thù, của ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù:

“Quân thù kia ơi! Một bầy man rợ

Bay đừng hòng khuất phục đời ta

Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy

Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa”

(“Bài ca chim Chơrao” – Thu Bồn)

Quả thực ánh mắt trừng mà Quang Dũng khắc họa có sức mạnh như lời tuyên chiến trước quân thù, rất oai phong, hào hùng. Và gửi theo ánh mắt của quyết tâm và lòng kiên trì ấy là giấc mộng chinh phu, giấc mộng lập công danh, đền nợ nước trả thù nhà. Đặt cạnh cụm từ “mắt trừng” bên cụm từ “gửi mộng” sẽ thể hiện một khát vọng cháy bỏng – đó là khát vọng giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Những chàng trai tuổi đời còn rất trẻ đã không do dự xếp bút nghiên lên đường ra mặt trận, sẵn sàng gánh trên vai “món nợ” núi sông. Chỉ với một hình ảnh thôi mà nhà thơ Quang Dũng đã khiến ta yêu nhiều và khâm phục nhiều tinh thần của người lính Tây Tiến. Những năm tháng ấy, các anh khi cảnh giác trước quân địch, khi cũng ấp ôm nỗi nhớ niềm thương về thị thành quê hương: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Mơ về Hà Nội với “dáng kiều thơm”, với hình ảnh những thiếu nữ Hà thành duyên dáng trong tà áo dài thướt tha, một giấc mơ lãng mạn và hào hoa mà ta chỉ có thể bắt gặp ở tâm hồn người lính trẻ với xuất thân chủ yếu là thanh niên trí thức thủ đô, ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Giấc mơ của họ không phải sự bi lụy, tầm thường mà là động lực để họ vững tin hơn trong những tháng ngày gian khổ. Không những vậy “dáng kiều thơm” ấy còn một lần nữa đem đến màu sắc hiện thực cho câu thơ, Quang Dũng đã đem những gì thật chất, đúng nhất về người lính Tây Tiến lên những trang thơ của mình. Đối với những người lính Tây Tiến, Hà Nội trước hết là quê hương sau nữa là biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc. Lên Tây Bắc thực hiện nhiệm vụ cũng là giữ sự bình yên của Hà Nội phía sau mình, hiểu như thế ta sẽ thấy ở người lính Tây Tiến phần riêng tư cá nhân đã thống nhất hài hòa với tình cảm lớn lao, đẹp đẽ. Tình yêu những điều nhỏ bé, bình thường trở thành tình yêu quê hương, tình yêu quê hương lớn lên thành tình yêu Tổ quốc. Ta cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp chân thực nhưng cũng rất đỗi hào hoa, lãng mạn ấy.

tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Khép lại đoạn thơ, Quang Dũng đưa ta vào nơi biên cương hẻo lánh rải rác những ngôi mộ không bia:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”

Sự lạnh lẽo, hoang vắng tràn vào từng câu chữ cho thấy sự khốc liệt và hơn hết là những đau thương, mất mát của cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Trên nền hiện thực ấy, những người lính bước qua con đường đầy máu và mộ phần để tiếp ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc mà không hề nao núng. Chính vì thế, Quang Dũng sử dụng một loạt những từ Hán Việt như “biên cương”, “viễn xứ” làm cho câu thơ trở nên trang trọng, mang trong mình không khí cổ kính, như đang kể lại những trận chiến lừng danh thuở xưa của cha ông ta. Hình ảnh nấm mồ gợi nhắc đến cái chết sự mất mát và nỗi đau, nó sẽ đem đến cho khung cảnh biên cương một không khí thật bi ai nên câu thơ nếu đứng độc lập sẽ đem đến một ám ảnh thê lương không kém gì so với những câu thơ trong “Chinh phụ ngâm” – của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm dịch:

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi theo

Chinh phu tử sĩ mấy người

Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn”

Thế nhưng, mục đích của Quang Dũng không phải là kể về những gian khổ hi sinh, không phải là cố ý tô đậm lên những gian khổ hi sinh để gây bi lụy làm nhụt nhuệ khí chiến đấu như ai đó từng phê phán. Mục đích của Quang Dũng là từ việc gợi ra thực tế khốc liệt để nêu bật lí tưởng cao đẹp của những người lính trẻ:

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Lồng ghép vào trong đó là lý tưởng của một thời đại mới “chẳng tiếc đời xanh” – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chúng ta nhận thấy rõ sự đối lập khốc liệt giữa những sự vật: “chiến trường” – là mưa bom bão đạn, là cái chết cận kề, “đời xanh” – là tuổi trẻ, là ước vọng, là tương lai. Quang Dũng đã thay đồng đội mình, những người anh hùng Tây Tiến, tuyên ngôn đầy ngạo nghễ, thể hiện sự lạc quan và tràn đầy chất lính: “chẳng tiếc đời xanh”. Cụm từ “chẳng tiếc” là sẵn sàng trao đi mà không hề tính toán, sẵn sàng hiến dâng tất cả những gì đẹp nhất của mình cho đất nước, quê hương. Câu thơ đã nêu bật lên lẽ sống xả thân, tinh thần xả thân vô tư trong sáng của những người lính trẻ, đây là điều không chỉ Quang Dũng nhắc tới mà rất nhiều nhà thơ cùng thời với ông đã khẳng định và ngợi ca. Ngay trong những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu:

“Gan không núng

Chí không mòn

Những đồng chí thân chôn làm giá súng

Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai

Ào ào vũ bão

Những đồng chí chèn lưng cứu pháo

Nát thân nhắm mắt còn ôm”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Đối với những con người sinh ra, lớn lên trong thời kỳ mưa bom bão đạn ấy, được hiến dâng tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc là một điều thiêng liêng vô cùng. Chính họ làm nên lịch sử, trở thành những nhân vật chính của lịch sử thời đại cách mạng, bởi tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung. Và ngay cả khi điều đó tới, Quang Dũng cũng chưa bao giờ lựa chọn việc che giấu những sự thật của chiến tranh:

“Áo bào thay chiếu anh về đất”

Khi nói về sự hi sinh của những người đồng đội của mình, nhà thơ dùng cụm từ: “anh về đất” để giảm đi nỗi đau, xót xa. Đồng thời cũng gợi liên tưởng tới sự hóa thân. Trong cách cảm nhận của nhà thơ Quang Dũng, những người lính không chết mà các anh chỉ hòa linh hồn, thể xác vào núi sông quê hương có nghĩa là anh sẽ bất tử cũng sông núi. Cụm từ “áo bào” ở lớp nghĩa biểu trưng gợi liên tưởng tới tấm áo choàng của những chiến tướng trên chiến trường xưa, đem đến cho hình ảnh người lính một vẻ uy nghi, lẫm liệt. “Áo bào thay chiếu” gợi ra một thực tế khốc liệt ở nơi chiến trường gian khổ khó khăn, thì sự thiếu thốn không chỉ gắn với người sống mà còn gắn với những người đã ngã xuống. Khi người lính ngã xuống nơi chiến trường, đồng đội không thể có dù manh chiếu hay tấm chăn để bao bọc cho anh. Tấm áo anh mặc trên người là hành trang duy nhất cùng anh đi vào lòng đất mẹ. Hiện thực khắc nghiệt ấy được làm mờ đi bằng bút pháp lãng mạn hóa của Quang Dũng. Điều đó cũng đã từng được tái hiện qua những vần thơ:

“Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”

Hay:

“Chết nằm xuống, còn hôn cờ Đảng

Chết còn trau súng đạn, quên đau

Chết còn trút áo cho nhau

Miếng cơm dành để người sau ấm lòng.”

Những hình ảnh về biết bao con người lặng thầm hy sinh cống hiến cho Tổ quốc ấy sẽ còn mãi trong tâm trí của thế hệ hiện tại và mai sau. Bất chợt, ta lại xúc động nhớ đến những dòng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm: “Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc”. Bằng việc sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu”, Quang Dũng đã bi tráng hóa cái chết của con người, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính, “anh về đất” biến cái chết trở thành một sự nghỉ ngơi sau những quãng đường xông pha chiến trận làm không khí cả bài thơ bi nhưng không hề lụy. Cái chết của các anh, sự hy sinh của các anh luôn là sự nhắc nhớ trong trái tim đồng đội, đồng bào, sự hi sinh ấy lặng lẽ, âm thầm nhưng luôn cao cả và đáng trọng:

“Nằm khuất nơi đâu ven rừng đá lạnh

Trọn đời làm chiến sĩ vô danh”

(Thu Bồn)

Trở lại với những vần thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng không trốn tránh hiện thực mà đã khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên:

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

“Sông Mã” được nâng tầm như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến hết tất cả tội ác của kẻ thù và cả những chiến công hiển hách của binh đoàn Tây Tiến. Dòng sông này đã song hành với người lính Tây Tiến – đó là nơi bắt đầu của một mối quan hệ cũng là điểm kết thúc của một cuộc hành trình. Tiếng gầm cuối cùng ấy là khúc tráng ca, là khúc nhạc thiêng tiễn đưa anh linh của những người chiến sĩ về với cha ông, về với đất mẹ. Vẻ đẹp bi tráng về những người lính Tây Tiến từ đó mà cứ vang vọng mãi trong tâm khảm bạn đọc.

tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Khổ cuối bài thơ, âm điệu trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Vẫn là tiếng lòng rung lên theo hoài niệm. Biết bao thương nhớ khôn nguôi:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Mùa xuân ấy, khi “Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông” (Hồ Chí Minh), đoàn binh Tây Tiến xuất quân. Họ đã tiến ra chiến trường với lời hẹn ước: “Nhất khứ bất phục hoàn”. Đó là lời thề, là quyết tâm của cả một thế hệ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Các anh đã giã biệt quê hương. Những ai còn ai mất sau những tháng ngày đầy máu lửa? Bốn câu thơ khép lại một cảm xúc bâng khuâng làm lòng ta nao nao khó tả. Chàng trai Tây Tiến khi ra đi đều không ước hẹn ngày về đều sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Vì vậy cái chết với họ nào có là gì khi hồn ta hoà vào hồn thiêng của toàn dân tộc bay lên bay lên mãi “chẳng về xuôi”. Lời thề vĩnh quyết của người lính, khúc vĩ thanh của bài thơ, lưu giữ mãi dư vang của một thời gian khổ khốc liệt nhưng không kém hào hùng lãng mạn.

Bạn bè, đồng đội thân yêu, những ai đó “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Nhưng quê hương vẫn đời đời ôm ấp bóng hình anh – người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến. Bài thơ đã khép lại mà âm điệu của nó vẫn bồi hồi vang vọng trong tâm hồn ta. Chợt khiến người đọc nhớ về những vần thơ thật hay trong bài thơ “Ngày về” của nhà thơ Chính Hữu:

“Trở về, trở về, chiếm lại quê hương

Nguy nga sao cái buổi lên đường

Súng chuốt gươm lan, mắt ngời sáng quắc

A ha! nhà xiêu mái sập

Xác oan cừu ngập lối chân đi

Gạch ngói xưa mừng đón gót lưu ly

Bước căm giận xéo quân thù lớp lớp

Mịt mù khói ngợp

Cờ máu huy hoàng

Phất nắng

Ôi bài chiến thắng reo vang.”

 

3. Nghệ thuật tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một sự sáng tạo độc đáo, vô cùng đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Bài thơ là sự kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn giữa bút pháp lãng mạn và bút pháp tả thực. Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc. Trong đó, có từ chỉ địa danh như: Mai Châu, Mường Hịch, Sài Khao, Mường Lát, Sầm Nứa, … gợi cảm xác xa xôi, hẻo lánh, hoang sơ. Vậy mà, người lính Tây Tiến đã phải hành quân đi qua. Hệ thống từ láy, từ ghép gợi hình ảnh đã diễn tả rất thành công thiên nhiên miền núi Tây Bắc vừa hùng vĩ hoang sơ lại không kém phần thơ mộng mà trữ tình, mà sau này, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói đó chính là “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc. Từ Hán Việt (biên cương, mồ viễn xứ, ..) đã thể hiện sự trang trọng khi nhắc và nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Bên cạnh đó, bài thơ còn là sự kết hợp độc đáo của chất nhạc và chất họa. 

4. Đánh giá, khái quát tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Với những kỉ niệm về binh đoàn Tây Tiến rất khó mờ phai trong tâm trí, lại thêm bút pháp hoài niệm rất đỗi tài hoa, qua hàng loạt những hình ảnh trái ngược mà hài hoà bổ sung cho nhau, Quang Dũng đã làm sống dậy hình ảnh người lính Tây Tiến, rừng núi Tây Tiến trong nỗi nhớ thật chơi vơi về Tây Tiến. Những chuỗi kỉ niệm về thiên nhiên và con người đó như những thước phim vừa chân thực sinh động vừa rất huyền ảo, tình cảm và tài hoa đã góp phần tạo nên thành công cả về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Cái hay của nhà thơ này là bên cạnh những nét đậm tô hiện thực, Quang Dũng vẫn bộc lộ rõ những góc nhìn đầy lãng mạn của một chàng trai Hà Nội. Có người nhận định rằng với bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài bằng thơ về hình tượng người lính đánh Pháp trong cuộc kháng chiến mà dũng cảm và cũng đầy chất thơ của nhân dân ta.

Đinh Minh Hằng từng nhận xét: “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn”. Quả thật vậy, bài thơ Tây Tiến là thành công, thăng hoa rực rỡ của một tâm hồn lãng mạn. Bằng bút pháp lãng mạn, nhà thơ Quang Dũng đã rất thành công khắc họa vẻ đẹp chân dung của tượng đài người lính Tây Tiến. Đó là những người trí thức, hào hoa, lãng mạn, đa tình xuất thân từ Hà Nội phồn hoa, đô thị nhưng tự nguyện dấn thân, ra đi lên vùng xa xôi, nghèo nàn, nhiều thiếu thốn vì một lí tưởng cao đẹp “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ lạc quan yêu đời, ngạo nghễ với lao lung. Phải chăng đó là sự thành công, sáng tạo độc đáo của nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến.

tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Kết bài tây tiến đoàn binh không mọc tóc ; Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc sông Mã gầm lên khúc độc hành ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc cảm nhận ; tây tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm

Thời gian trôi đi, chỉ còn tình yêu và nỗi nhớ thương ở lại. Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh của mình, để lại biết bao những xúc cảm bâng khuâng trong lòng đọc giả. Lịch sử có thể ngày càng lùi xa, nhưng những tháng năm “bom rơi đạn nổ” với sự dũng cảm, can trường của người lính sẽ còn mãi ở đây, trong trái tim của biết bao nhiêu thế hệ sau này. Xin được mượn lời thơ của nhà thơ Giang Nam để thay lời kết cho bài viết. Có phải chính những vần thơ đã thêm một lần nữa giúp khẳng định ý nghĩa của “Tây Tiến” trong lòng đọc giá:

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông”

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *