Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra:  Dạ khúc cho vầng trăng (Duy Thông) ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng (Duy Thông); trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đề: dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Đọc hiểu: 6,0 điểm  dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Đọc văn bản sau: dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Dạ khúc cho vầng trăng

Trăng non ngoài cửa sổ

Mảnh mai như lá lúa

Thổi nhẹ thôi là bay

Con ơi ngủ cho say

Để trăng thành chiếc lược

Chải nhẹ lên mái tóc

Để trăng thành lưỡi cày

Rạch bầu trời khuya nay

Trăng thấp thoáng cành cây

Tìm con ngoài cửa sổ

Cửa nhà mình bé quá

Trăng lặn trước mọi nhà

Vai mẹ thành võng đưa

Theo con vào giấc ngủ

Trăng thành con thuyền nhỏ

Đến bến bờ tình yêu…

(Duy Thông)

  dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Lựa chọn đáp án đúng: dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ bốn chữ
  2. Thơ năm chữ
  3. Thơ song thất lục bát
  4. Thơ lục bát

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

  1. Biểu cảm
  2. Tự sự
  3. Thuyết minh
  4. Miêu tả

Câu 3. Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ngắt nhịp theo cách nào?

  1. Nhịp 1/2/2 và 2/3
  2. Nhịp 1/4 và 2/2/1
  3. Nhịp 2/3 và 3/2
  4. Nhịp 3/2 và 1/4

Câu 4. Các vần “ay” trong các tiếng “bay – say” ở những dòng thơ sau sử dụng kiểu vần nào?

“Mảnh mai như lá lúa

Thổi nhẹ thôi là bay

Con ơi ngủ cho say

Để trăng thành chiếc lược”

  1. Vần chân
  2. Vần lưng
  3. Vần gián cách
  4. Vần hỗn hợp

Câu 5. Trong bài thơ, tác giả liên tưởng và so sánh trăng với những hình ảnh nào?

  1. Cửa sổ, mái tóc, cành cây, bến bờ.
  2. Lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền.
  3. Cửa sổ, mái tóc, chiếc lược, lưỡi cày.
  4. Lá lúa, chiếc lược, cành cây, bến bờ.

Câu 6. Từ “dạ khúc” có nghĩa là gì?

  1. Bản tình ca có những giai điệu trầm lắng, ngọt ngào, êm ái.
  2. Khúc nhạc nhẹ nhàng, êm ái làm đắm say lòng người.
  3. Ca khúc trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng khiến lòng người rung động.
  4. Tác phẩm âm nhạc có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya.

Câu 7. Các hình ảnh trăng non, cửa sổ, lá lúa, chiếc lược, mái tóc, lưỡi cày, cành cây, võng, con thuyền người mẹ nói với em nhỏ trong bài thơ là gì?

  1. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình mẹ.
  2. Những hình ảnh chỉ có trong truyện cổ tích.
  3. Những hình ảnh tráng lệ, ít thấy trong đời sống.
  4. Những hình ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng của mẹ.

Câu 8. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ như một khúc hát ru ngọt ngào thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Em có đồng tình với ý kiến đó không?

  1. Đồng tình
  2. Không đồng tình

Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

“Trăng thấp thoáng cành cây

Tìm con ngoài cửa sổ

Cửa nhà mình bé quá

Trăng lặn trước mọi nhà”

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng”.

  dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Gợi ý trả lời dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Lựa chọn đáp án đúng: dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Câu 1. B. Thơ năm chữ

Câu 2. A. Biểu cảm

Câu 3. C. Nhịp 2/3 và 3/2

Câu 4. A. Vần chân

Câu 5. B. lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền.

Câu 6. D. Tác phẩm âm nhạc có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya.

Câu 7. A. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình mẹ.

Câu 8. A. Đồng tình.

Câu 9.

Gợi ý:

– Nhân hóa: “Trăng thấp thoáng cành cây/ Tìm con ngoài cửa sổ”.

– Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

+ Nhà thơ sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người “tìm” để chỉ hoạt động của vầng trăng giúp cho trăng trở nên sinh động, có hồn.

+ Trăng (trăng non) hiện lên như một bạn nhỏ rất đáng yêu đang tìm con để bầu bạn, vui chơi, hòa nhịp vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ.

+ Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc, đặc biệt là có sức lôi cuốn đối với bạn đọc nhỏ tuổi.

  dạ khúc cho vầng trăng ; đọc hiểu dạ khúc cho vầng trăng ; trắc nghiệm dạ khúc cho vầng trăng

Câu 10.

Gợi ý:

+ Nội dung: Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” như một khúc hát ru con ngọt ngào, êm ái của người mẹ. Lời ru ân tình của mẹ đưa con vào giấc ngủ bình yên. Trăng non theo lời hát ru của mẹ đi vào giấc mơ của con một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Con ngủ say, vầng trăng hiện lên trong giấc mơ của con cũng mang hình dạng, sắc màu đáng yêu: thành chiếc lược, trăng thành lưỡi cày, thành con thuyền nhỏ… Bài thơ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ.

+ Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ với những hình ảnh thơ trong sáng, bình dị phù hợp với thế giới tâm hồn trẻ thơ dễ nhớ, dễ thuộc. Bên cạnh đó, nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ,… khiến bài thơ trở nên sinh động, diễn tả sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng.

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *