lediem.net giới thiệu các bạn bài viết: Em ơi em hãy nhìn rất xa (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;  (Ngữ Văn 12). Hướng dẫn các bạn triển khai các luận điểm trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ trong đoạn trích Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết nhé!

Đề: em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Đọc văn bản sau: em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

                        12 1971

(Mặt đường khát vọng, NXB Văn nghệ Giải phóng, 1974)

em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Gợi ý làm bài: em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Mở bài em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tâm sự:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Đó là sự đúc kết của một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu tâm hồn: Sự gắn bó với mỗi miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu. Và phải chăng vì lý do này mà những vần thơ viết về quê hương đất nước luôn là những rung động thường trực trong tâm hồn người nghệ sĩ? Chính những rung động ấy đã thôi thúc Nguyễn Khoa Điềm chắp bút viết trường ca “Mặt trường khát vọng”. Một trích đoạn không thể không nhắc đến đó là “Đất Nước”.

Thân bài em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư và xúc cảm. Đất Nước là đoạn trích thuộc phần đầu chương V, của trường ca Mặt đường khát vọng. Tác phẩm được hình thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.

Thời điểm này miền Nam bị tạm chiến, đế quốc Mĩ và bọn tay sai ra sức chống phá cách mạng, mua chuộc thanh niên vào chốn ăn chơi mà quên đi trách nhiệm với đất nước. Viết trường ca này, Nguyễn Khoa Điềm nhằm đánh thức tinh thần trách nhiệm và giúp thế hệ trẻ tự nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của họ đối với đất nước. 

2. Phân tích nội dung em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Trên phương diện lịch sử, tác giả nhấn mạnh đến sự đóng góp của những con người bình dị, vô danh trong việc làm nên Đất Nước muôn đời. Nhà thơ chuyển sang giọng điệu tâm tình với “em” mà tìm sự đồng cảm ở hết thảy chúng ta:

“Em ơi em

Hãy nhìn từ rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước”

“Em” là nhân vật trữ tình không xác định, nhưng cũng có thể là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính mình. Lời tỏ tình mang giọng điệu tâm tình mà trĩu nặng suy tư. Với lối tâm tình, trò chuyện, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như không bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm. “Bốn nghìn năm đất nước” – là cách nói ước lệ quen thuộc, mang âm hưởng trang trọng, chứa đựng trong nó một cảm xúc tự hào, gợi ra cho ta thấy về chiều dài thời gian và bề dày lịch sử của đất nước. Đồng thời, “ bốn nghìn năm đất nước” cũng là đối tượng trong câu chuyện tâm tình của anh và em. Lời thơ là lời tâm tình đầy tha thiết của anh với em, anh nói cho em nghe về cái điều cốt lõi, quy luật muôn đời đã tồn tại trong suốt tháng năm lịch sử ấy. Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị:

“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”

Khi nhìn sâu vào bề dày bốn ngàn năm dựng nước, tác giả đã phát hiện ra một quy luật và tái hiện nó bằng: “Năm tháng nào cũng…” Dù đó là tháng năm nào đi chăng nữa, chỉ cần Tổ quốc cất tiếng gọi thiêng liêng, “người người” “lớp lớp” sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, “người người, lớp lớp” còn gợi hình ảnh đông đảo của một tập thể, sự nối tiếp của một tập thể, gợi liên tưởng tới dòng chảy của sự sống được nối tiếp qua các thế hệ. Thế nhưng, nhà thơ đã hướng chúng ta tới đối tượng cốt lõi làm nên sự sống là “con gái, con trai bằng tuổi chúng ta”- đây là cách nói giản dị nhưng chứa đựng tình cảm sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả không nói là “cha ông ta” bởi cách nói ấy gợi cho người đọc cảm giác ta là người kế thừa hưởng thụ thành quả. Mà thay vào đó, người nghệ sĩ viết “Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta” – để tạo ra sự tương đồng về lứa tuổi, tác giả đã gợi dậy sự tương đồng về ý thức trách nhiệm, lịch sử được tạo nên từ những người “con gái, con trai”. Thêm vào đó, nhà thơ không nói “con gái con trai” làm nên lịch sử mà gắn con gái con trai với hoạt động tạo nên dòng chảy sự sống đó là: Cần cù làm lụng lúc hòa bình để xây dựng vun đắp cho đất nước; Ra trận khi có giặc để chiến đấu, bảo vệ cho đất nước. Có thể thấy, đây là điều bất biến trong suốt bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc ta. Và điều đặc biệt cũng như chân thực hơn cả là Nguyễn Khoa Điềm đã tái hiện về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta qua câu thơ:

“Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.

em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Ở đây, tác giả đã vận dụng nguyên vẹn lời thơ dân gian chỉ bổ sung định thời điểm thêm từ “ngày” – để xác định thời điểm cụ thể, từ “thì”- để tạo giọng tự nhiên như trong những câu nói hằng ngày. Khác với ý thức của các nhà nho phong kiến xưa khi quốc gia lâm nguy thì kẻ thất phu phải có trách nhiệm gánh vác nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, nhưng dân gian lại cho rằng việc bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ. Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân. Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước. Họ là những con người bình dị vô danh. Họ là những con người lao động cần cù chăm chỉ nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm thì chính họ trở thành những người anh hùng cứu nước. Nhà thơ đã khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Đó là truyền thống được phát huy từ đời này sang đời khác. Chính bằng sự đóng góp một cách tự nhiên đó mà họ đã làm nên lịch sử – truyền thống lâu đời của đất nước. Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm đất nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ đất nước:

“Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Những em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm gợi nhắc anh hùng hữu danh có cả anh và em đều nhớ, tuy nhiên nhà thơ lại không nêu ra một cái tên cụ thể, vì mục đích của nhà thơ không phải là để khẳng định vai trò của những anh hùng nhân lịch sử mà để khẳng định vai trò công lao của những anh hùng vô danh. Những anh hùng vô danh ấy chính là những người “con gái, con trai bằng ta lứa tuổi”. Cách gọi tên những người anh hùng sao giản dị quá đỗi: “Con gái, con trai”. Thông thường hình ảnh người anh hùng sẽ mang màu sắc lí tưởng, họ thường xuất hiện với tư thế cao hơn, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã đưa hình ảnh người anh hùng trở về hòa lẫn với cuộc sống đời thường. Khái niệm anh hùng trong quan niệm của NKĐ không phải là đã lập nên kì tích, mà họ là anh hùng trong cách sống, thái độ sống. Họ lặng lẽ sống, cống hiến như một lẽ tự nhiên:

“Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm.”

Khi họ hi sinh dâng hiến cuộc sống thì họ đã lặng lẽ làm nên đất nước, làm nên dòng chảy lịch sử dân tộc. Và kết quả của những cống hiến, hy sinh ấy chính là đất nước tồn tại muôn đời. Có thể thấy, chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam. Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ có tên tuổi..Nhưng, có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai trò to lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc. Đoạn thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay khi họ đang lún sâu vào lối sống ngoại lai. Từ đó, đoạn thơ đã làm sống lại truyền thống yêu nước hào hùng trong mỗi chúng ta. Viết về đề tài đất nước – một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý, lịch sử, văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.

3. Nghệ thuật em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp. Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.

em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;
Giỗ tổ hùng vương

Kết bài em ơi em hãy nhìn rất xa ; Em ơi em Hãy nhìn rất xa dàn ý ; Cảm nhận đoạn thơ Em ơi em Đất nước của ca dao thần thoại ;

Có một tư tưởng về đất nước được vẽ lên bình yên từ những điều giản dị. Có một hình ảnh đất nước được lý giải với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ngày xửa ngày xưa. Có những giá trị của một đất nước được cắt nghĩa từ một không gian tình tứ như chuyện tình của đôi lứa, uyên ương. Tất cả những điều này, được Nguyễn Khoa Điềm truyền tải trọn vẹn trong trích đoạn “Đất Nước” của mình. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: “Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai).

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *