Giới thiệu đến các bạn bài viết: Thơ duyên (Xuân Diệu) ; đọc hiểu thơ duyên (Xuân Diệu) ; trắc nghiệm thơ duyên (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) thơ duyên ; đọc hiểu thơ duyên ; trắc nghiệm thơ duyên

Đọc bài thơ sau: thơ duyên ; đọc hiểu thơ duyên ; trắc nghiệm thơ duyên

THƠ DUYÊN

(1) Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

 

(2) Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

 

(3) Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững đững chẳng theo gần.

Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần.

 

(4) Mây biếc về đâu bay gấp gấp,

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

 

(5) Ai hay tuy lặng bước thu êm,

Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

(Xuân Diệu)

thơ duyên ; đọc hiểu thơ duyên ; trắc nghiệm thơ duyên
Xuân Diệu

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

  1. Tự do
  2. Lục bát
  3. Song thất lục bát
  4. Thất ngôn

Câu 2. Bài thơ trên viết về mùa nào trong năm ? (0,5 điểm)

  1. Mùa đông
  2. Mùa xuân
  3. Mùa thu
  4. Mùa hạ

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ? (0,5 điểm)

  1. Anh
  2. Em
  3. Tác giả
  4. Người đọc

Câu 4. Khổ (1) của bài thơ miêu tả những âm thanh nào ? (0,5 điểm)

  1. Tiếng chim và tiếng đàn
  2. Tiếng chim và tiếng cười
  3. Tiếng cười và tiếng mưa rơi
  4. Tiếng chim và tiếng gió thổi

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên đặc điểm của bức tranh thiên nhiên trong khổ (1) và khổ (2) ? (0,5 điểm)

  1. Thiên nhiên tươi vui, tràn đầy sức sống
  2. Thiên nhiên thơ mộng, vạn vật giao hòa
  3. Thiên nhiên thơ mộng, vui tươi rộn rã
  4. Thiên nhiên tươi vui, vạn vật giao hòa

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói đúng về ý nghĩa của từ láy “lững đững” trong khổ thơ thứ (3)? (0,5 điểm)

  1. Lững thững
  2. Hờ hững
  3. Dửng dưng
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 7. Phát biểu nào sau đây miêu tả đúng về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? (0,5 điểm)

  1. Rộn ràng hân hoan khi mùa thu tới
  2. Xúc động mãnh liệt trước sự giao hòa của thiên nhiên
  3. Sự rung động nhẹ nhàng trước một tình yêu vừa chớm
  4. Sự buồn bã, lo âu trước bước đi của thời gian

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn hiểu như thế nào về chữ “duyên” trong nhan đề của bài thơ ? (0,5 điểm)

Câu 9. Từ nội dung bài thơ, bạn có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của những rung động đầu đời ? (1,0 điểm)

Câu 10. Nét độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ là đã dựng lên được một bức tranh mùa thu mà ở đó thiên nhiên và con người đều giao hòa với nhau. Bạn hãy viết khoảng 5 – 7 dòng để làm rõ nét độc đáo ấy.

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài “Thơ Duyên” (Xuân Diệu)

thơ duyên ; đọc hiểu thơ duyên ; trắc nghiệm thơ duyên

Gợi ý trả lời thơ duyên ; đọc hiểu thơ duyên ; trắc nghiệm thơ duyên

ĐỌC HIỂU thơ duyên ; đọc hiểu thơ duyên ; trắc nghiệm thơ duyên

Câu 1. D Thất ngôn

Câu 2.  C Mùa thu

Câu 3.  A Anh

Câu 4.  A Tiếng chim và tiếng đàn

Câu 5.  B Thiên nhiên thơ mộng, vạn vật giao hòa

Câu 6.  D Cả ba đáp án trên

Câu 7.  C Sự rung động nhẹ nhàng trước một tình yêu vừa chớm

Câu 8.  Chữ “duyên” trong nhan đề của bài thơ có thể hiểu là: sự hòa hợp giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với con người và giữa anh và em.

Câu 9.  

Tham khảo:

– Những rung động đầu đời luôn trong trẻo, tinh khôi

– Những rung động đầu đời luôn say đắm và ghi sâu vào kí ức, có thể sẽ theo ta mãi mãi

– Những rung động đầu đời cho con người bắt đầu nếm trải vị ngọt ngào của tình yêu

Câu 10.  

Tham khảo một số ý sau:

– Những sự vật trong thiên nhiên được miêu tả đang giao hòa, xoắn luyến, giao tình với nhau: những nhánh duyên nên thơ hơn trong chiều mộng, cặp chim chuyền riíu rít, con đường xiêu cùng gió, cành hoang lả vào nắng.

– Thiên nhiên và con người cũng trở nên hòa hợp: thiên nhiên trở thành bài thơ dịu để anh với em ghép thành một cặp vần

– Con người với con người cũng giao hòa với nhau lòng ta nghe ý bạn, rung động nỗi thương yêu, là một cặp vần, là lòng anh thôi đã cưới lòng em.

thơ duyên ; đọc hiểu thơ duyên ; trắc nghiệm thơ duyên

VIẾT thơ duyên ; đọc hiểu thơ duyên ; trắc nghiệm thơ duyên

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ đã cho ở đề bài.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

  1. Giới thiệu tác phẩm, tác giả, thể loại…; nêu nội dung cần phân tích, đánh giá
  2. Phân tích, đánh giá về chủ đề:

– Chủ đề của bài thơ tập trung ở chữ “duyên”. Dựa vào hình tượng thơ, có thể hiểu “duyên” ở đây theo nghĩa rộng, đó là sự hòa hợp giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với con người và giữa anh và em.

– Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình trước bức tranh mùa thu êm đềm, thơ mộng; đồng thời bộc lộ những rung động nhẹ nhàng trước một tình yêu vừa chớm.

  1. Phân tích, đánh giá về nghệ thuật:

– Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:

Trong bài thơ này, Xuân Diệu đã sáng tạo được những hình ảnh vô cùng độc đáo để nói về mối hòa hợp kì diệu giữa thiên nhiên và thiên nhiên, giữa thiên nhiên và con người và giữa con người với nhau: Đó là những “chiều mộng”, “nhánh duyên” cho thấy cái thơ mộng của đất trời; đó là những “bài thơ dịu”, “cặp vần” cho thấy sự hòa hợp hiển nhiên, tất yếu của con người với nhau trong cái duyên lớn của trời đất.

– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ:

Nổi bật nhất là nghệ thuật sử dụng từ láy: Hàng loạt các từ láy: ríu rít, nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả… vừa gợi tả không khí tình tứ của buổi chiều thu, vừa gợi tả cái duyên đang thấm đẫm cả trời đất, khiến cho mọi vật cứ trở nên say đắm, tình tứ, như chực ngã vào nhau để giao duyên.

– Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ:

Để làm nổi bật chủ đề của bài thơ, tác giả đã cũng đã vận dụng và kết hợp nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, đối… Tất cả những biện pháp đó đã góp phần thể hiện sự giao hòa của đất trời cũng như của lòng người.

  1. Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: 

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *