Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Phân tích đánh giá khi còn có mẹ (Vũ Thị Huyền Trang) ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ (Vũ Thị Huyền Trang) (phần 2, phần viết, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, lập dàn ý bài văn phần viết đề kiểm tra. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

Phần tự luận phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

Phân tích truyện ngắn “Khi còn có mẹ” của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang.

KHI CÒN CÓ MẸ

(Trích)

Diệu trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, cảm thấy không còn sức lực. Chồng con đã ngủ ngon trong căn phòng thơm tho mát rượi. Diệu ngồi bệt xuống sàn nhà, ngồi tựa lưng vào tường, nước mắt cứ thế trào ra. Diệu nhớ mẹ quá, cơn nhớ lúc nào cũng đầy ắp trong lòng chỉ chực chờ được òa ra nức nở. Nhìn quanh từng ngóc ngách trong nhà chỗ nào cũng thấy bàn tay mẹ dọn dẹp, lau chùi. Bóng dáng mẹ tất tưởi lo toan. Đồ vật mẹ mua tặng vẫn còn mới cóng. Từ cái bát ăn cơm có in hình những bông hoa đồng nội mà Diệu thích. Đồ nấu bếp bằng gỗ Kim Giao mẹ đặt mua của đồng bào dân tộc tận Lạng Sơn. Đến chăn ga gối đệm mềm êm cho Diệu đỡ đau lưng mỏi cổ. Cả đời mẹ chưa từng có ngôi nhà của riêng mình, chỉ suốt đời chăm chút cho con cháu. Đến lúc nhắm mắt xuôi tay mẹ nương tựa cửa chùa theo đúng ước nguyện khi còn sống. Mẹ nhẹ bẫng, chỉ còn lại nắm tro tàn nằm trong hũ sứ. Mẹ vẫn còn trẻ lắm, mới ngoài năm mươi tuổi. Hôm tìm thấy mẹ trên sân thượng đầy hoa Diệu chỉ nghĩ mẹ nằm nghỉ một lúc rồi sẽ dậy. Nhưng mẹ đã đi đến một thế giới khác bằng nụ cười cơ cực trên môi. Chỉ màu áo hoa cà nhức nhối trong tâm thức Diệu…

Diệu điện cho Thuần cốt để tìm một người lắng nghe mình nói chứ không phải để nhận được những lời an ủi. Có những nỗi mất mát càng vỗ về thì lại càng đau đớn.

(…)

– Đêm qua tớ thấy mẹ về. Không phải trong giấc mơ đâu. Mà thấy mẹ nằm kề bên tớ. Lúc bé Na thức giấc giữa đêm mẹ còn dỗ cháu. Tớ còn nghe ngọt ngào bên tai lời ru à ơi cái bống. Sáng thức giấc còn thấy vài sợi tóc mẹ rơi trên chăn gối. Vậy mà…

– Mẹ vẫn sẽ luôn bên cậu đấy thôi, ngay cả khi bà không hiện hữu.

– Nhưng tớ ân hận lắm. Lúc mẹ còn sống tớ đã không hay đưa mẹ đi khám bệnh. Toàn để mẹ tự đi một mình nên bao nhiêu bệnh tật trong người mẹ toàn giấu nhẹm. Tớ còn chưa kịp đưa mẹ về thăm quê, đi du lịch. Ngày xưa mẹ tớ chỉ ước đẻ được cô con gái để nhờ nhổ tóc sâu thôi đấy. Thế mà mấy hôm trước khi mất, mẹ nhờ nhổ tóc mà tớ cứ bận bịu việc này việc kia. Nghĩ lại thấy không biết đã bao lâu rồi tớ không có thời gian dành cho mẹ.

(…)

Bố mẹ ly hôn khi Diệu còn rất nhỏ. Dù bà nội ôm ghì ba chị em Diệu trong tay bảo “ở với bà, rau cháo nuôi nhau”. Nhưng mẹ gạt nước mắt một tay bế thốc thằng út, một tay lôi chị em Diệu đi trong buổi chiều hoàng hôn màu huyết dụ. Bốn mẹ con nương tựa vào nhau trong xóm ngụ cư ở ven sông. Ở nhờ nhà bà Sáu, trước cửa có cây mít già sai quả, đằng sau có những chùm khế ngọt chín vàng ươm. Có người thương từng xin Diệu làm con nuôi nhưng mẹ bảo “tôi đẻ con ra đâu phải để mang cho người khác”. Diệu bên mẹ đến mức cử lẽo đẽo theo sau, hết chợ sớm đến chợ chiều chân không ngừng bước. Mẹ lên tàu đi lấy hàng khô dưới miền xuôi về bán ở chợ ven sông Diệu cũng đòi theo. Hai mẹ con thường ngồi ngủ bên những người lao động nghèo giữa linh kinh đồ đạc và mùi cá khô bốc lên tanh nồng mằn mặn. Diệu vẫn nhớ những đêm nằm bên mẹ, nhìn qua cửa sổ ngắm trăng sáng vằng vặc trên ngọn cau, nghe bà Sáu già họ khan trò chuyện cùng con chó nhỏ. Cảnh tượng bình yên ấy vẫn không thôi khiến mẹ đau đáu nghĩ về những ngày sau. Mẹ ước ao có đủ tiền mua đất dựng nhà. Mẹ không muốn các con sống cuộc đời trôi dạt…

Năm Diệu mười sáu tuổi thì cả nhà xuống thị xã, thuê một sạp hàng vừa ở vừa buôn bán. Ban ngày toàn bộ diện tích sạp hàng được bày giày dép và quần áo để bán. Ban đêm mấy mẹ con chất hàng vào một đống kê sát giường nằm ngủ. Chật chội là thế mà vẫn thấy mẹ vui vì kiếm đủ tiền nuôi mấy anh em ăn học. Mẹ bị bệnh đau đầu có lẽ cũng vì phải ngửi nhiều mùi nhựa dép, mùi vải vóc. Diệu thì không thấy vui vì nghĩ cuộc đời mấy mẹ con sao mà cơ cực quá. Ngủ ở sạp hàng giữa chợ mùa đông còn đỡ, chứ mùa hè nóng chảy mỡ. Quạt chạy hết công suất cũng không đủ xua đi cái nóng hầm hập từ dưới nền xi măng bốc lên, từ mái tôn dội xuống. Tầm bốn giờ sáng chợ đã bắt đầu nhộn nhịp. Các chủ sạp hàng rau củ quả, thịt thà đã mang hàng đến đổ đống chờ người đến cân buôn. Mẹ dậy từ lúc ấy để mua được đồ ăn vừa tươi vừa rẻ. Có khi kiếm được mối mẹ còn tranh thủ mua đi bán lại kiếm lãi vài đồng. Suốt mấy chục năm trong kí ức của Diệu mẹ chưa từng có đêm nào ngủ tròn giấc mộng.

Sau này khi ba chị em Diệu đều trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định và đều đã xây dựng gia đình. Mẹ lại bắt đầu vun vén cho mái ấm riêng của các con. Đứa nào mẹ cũng bảo “phải có cái nhà con à, giàu nghèo, to nhỏ gì cũng phải có nơi được gọi là nhà”. Vốn liếng có bao nhiêu mẹ chia cho mỗi đứa một ít lúc mua đất làm nhà. Rồi lại tự tay sắm sửa hết thứ này đến thứ khác cho con cháu đủ đầy.

Nửa đêm Diệu hay ngửi thấy mùi xôi lạc, xôi sắn. Bụng cồn cào một cơn đói cũ. Dù Diệu biết giờ này xung quanh chẳng còn ai thức và thứ mùi vị ấy thực ra là ngửi thấy bằng tim, bằng nỗi nhớ gọi về kỉ niệm. Khi mấy mẹ con cùng sống ở sạp hàng, những đêm lạnh Diệu thường kêu đói. Mẹ sẽ dậy nấu xôi bằng bếp than đặt bên ngoài ngõ chợ. Chị em Diệu ngồi ngó gió thổi lệt xệt đám túi ni lông dồn lại một góc chợ. Nói với mẹ về ao ước được sống trong một ngôi nhà thật đẹp. Để mùa mưa không phải sợ nước tràn vào nhà như cảnh đời ở chợ. Diệu nhớ đến đó thì Thuần gọi kể:

– Dạo này tớ ốm, hai đứa nhỏ cũng mũi nhãi quấy khóc suốt ngày. Công việc thì áp lực, tiền bạc thì túng thiếu thành ra tớ hay cáu gắt với mẹ. Tệ thật.

– Đừng vậy cậu ơi. Khi còn có mẹ…

Mấy từ “khi còn có mẹ” làm cả hai đau điếng. Một bên là sự mất mát đang hiện hữu. Còn một bên là sự mất mát mơ hồ đâu đó vừa xa lại vừa gần. Mẹ như lá vàng trên cành, như chuối chín cây, như hoa tàn lắt lay ngày gió. Nên khi còn có mẹ kề bên xin hãy yêu thương mẹ. Để một mai khi mẹ đã về trời sẽ chỉ còn những kí ức êm đềm, tươi đẹp. Thuần nói đúng, Diệu sẽ không khóc nữa. Sẽ cố gắng sống vui, sống khỏe để mẹ được yên lòng tiêu diêu miền cực lạc. Giờ thì Diệu nhằm mắt để lần tìm theo hương tóc mẹ. Ngày mai, Diệu sẽ dắt theo con gái nhỏ lên chùa thăm mẹ. Chùa nằm trên núi…

 phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

Gợi ý làm bài phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn phân tích một tác phẩm truyện. phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

b. Xác định đúng nội dung nghị luận. phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

c. Triển khai bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo dàn ý sau: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

  1. Mở bài: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

– “Khi còn có mẹ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang là một câu chuyện cảm động, giàu giá trị nhân văn để lại trong tâm hồn người đọc những ấn tượng tốt đẹp về tình cảm của người con dành cho người mẹ giàu đức hi sinh.

– Đọc truyện, chắc hẳn mỗi chúng ta đều rưng rưng xúc động trước tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng và xen lẫn với cả nỗi niềm ân hận, xót xa của Diệu đối với mẹ – người đã dành cả cuộc đời chăm lo cho chị em cô có cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nỗi niềm tâm sự của Diệu cũng là tiếng lòng của biết bao người con dành cho mẹ – khi không còn mẹ.

phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

2. Thân bài: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

Lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

2.1 Câu chuyện “Khi còn có mẹ” là tiếng lòng chất chứa biết bao tình yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng và xen lẫn với những ân hận của Diệu đối với người mẹ giàu đức hi sinh. phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

– Truyện mở đầu bằng tình huống Diệu trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, cảm thấy không còn sức lực, khi chồng con đã ngủ ngon trong căn phòng thơm tho mát rượi, cô ngồi bệt xuống sàn nhà, ngồi tựa lưng vào tường, nước mắt cứ thế trào ra vì nhớ mẹ quá, cơn nhớ lúc nào cũng đầy ắp trong lòng chỉ chực chờ được òa ra nức nở.

+ Trong tâm trí của Diệu, hình ảnh hiền từ, nhân hậu của người mẹ hiện hữu rất rõ nét, cô cảm thấy “quanh từng ngóc ngách trong nhà chỗ nào cũng thấy bàn tay mẹ dọn dẹp, lau chùi. Bóng dáng mẹ tất tưởi lo toan.”

+ Tất cả đồ đạc trong nhà do bàn tay mẹ mua và sắp đặt vẫn còn đó, chỉ khác rằng: mẹ đã không còn nữa, nghĩ đến điều đó, lòng Diệu đau đớn, xót xa: “Đồ vật mẹ mua tặng vẫn còn mới cóng. Từ cái bát ăn cơm có in hình những bông hoa đồng nội mà Diệu thích… Đến chăn ga gối đệm mềm êm cho Diệu đỡ đau lưng mỏi cổ.” Biết bao tình yêu thương mẹ dành cho Diệu đều in hằn lên từng đồ vật đang hiện hữu trước mắt cô, bởi thế nỗi nhớ mẹ càng da diết hơn bao giờ hết.

+ Diệu nghĩ đến sự hi sinh của mẹ – người phụ nữ bất hạnh cả cuộc đời chỉ lo toan cho con mà quên đi hạnh phúc, thanh xuân của đời mình: “Cả đời mẹ chưa từng có ngôi nhà của riêng mình, chỉ suốt đời chăm chút cho con cháu. Đến lúc nhắm mắt xuôi tay mẹ nương tựa cửa chùa theo đúng ước nguyện khi còn sống.”

+ Nỗi nhớ mẹ xen lẫn với sự dằn vặt đớn đau của Diệu khi mẹ ra đi quá trẻ, cô chưa làm được gì báo hiếu cho mẹ: “Mẹ vẫn còn trẻ lắm, mới ngoài năm mươi tuổi. Hôm tìm thấy mẹ trên sân thượng đầy hoa Diệu chỉ nghĩ mẹ nằm nghỉ một lúc rồi sẽ dậy. Nhưng mẹ đã đi đến một thế giới khác bằng nụ cười cơ cực trên môi…”

→ Mở đầu câu chuyện gợi lên biết bao tình yêu thương, nỗi nhớ mẹ quặn lòng của Diệu khi mẹ không còn nữa khiến lòng người đọc đồng cảm, chia sẻ và cảm thấy xúc động vô cùng.

– Những kí ức về người mẹ tần tảo, giàu đức hi sinh ùa về trong tâm trí của Diệu khi cô gọi điện thoại cho Thuần – người bạn thân của cô để tâm sự. Những kỉ niệm về mẹ như một thước phim quay chậm đủ để Diệu cảm nhận sâu sắc hơn những vất vả mà mẹ đã trải qua để rồi cô thấy lòng mình nặng trĩu, ân hận, xót xa vì đã không dành thời gian nhiều hơn chăm sóc, quan tâm đến mẹ.

+ Diệu biết rằng, cô gọi điện cho Thuần cốt để tìm một người lắng nghe mình nói chứ không phải để nhận được những lời an ủi, bởi Diệu thấu hiểu được những mất mát mà cô đang mang càng vỗ về thì lại càng đau đớn. Nhưng trong lúc nỗi nhớ mẹ cồn cào xen với nỗi đau mất mẹ đang trào dâng cuồn cuộn trong lòng cô, Diệu chỉ còn biết gọi điện chia sẻ với Thuần.

+ Diệu thấy mẹ về bên mình trong đêm và khẳng định “Không phải trong giấc mơ đâu. Mà thấy mẹ nằm kề bên tớ”. Hình ảnh mẹ luôn in đậm trong tâm trí cô, sự ra đi của mẹ quá đột ngột, Diệu chưa có chuẩn bị cho sự thiếu vắng hình ảnh của người mẹ hiền hậu trong gia đình. Bởi vậy, cô luôn nghĩ mẹ đang bên mình và vẫn dành những cử chỉ yêu thương cho con cháu: “Lúc bé Na thức giấc giữa đêm mẹ còn dỗ cháu. Tớ còn nghe ngọt ngào bên tai lời ru à ơi cái bống.”

+ Nhớ đến mẹ, Diệu ân hận vì khi mẹ còn sống, cô bận bịu với công việc không có thời gian chăm sóc mẹ: “Lúc mẹ còn sống tớ đã không hay đưa mẹ đi khám bệnh. Toàn để mẹ tự đi một mình nên bao nhiêu bệnh tật trong người mẹ toàn giấu nhẹm. Tớ còn chưa kịp đưa mẹ về thăm quê, đi du lịch. Ngày xưa mẹ tớ chỉ ước đẻ được cô con gái để nhờ nhổ tóc sâu thôi đấy. Thế mà mấy hôm trước khi mất, mẹ nhờ nhổ tóc mà tớ cứ bận bịu việc này việc kia. Nghĩ lại thấy không biết đã bao lâu rồi tớ không có thời gian dành cho mẹ.” Cuộc sống đời thường đã cuốn Diệu lao vào vòng xoáy của công việc mà quên đi một điều vô cùng bình dị những có ý nghĩa vô cùng lớn lao đó là dành thời gian yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến mẹ – người đã hi sinh cả cuộc đời cho con cháu. Bởi vậy, nỗi đau đớn, xót xa, ân hận lại càng làm cô day dứt, trăn trở hơn bao giờ hết.

+ Kí ức về mẹ, người phụ nữ nhiều bất hạnh ùa về trong Diệu: “Bố mẹ ly hôn khi Diệu còn rất nhỏ.”

+ Mẹ đã một mình nuôi ba chị em Diệu. Cuộc sống khó khăn, bao nhiêu khổ đau mẹ đều gánh chịu chỉ mong cho con cái được bình yên, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc: “Bốn mẹ con nương tựa vào nhau trong xóm ngụ cư ở ven sông.” Dẫu cuộc sống chật vật là vậy nhưng mę chất vật là vẫn gắng sức làm lụng để nuôi ba chị em Diệu, đã có lúc “Có người thương từng xin Diệu làm con nuôi nhưng mẹ bảo “tôi đẻ con ra đâu phải đê mang cho người khác”.

+ Cuộc sống mưu sinh của ba mẹ con Diệu thật vất vả nhưng luôn ấm áp yêu thương. Mẹ ngược xuôi buôn bán hàng hóa để kiếm tiền nuôi chị em Diệu. Biết bao con đường in dấu bàn chân mẹ và những bước chân nhỏ xíu của Diệu lẽo đẽo theo mẹ những chuyến đi.

+ Bao yêu thương mẹ dành hết cho chị em Diệu: “Mẹ ước ao có đủ tiền mua đất dựng nhà. Mẹ không muốn các con sống cuộc đời trôi dạt…”.

+ Chị em Diệu là nguồn vui của mẹ, là nguồn sống của mẹ nên khổ đến đâu mẹ cũng cam chịu. Mấy mẹ con ở trong sạp hàng chật chội thế nhưng cảm thấy vô cùng hạnh phúc, lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười vui: “Chật chội là thế mà vẫn thấy mẹ vui vì kiếm đủ tiền nuôi mấy anh em ăn học.”

+ Mẹ bị ốm “hay đau đầu”, Diệu thương mẹ quá nhưng cô cũng chẳng làm gì để giúp mẹ được: “Mẹ bị bệnh đau đầu có lẽ cũng vì phải ngửi nhiều mùi nhựa dép, mùi vải vóc. Diệu thì không thấy vui vì nghĩ cuộc đời mấy mẹ con sao mà cơ cực quá….Suốt mấy chục năm trong kí ức của Diệu mẹ chưa từng có đêm nào ngủ tròn giấc mộng”.

+ Khi chị em Diệu đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định, có mái ấm hạnh phúc gia đình riêng thì: “Mẹ lại bắt vun vén cho mái ấm riêng của các con. Đứa nào mẹ cũng bảo “phải có cái nhà con à, giàu nghèo, to nhỏ gì cũng phải có nơi được gọi là nhà”. Vốn liếng có bao nhiêu mẹ chiacho mỗi đứa một ít lúc mua đất làm nhà. Rồi lại tự tay sắm sửa hết thứ này đến thứ khác cho con cháu đủ đầy.”

+ Trong đêm khuya, mùi hương xôi lạc, xôi xắn càng khiến Diệu nhớ mẹ nhiều hơn; khi mẹ còn sống, chị em cô thường được mę nấu cho ăn. Nhưng thực ra mùi vị xôi lạc, xôi xắn ấy Diệu “ngửi thấy bằng tim, bằng nỗi nhớ gọi về kỉ niệm” bởi cô biết rằng khuya rồi chẳng ai còn thức nữa.

→ Mẹ yêu thương chị em Diệu và cả đời hi sinh vì hạnh phúc cho con cháu, ấy thế mà Diệu chưa làm gì để đền đáp công lao trời biển của mẹ dành cho chị em cô. Chính điều này khiến cho Diệu càng thấy ân hận và thương yêu mẹ nhiều hơn.

– Trở lại với thực tại, Diệu thấy mình thật tệ khi đã cáu gắt mẹ vì áp lực công việc, con cái. Điều này khiến cô trằn trọc suy nghĩ, cảm thấy có lỗi với mẹ – người đã hi sinh cả cuộc đời cho chị em cô có một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc.

+ Khi còn sống, mẹ Diệu đã gặp biết bao thăng trầm của cuộc sống, tuy nhiên, mẹ vẫn làm lụng vất vả một mình nuôi ba chị em cô, không than vãn điều gì, ấy vậy mà Diệu mới gặp một chút khó khăn đã buông lời cáu gắt với mẹ. Ngẫm nghĩ lại điều đó, Diệu cảm thấy vô cùng hối hận.

+ Lời khuyên của Thuần khiến trái tim cô nhói đau: “Đừng vậy cậu ơi. Khi còn có mẹ…” Thật vậy, khi còn có mẹ, chúng ta còn người để yêu thương, để được trò chuyện, tâm sự, có chỗ dựa vững chãi về tinh thân để vượt qua sóng gió của cuộc đời. Có mẹ cuộc đời chúng ta sẽ hạnh phúc biết dường nào. Bởi vậy, cả Diệu và Thuần đều cảm thấy “đau điếng”.

+ Từ câu nói của Thuần, cả Diệu và Thuần và tất cả chúng ta đều nhận thức sâu sắc về đạo làm con đối với đấng sinh thành: “Mẹ như lá vàng trên cành, như chuối chín cây, như hoa tàn lắt lay ngày gió. Nên khi còn có mẹ kề bên xin hãy yêu thương mẹ. Để một mai khi mẹ đã về trời sẽ chỉ còn những kí ức êm đềm tươi đẹp.”

→ Khép lại câu chuyện, người đọc dường như cũng đang cùng Diệu “nhắm mắt để lần tìm theo hương tóc mẹ” để tìm lại những yêu thương bên mẹ, để luôn có cảm giác mẹ ở bên, được yêu thương và trao yêu thương cùng mẹ. Suy nghĩ của Diệu: “Ngày mai, Diệu sẽ dắt theo con gái nhỏ lên chùa thăm mẹ. Chùa nằm trên núi…” như là một lời sám hối chân thành của người con đối với đấng sinh thành, dẫu lời sám hối ấy muộn màng nhưng đã làm thức tỉnh lương tri của muôn người để rồi mỗi chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương, biết ơn mẹ “Khi còn có mẹ”. Diệu sẽ dắt con gái đi cùng để truyền cho con sức mạnh của tình yêu thương, để giáo dục con lẽ sống làm người, để bồi đắp cho con tình mẫu tử nhân văn trong cuộc đời và để con làm tiếp những điều Diệu còn dang dở với mẹ.

phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

2.2 Những nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

– Câu chuyện tạo dựng được tình huống độc đáo để bộc lộ tình yêu thương lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với mẹ (khi mẹ đã mất).

– Nhan đề của câu chuyện gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm: “Khi còn có mẹ”. Khi chúng ta còn mẹ hãy yêu thương, trân trọng mẹ; hãy biết quan tâm, chăm sóc mẹ nhiều hơn nữa để một mai mẹ về với trời, ta không phải dằn vặt, đớn đau, ân hận vì những điều chưa làm được cho mẹ.

– Truyện có đan xen hài hòa giữa yếu tố tự sự với trữ tình khiến câu chuyện giàu xúc cảm, tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của mỗi tin người, có khả năng thanh lọc tâm hồn con người, giúp chúng ta biết sống đẹp, trọn đạo hiếu làm con với đấng sinh thành. Đọc từng trang truyện của Vũ Thị Huyền Trang, người đọc như bước vào một thế giới bàng bạc chất thơ – thế giới của tình mẫu tử rất đáng trân trọng.

– Tác giả đã sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để khắc họa chiều sâu tâm trạng của nhân vật, giúp người đọc thấu hiểu và cảm thông với nỗi niềm tâm sự của Diệu.

– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhà văn khá độc đáo, qua những dòng cảm xúc chân thành của người con đối với mẹ, người đọc tìm thấy bóng dáng mình trong đó để rồi lục vấn lại lương tri của mình và sống trọn đạo hiếu làm con.

  1. Kết bài: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

– “Khi còn có mẹ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang là tiếng lòng của Diệu gửi đến người mẹ kính yêu của mình. Từ những nỗi niềm suy tư, trăn trở của Diệu, chúng ta cũng nhận thấy được mình ở trong đó để rồi biết yêu thương, trân trọng với đấng sinh thành – người đã hi sinh cả cuộc đời vì hạnh phúc của chúng ta.

– Dòng đời xuôi ngược có nhiều chông gai, trắc trở, đôi khi chúng ta vì mải mê công việc, bị cuốn theo luồng xoáy lốc của cuộc đời mà quên đi những giá trị bền vững, thiêng liêng trong cuộc đời mình đó chính là tình cảm gia đình, là sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương dành cho tin những người thân yêu của mình. Câu chuyện “Khi còn có mẹ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang có thái độ ngược đãi cha mẹ, có những hành vi không đúng đạo hiếu làm con với cha mẹ của mình.

d. Sáng tạo: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về nội dung nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: phân tích đánh giá khi còn có mẹ ; phân tích đánh giá truyện ngắn khi còn có mẹ

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

ĐỀ KIỂM TRA 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *