Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Trắc nghiệm đất rừng phương nam (Đoàn Giỏi) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: trắc nghiệm đất rừng phương nam

Đọc hiểu: 6,0 điểm trắc nghiệm đất rừng phương nam

Đọc văn bản sau: trắc nghiệm đất rừng phương nam

Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc trọ tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đấy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quần nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! Ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.

(Trích “Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)

trắc nghiệm đất rừng phương nam

Lựa chọn đáp án đúng: trắc nghiệm đất rừng phương nam

Câu 1. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

  1. Nghị luận
  2. Thuyết minh
  3. Tự sự
  4. Biểu cảm

Câu 2. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Trong câu văn sau, từ ngữ nào là ngôn ngữ vùng miền?

“Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết!”

  1. Phải chi
  2. Dừng thuyền
  3. Vài hôm
  4. Bắt chim

Câu 3. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng trình tự kể và miêu tả nào sau đây?

  1. Từ cụ thể đến khái quát
  2. Từ xa đến gần
  3. Từ dưới lên trên
  4. Từ trong ra ngoài

Câu 4. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Đoạn trích trên tập trung kể và tả về đối tượng nào?

  1. Cuộc đi chơi thú vị của nhân vật tôi và Cò.
  2. Chợ Mặt Trời.
  3. Các loài chim ở đất rừng phương Nam.
  4. Sông nước Cà Mau.

Câu 5. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Vị trí quan sát của người kể chuyện và miêu tả trong đoạn trích ở đâu?

  1. Từ trên khoang thuyền
  2. Từ chợ Mặt Trời
  3. Từ trên bìa rừng
  4. Từ dưới gốc cây

Câu 6. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Trong câu: “Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất.”, từ “nó” chỉ đối tượng nào?

  1. Chim già đãy
  2. Con điêng điểng
  3. Chim cồng cộc
  4. Loài chim lạ

Câu 7. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Nối tên của loài chim ở cột A sao cho phù hợp với đặc điểm của loài chim đó ở cột B.

 

A                    B
1. Con điêng điểng a….đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa.
2. Chim cồng cộc

 

b. …ngóc cổ lên mặt nước,… ngụp xuống lặn mất…nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy.
3. Chim già đãy c. …chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
4. Loài chim lạ d. …đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân.

Câu 8. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Đọc lại các câu văn có sử dụng các hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh so sánh đó.

Câu 9. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Em viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên.

Câu 10. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ sau:

HẠT GẠO LÀNG TA
Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Çủa sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…

 

 

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông…

 

Hạt gạo làng ta

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gàu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quết đất

Hạt gạo làng ta

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

 

Hạt gạo làng ta

Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà

Những năm cây súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

 

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta…

(Trần Đăng Khoa)

 trắc nghiệm đất rừng phương nam

Gợi ý trả lời trắc nghiệm đất rừng phương nam

Lựa chọn đáp án đúng: trắc nghiệm đất rừng phương nam

Câu 1. C. Tự sự

Câu 2. A. Phải chi

Câu 3. B. Từ xa đến gần

Câu 4. C. Các loài chim ở đất rừng phương Nam.

Câu 5. A. Từ trên khoang thuyền

Câu 6. B. Con điêng điểng

Câu 7. Nối : 1-b; 2-a; 3-d; 4-c

Câu 8.

Gợi ý:

– Hình ảnh các loài chim ở đất rừng phương Nam hiện lên sinh động, hấp dẫn.

– Giúp người đọc hình dung được đặc điểm và vẻ đẹp của từng loài chim nơi đây. Đồng thời, gợi cho người đọc tình cảm yêu mến vùng đất này.

– Câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc,…

Câu 9. trắc nghiệm đất rừng phương nam

Gợi ý:

– Bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam hiện lên sinh động, có hồn qua cách cảm nhận, miêu tả rất tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi.

– Thiên nhiên nơi đây trù phú, có vẻ đẹp hoang dã. Đó là một vùng sông  nước chằng chịt như mạng nhện giăng, với những rừng được dựng lên cao ngất. Ở đó có rất nhiều các loài chim trú ngụ, mỗi loài có những đặc điểm, vẻ đẹp riêng hấp dẫn hồn người.

– Chim ở đây nhiều vô kể “cất cánh tua tủa bay lên giống đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm da trời”, “quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền”, “bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông”,…tất cả những hình ảnh đó làm sống dậy trong tâm hồn chúng ta niềm say mê, yêu thích vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

– Lời kể ấn tượng của tác giả về các loài chim nơi đây giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới loài chim và cảm thấy tự hào, yêu quý thiên nhiên vùng đất phương Nam của đất nước mình.

– Qua đoạn trích, chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng yêu quý, sự hiểu biết tường tận và gắn bó gần gũi đến máu thịt của nhà văn Đoàn Giỏi với vùng đất này.

trắc nghiệm đất rừng phương nam

Câu 10. trắc nghiệm đất rừng phương nam

* Mở đoạn

Trần Đăng Khoa được coi là “thần đồng” thơ của Việt Nam. Những dòng thơ tươi mát, hồn nhiên, ấm áp tình người, tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của ông đã từ lâu làm đắm say lòng người yêu thơ. Bài thơ “Hạt gạo làng ta” là một trong những tác phẩm thể hiện chất thơ, mộc mạc, bình dị cùng Trần Đăng Khoa được bạn đọc yêu thích.

* Thân đoạn

– Bày tỏ tình cảm, cảm xúc về nội dung của bài thơ được gợi ra từ những từ ngữ, hình ảnh, tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ.

+ Mở đầu bài thơ,Trần Đăng Khoa đã thể hiện niềm tự hào, tình yêu, sự trân trọng của mình về “hạt gạo làng ta”, nhà thơ đã nêu rõ giá trị đã kết tinh nên hạt gạo trắng thơm. Hạt gạo trắng sữa, thơm thoang thoảng ấy chính là hạt ngọc quý giá, được kết tinh từ vị phù sa của sông Kinh Thầy, từ hương sen thanh mát. Và hạt gạo cũng xuất hiện cả trong lời ru của mẹ, với đủ “ngọt bùi đắng cay”.

+ Trần Đăng Khoa thấu hiểu được công lao khó nhọc của người lao động, cảm nhận được khốc liệt của thời tiết trong quá trình tạo ra hạt gạo và sự nhà thơ đã diễn tả điều đó một cách chân thực qua những vần thơ xúc động: “bão tháng bảy, mưa tháng ba, mồ hôi sa, …mẹ xuống cấy.”

+  Hạt gạo nhỏ bé, trắng tinh khôi ấy chính là nguồn lương thực quý giá mang đến nguồn sống lẫn những giá trị tinh thần lớn lao cho người dân quê, và giúp tiền tuyến yên tâm chống giặc. Trong miêu tả của Trần Đăng Khoa, hạt gạo thân thương luôn gắn bó thân thuộc với nhân dân cũng là điều đẹp đẽ và tinh túy nhất.

+ Hạt gạo có tầm quan trọng đối với con người và được ví như hạt vàng đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả.

* Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về tác dụng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ mà tác giả đã thể hiện:

– Thể thơ 4 chữ nhẹ nhàng, dung dị.

– Nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh bình dị, gần gũi,…

– Nhiều biện pháp tu từ có giá trị gợi hình, gợi cảm như: điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, so sánh, ẩn dụ,…

* Cảm xúc của em về bài thơ: “Hạt gạo làng ta” dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà để lại trong tâm hồn em ấn tượng sâu sắc.

* Kết đoạn

Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động để tạo ra hạt vàng đáng quý. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *