Giới thiệu đến các bạn bài viết: Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa) ; đọc hiểu hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa) ; trắc nghiệm hạt gạo làng ta (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm
Đọc văn bản sau:
HẠT GẠO LÀNG TA |
|
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa Çủa sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta |
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng
Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… (Trần Đăng Khoa) |
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Thơ bốn chữ
- Thơ năm chữ
- Thơ song thất lục bát
- Thơ lục bát
Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
- Tự sự
- Biểu cảm
- Thuyết minh
- Miêu tả
Câu 3. Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ?
“Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…”
- Hoán dụ
- Nhân hóa
- So sánh
- Nói giảm nói tránh
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Nghĩa của cụm từ “ngọt bùi đắng cay”trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ được hiểu theo nghĩa chuyển. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 5. Sự lặp lại câu thơ “Hạt gạo làng ta” ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về đối tượng trung tâm mà bài thơ biểu cảm, tạo tính mạch lạc và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề cho bài thơ.
- Nhắc lại hình ảnh trung tâm được tác giả biểu cảm trong bài thơ, giúp người đọc dễ hình dung về “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương.
- Tạo ấn mạnh mẽ cho người đọc về hình ảnh trung tâm của bài thơ “hạt gạo”, đồng thời nhắc nhở chúng ta cần trân quý thành quả lao động.
- Thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ: khắc họa cụ thể, chi tiết, ấn tượng đối tượng trung tâm mà bài thơ cần biểu đạt: “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương.
Câu 6. Hình ảnh, ngôn ngữ được thể hiện trong bài thơ ?
- Trau chuốt, cầu kì
- Bay bổng, lãng mạn
- Hàm súc, cô đọng
- Gần gũi, giản dị
Câu 7. Có ý kiến cho rằng: “Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta” – hạt gạo quý như hạt vàng, ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.”
Em có đồng tình với ý kiến trên không?
- Không đồng tình
- Đồng tình
Câu 8. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
- Người mẹ giàu tình yêu thương con.
- Người mẹ hết lòng phục vụ kháng chiến.
- Người mẹ tần tảo, giàu đức hi sinh.
- Người mẹ làm lụng vất vả.
Câu 9.
Nhan đề bài thơ “Hạt gạo làng ta” có ý nghĩa gì?
Câu 10.
Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta nhiều thông điệp có ý nghĩa. Em hãy nêu ra một trong những thông điệp mà em cảm nhận được.
Gợi ý trả lời hạt gạo làng ta ; đọc hiểu hạt gạo làng ta ; trắc nghiệm hạt gạo làng ta
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. A. Thơ bốn chữ
Câu 2. B. Biểu cảm
Câu 3. C. So sánh
Câu 4. A. Đúng
Câu 5. A. Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về đối tượng trung tâm mà bài thơ biểu cảm, tạo tính mạch lạc và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề cho bài thơ.
Câu 6. D. Gần gũi, giản dị
Câu 7. B. Đồng tình
Câu 8. C. Người mẹ tần tảo, giàu đức hi sinh
Câu 9.
– Nhan đề bài thơ gợi hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là những hạt ngọc của quê hương.
– Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương.
Câu 10. hạt gạo làng ta ; đọc hiểu hạt gạo làng ta ; trắc nghiệm hạt gạo làng ta
+ Chúng ta biết trân trọng, yêu thương mẹ; biết ơn mẹ cũng như những hệ người nỗng dân làm ruộng vất vả, chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá.
+ Cần trân trọng hạt gạo cũng như trân trọng giá trị lao động của con người.
+ Có ý thức lao động, yêu quý, trân trọng giá trị sản phẩm do lao động chân chính làm ra.
+ Yêu gia đình, quê hương, đất nước,…