lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Mình về mình có nhớ ta (Việt Bắc, Tố Hữu) ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!. 

Đề: mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Đọc văn bản sau: mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?

 

– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

                                                  10-1954

(Việt Bắc, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Gợi ý làm bài: mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mở bài mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Đề tài kháng chiến là một đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì kháng chiến gian khổ hay hào hùng của dân tộc, ta đều có thể tìm thấy trong thi ca. Nhắc đến đề tài kháng chiến, sẽ thật thiếu sót nếu ta không nhắc đến một thi sĩ, chiến sĩ có chặng đường thơ song hành cùng chặng đường cách mạng – nhà thơ Tố Hữu. “Việt Bắc” là thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu, là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đọc bài thơ, ta bồi hồi xúc động trước những tháng ngày kháng chiến gian khổ của quân và dân Việt Bắc. Nổi bật lên trong tác phẩm, là bức tranh chia tay, là tình cảm thương mến, gắn bó giữa quân và dân, được thể hiện cụ thể qua đoạn văn bản sau: 

“Mình về mình có nhớ ta

….

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Thân bài mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

 “Việt Bắc” được Tổ Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết nhân buổi chia tay lưu luyến đó. Tác phẩm được in trong tập thơ cùng tên sáng tác trong giai đoạn 1946 – 1954.

Tác phẩm này được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao và tiêu biểu cho tư tưởng phong cách nghệ thuật của đời thơ Tố Hữu, được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

2. Nội dung mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Trong cuộc sống này, có khoảnh khắc nào lưu luyến bằng khoảnh khắc chia xa. Người bình thường như chúng ta vốn đã rất nhạy cảm khi phải đối mặt với những phút giây như vậy huống hồ là thi nhân. Tố Hữu là một trong những cán bộ Cách mạng có mặt trong cuộc chia ly sau khoảng thời gian mười lăm năm vẹn nghĩa, nồng tình gắn bó với đồng bào Việt Bắc. Dẫu biết rằng xa tới đâu chỉ cần giữ những tình cảm trọn vẹn trong tâm chính mình là đủ, nhưng dù cố gắng, người cán bộ ấy lại không thể nào ngăn nổi sự hụt hẫng, bâng khuâng. Tố Hữu thật tinh tế khi chọn những câu chữ để đặt vào vần thơ mở đầu, ấy cũng chính là những vẫn thơ gửi trọn bao nỗi niềm tâm sự:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Câu thơ của Tố Hữu phảng phất chất liệu ca dao – chất liệu dân tộc kết hợp với lối xưng hô “mình – ta” đầy ý nhị. Tiếng lòng của người ở lại đã được gói ghém và thể hiện một cách trọn vẹn ở hai câu thơ này. Câu hỏi tu từ được nhà thơ sử dụng một cách linh hoạt, rất phù hợp để thể hiện những nỗi niềm sâu kín của người ở lại:

“Mình về mình có nhớ ta”

Câu thơ được thể hiện dưới hình thức là một câu hỏi tu từ và có cấu trúc phần lớn là vần bằng. Thêm vào đó, từ kết thúc được lựa chọn là từ “ta” mang âm “a”, đây là một âm có sức lan tỏa bởi đó là một âm tiết mở, tạo nên sự ngân vang và dư ba cho câu thơ. Thêm vào đó, từ “về” xuất hiện ngay sau từ “mình” cũng được coi là điểm rơi thấp nhất của câu thơ, tạo ra một khoảng hụt hẫng, trống vắng khó tả. Những tiếng thơ đầu cất lên hỏi trực tiếp vào cảm xúc của những người cất bước. Hỏi là thế nhưng thực tế là muốn thể hiện tình cảm của mình dành cho cán bộ về xuôi. Còn thương nhiều, vấn vương nhiều nên mới muốn tìm điểm tựa cho cho trái tim. Câu hỏi khơi dậy kỷ niệm, sợi dây nghĩa tình giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ miền xuôi. Giọng khởi đầu đã là giọng yêu thương trìu mến, vương vấn bao nỗi niềm, lưu luyến. Để rồi Tố Hữu viết tiếp:

“Mười lăm năm ấy thiết tha, mặn nồng”

Câu hỏi hướng về khoảng thời gian mười lăm năm. “Mười lăm năm”, vốn chỉ là khoảng thời gian vô tri trong tâm thức của mỗi người, thế nhưng với người đi kẻ ở, đó lại là khoảng thời gian chứa đựng biết bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn, biết bao nhiêu gian khổ hy sinh, biết bao nhiêu ân nặng, nghĩa tình của đôi bờ miền xuôi, miền ngược. Khoảng thời gian này không chỉ đơn thuần nhắc tới năm tháng cùng sinh hoạt, chiến đấu mà còn là khoảng thời gian nhắc về cội nguồn cách mạng. Nhà thơ đã rất tinh tế khi chọn cách thêm vào sau mốc thời gian từ “ấy” để cá nhân hóa, trữ tình hóa, cảm xúc hóa khoảng thời gian này. Theo tâm lý bình thường, người ở lại vẫn thường rất nhạy cảm với những cuộc chia xa, người đi thường háo hức vì được đến khám phá những điều mới lạ ở chân trời mới. Chính vì thế, cảm xúc bao trùm trong hai câu thơ này là cảm giác hụt hẫng, nhớ mong. Biết bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng được gói trọn trong hai từ “thiết tha, mặn nồng”. Trong ca dao, dân ca, hai tính từ này thường chỉ dùng khi nói về tình yêu lứa đôi, thế nhưng ở đây lại được Tổ Hữu sử dụng để đưa vào giây phút chia ly giữa đồng bào miền ngược và cán bộ miền xuôi để thể hiện tình cảm, ân nghĩa sâu nặng của người Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Những tháng năm chiến đấu nơi mảnh đất này, đất và người đã “hóa tâm hồn” để thành hình thành nét không thể phai mờ trong tâm trí người cách mạng. Cách dùng từ độc đáo thể hiện rõ chất thơ “trữ tình – chính trị” trong thơ Tố Hữu. 

mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Chưa cần người ra đi hồi đáp, người ở lại tiếp tục được hỏi người ra đi về nỗi nhớ, niềm thương:

“Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

Vẫn là dạng câu hỏi tu từ, đây là lời tâm tình của người ở lại hỏi người ra đi. Câu thơ như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, gửi đến cán bộ cách mạng với mong mỏi, khi về Hà Nội rồi, liệu rằng có còn nhớ đến nơi đây hay không? Nhớ những kỷ niệm, những ân tình trong bao ngày vất vả, giống như cách Tố Hữu cũng từng lưu lại bao kỷ niệm với đồng bào trong những vần thơ của mình:

“Lại những ngày đi, vắt với sương

Ngô bung, xôi nhạt, nước lưng bương

Đên mưa rình giặc tai thao thức

Mùa lại mùa qua rét nhức xương”

(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)

Nỗi niềm được nhắc nhở bộc bạch qua hai từ: “núi”, “sông”. Từ “núi” biểu thị cho nỗi nhớ thiên nhiên Việt Bắc với núi rừng trùng điệp, dòng sông xanh thẳm – “thủ đô kháng chiến” anh hùng. Từ “sông” nhắc tới cội nguồn, bởi mảnh đất nơi đây vừa là cội nguồn của cách mạng, thế nhưng đó cũng là cội nguồn của nghĩa tình. Đó là nghĩa tình sâu nặng của người miền xuôi với người miền ngược trong những năm tháng hào hùng đã đi qua. Nếu đặt trong tâm thế của chính nhà thơ rằng ta và mình ở đây là một, người cách mạng đang phân thân để chia tay với một phần đời của mình gắn bó với Việt Bắc thì đoạn thơ này là một lời tự vấn chính mình, cũng là một lời nhắc nhở không bao giờ được quên đi những tháng năm vất vả gian lao nhưng hào hùng mãnh liệt lý tưởng ấy. Dù theo cách hiểu nào, ý thơ cũng thật hay. mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Người ở lại cùng với những khoảng trống và những nỗi trông mong chỉ dám gửi vào vô định cùng những câu hỏi bỏ ngỏ, người ra đi chẳng trả lời thế nhưng lại bộc bạch tấm lòng tri âm và đồng vọng của mình một cách thật tinh tế:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”

Đại từ phiếm chỉ “ai” đã vang lên một cách thảng thốt, bồi hồi. Ta có cảm giác như người ra đi đang chìm đắm, đang miên man trong những dòng xúc cảm, những hoài niệm, những kỷ niệm về Việt Bắc rồi bất ngờ sực tỉnh, chợt nhận ra hiện thực phũ phàng khi vài phút giây đây thôi, ta sẽ phải chia xa nhau chưa biết đến bao giờ gặp lại. Trước những xoay vần của cuộc đời, con người ta luôn mang trong mình những trạng thái tâm lý phức tạp, bất ngờ. Vừa náo nức, vừa hạnh phúc ngập tràn khi kháng chiến thành công, muốn về với thủ đô thân yêu để đoàn tụ với bạn bè, gia đình:

“Về đến đây rồi Hà Nội ơi!

Người đi kháng chiến tám năm trời

Hôm nay về lại đây Hà Nội

Ràn rụa vui lên ướt mắt cười!

 

Đường quen phố cũ đây rồi

Thủ đô tươi dậy mặt người như hoa

Vườn hồng ngớt gió mưa qua

Cờ hoa đỏ nắng, mái nhà vàng sao…”

(Lại về – Tố Hữu)

Thế nhưng cũng lại chẳng muốn bước đi vì nơi đây – mảnh đất này – Những con người kia mười lăm năm qua đã cùng ta cố gắng, cùng ta chiến đấu, yêu thương và che chở cho ta:

“Po Tào Mường Khủa Mường Tranh

Mường La Hát Lót chân anh đã từng

 

Anh về cối lại vang rừng

Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân

Anh về sáo lại ái ân

Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca”

(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)

mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Trước câu hỏi của những người ở lại, người ra đi không trực tiếp trả lời nhưng lại tự khẳng định lòng mình với mối thâm tình với vùng đất, con người Việt Bắc:

“Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”

Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng hai tính từ “bâng khuâng” và “bồn chồn” để diễn tả cảm xúc của người đi. Đó là tính từ trạng thái lưng chừng chơi vơi, trong lòng vừa vui, vừa buồn, vừa hào hứng vừa phấp phỏng những tiếc nuối, âu lo. Thêm vào đó, còn cấu trúc thơ kết hợp với biện pháp đảo ngữ đã giúp cho nhà thơ thể hiện, nhấn mạnh vào trạng thái cảm xúc của người trong khoảnh khắc chia xa này. Trong giây phút luyến lưu, người ra đi đang trong tâm thế nửa muốn đi, nửa lại chẳng muốn rời, nửa không muốn xa nửa lại phải đành xa. Nhiệm vụ cách mạng đã hoàn thành, bây giờ là lúc chúng tôi phải lên đường trở về để tiếp tục chặng đường dài với bao nhiệm vụ mới đang chờ đợi. Người cách mạng trong những tháng năm ấy vui và tự hào biết mấy khi trở về Hà Nội – thủ đô của sao vàng, nắng Ba Đình với tình yêu thương của nhân dân cả nước, họ vui vì sắp được gặp lại những người thân yêu và tự hào vì đã cùng nhau bước qua những khó khăn để tiến vào hành trình mới của đất nước. Thế nhưng, những nuối tiếc của họ cũng là điều dễ hiểu khi sau bao tháng năm sống, sinh hoạt, chiến đấu bên đồng bào Việt Bắc, khoảnh khắc chia xa đã tới. Từ ngày mai, mỗi buổi sáng thức dậy, cảnh vật sẽ không còn là tán rừng đơn sơ, sẽ không còn nghe thấy những thanh âm quen thuộc của tiếng thác xa, tiếng chim rừng,…Hiểu rõ bản thân không thể trì hoãn điều này dù trong lòng không mong muốn. Tố Hữu đã tái hiện qua hai câu thơ tiếp theo về khung cảnh chia ly đầy lưu luyến giữa miền xuôi – miền ngược:

“Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” gợi cho người đọc biết bao liên tưởng và suy ngẫm. Đó là hình ảnh biểu trưng cho người dân Việt Bắc – màu áo chàm của những con người bền bỉ, màu áo chàm là màu của tình nghĩa vẹn nguyên – màu áo chàm màu đơn sơ, mộc mạc, ân tình, giản dị lẫn với rừng xanh. Màu chàm, cũng chính là màu sắc cho sự cam kết của thứ tình cảm keo sơn, bền chặt giữa quân và dân gắn bó tháng năm ấy. Nhà thơ Tố Hữu từng tâm sự khi nói về bài thơ “Việt Bắc” của mình: “Hay ở cảm giác tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn mà lòng ai cũng có. Ba trạng thái tâm trạng: bâng khuâng hụt hẫng, niềm vui rời bỏ, bồn chồn không yên dạ. Khổ thơ vẽ lên cảnh chia li da diết như phải dứt đi khối tình đau đáu. Nhưng “áo chàm” có phải là hình ảnh hoán dụ để nói đến đồng bào Việt Bắc? Hiểu như thế quá đơn giản và lệ thuộc. Cách đó không phải là cách để hiểu thơ ca. Tuy đồng bào Việt Bắc mặc áo chàm nhiều và có thể mặc khi đưa tiễn cán bộ nhưng áo chàm ở đây mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Màu chàm nâu trong tâm thức người Việt là màu đơn sơ, chân thực, không kiểu cách, lòe loẹt. Nó biểu hiện sự chân thành, giản dị. Hơn nữa, ở đây cả chủ thể và khách thể đều hòa chung làm một nên: “Áo chàm là biểu tượng cho tấc lòng chung thủy của mọi người.” Đó là một trong những chi tiết nổi bật thể hiện cho hình ảnh của những người ở lại – đồng bào Việt Bắc. Giờ chia ly không muốn cũng đã tới, trong khoảnh khắc ấy, dường như tất cả mọi thứ đều ngưng lại và chẳng có thứ ngôn từ nào có thể diễn tả hết mọi cảm xúc bây giờ. Mọi điều trở nên vô nghĩa, chỉ có cái nắm tay xóa nhòa tất cả:

“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

Bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu nghĩa tình mặn nồng son sắt bây giờ được trao cho nhau qua hơi ấm đôi tay. Người đi kẻ ở chẳng thể nói gì, chỉ có sự nghẹn ngào và hụt hẫng đang chiếm lĩnh không gian. Quả thực, trong khoảnh khắc tất cả mọi thứ lùi xa chỉ còn nghĩa tình ở lại, cái nắm tay là hình ảnh vô giá có sức mạnh to lớn gìn giữ trọn vẹn những phút giây. Tôi lại chợt nhớ tới những vần thơ quen thuộc của nhà thơ Lưu Quang Vũ:

“Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình

Lời chưa nói thì bàn tay đã nói

Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại

Còn bồi hồi trong những ngón tay ta”

(Hơi ấm bàn tay – Lưu Quang Vũ)

Khác với “ta và mình” là những người yêu nhau trong những vần thơ của Lưu Quang Vũ, người đi kẻ ở trong thi phẩm “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu là cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc đã gắng bó với nhau đi qua những giao lao thế nhưng cũng rất đỗi tự hào, đã có nhiều khoảnh khắc đáng nhớ, bao nhiêu yêu thương luyến lưu còn đong đầy trên khóe mắt. Nhớ núi đồi, nhớ cảnh vật nơi đây, nhớ con người Việt Bắc, nhớ những kỷ niệm của những năm tháng sinh hoạt, chiến đấu đầy gian khổ nhưng cũng đầy hạnh phúc, vinh quang. Tố Hữu cũng đã từng chia sẻ về chi tiết “bàn tay nắm” ấn tượng này: “Cái tình tha thiết, bâng khuâng bồn chồn thì lời thơ nào tả cho hết được? Tình cảm càng thắm đượm, càng nồng nàn thì ngôn từ càng bất lực. Những người thân yêu ruột thịt gặp nhau hay xa nhau lâu ngày còn có hành động nào hơn lời nói là nắm tay, là ôm chầm lấy nhau? Cái ngôn ngữ của bàn tay nóng ấm gắn liền với trái tim đầy xúc động, run rẩy hơn mọi lời nói khác, nhất là cuộc chia li với chính mình này. Cho nên biết nói gì cho thỏa chứ không phải không biết nói gì, không có gì để nói.” mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Nhịp thơ lục bát đều đặn ngắt 3/3/2 tạo nên nhạc điệu cho bài thơ, đó cũng chính là nhịp lòng, nhịp lòng của người đi kẻ ở, cũng có thể, đó là những khoảng trống khó có thể lấp đầy. Trở về Hà Nội trong niềm hạnh phúc của chiến thắng, những thứ hào quang điện, đường, phố xá không khiến những người lính quên đi khoảng thời gian gắn bó với Việt Bắc. Bởi lẽ, vùng đất này, những con người này đã hóa thành tình yêu, hóa thành một phần tâm hồn của những người cán bộ:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

3. Nghệ thuật mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Cả đoạn thơ mang ý nghĩa tổng kết những nét lớn trong quá trình diễn biến của cuộc kháng chiến chín năm trên đất nước ta. Đó là cuộc kháng chiến đầy hi sinh gian khổ, nhưng rất hùng tráng, lạc quan và nay thắng lợi vẻ vang. Với lối thơ lục bát ngọt ngào mang đậm tính dân tộc, dùng những hình tượng quen thuộc trong ca dao, những từ ngữ có sức gợi cảm, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, và giọng thơ sôi nổi hào hùng mang chất sử thi. Tố Hữu đã gây một ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về quê hương đất nước và con người Việt Nam dưới ánh sáng của cách mạng.

4. Đánh giá mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Đặng Thai Mai từng nhận xét về thơ của Tố Hữu: “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ“. Có thể nói, Tố Hữu đã rất thành công, khi sử dụng thơ văn làm vũ khí đặc biệt để chống lại thực dân Pháp. Nhưng có điều rất đặc biệt là thơ văn của tuy viết về chính trị, nhưng vẫn rất ngọt ngào, trữ tình, da diết. Vì thế, mà người ta gọi ông là nhà thơ “trữ tình chính trị“. Nhà thơ Xuân Diệu cũng từng nói “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên”. Việt Bắc còn là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam chống Pháp lúc bấy giờ.

mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Kết bài mình về mình có nhớ ta ; Mình về mình có nhớ ta cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ; mình về mình có nhớ ta mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

“Việt Bắc” là thi phẩm tiêu biểu nhất – được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của đời thơ Tố Hữu. Đây cũng là thi phẩm được đánh giá đậm đà tính dân tộc hòa chung với tính hiện đại rất phù hợp với phong cách thơ thường thấy của người nghệ sĩ này: Trữ tình – chính trị. Những câu thơ viết về sự kiện chính trị quan trọng, nhưng lại như lời thủ thỉ của đôi lứa uyên ương, gửi tình yêu về mảnh đất và con người Việt Bắc. Để làm nên những vần thơ gửi cả tình, cả cảnh, cả tinh thần ở lại như vậy tôi vẫn thường băn khoăn tự hỏi, Tố Hữu đã phải dành nhiều tâm huyết của mình đến thế nào. Và thế hệ hiện tại như chúng ta càng hiểu rằng, mình cần phải trân trọng những dòng thơ được viết ra khi “cuộc sống đã tràn đầy” ấy!

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *