Giới thiệu đến các bạn bài viết: Hoa móng rồng (Tản văn, tùy bút) ; đọc hiểu hoa móng rồng (Tản văn, tùy bút) ; trắc nghiệm hoa móng rồng (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
Đọc văn bản sau: hoa móng rồng ; đọc hiểu hoa móng rồng ; trắc nghiệm hoa móng rồng
Tháng tư lại về với nắng mới vàng tươi rực rỡ. Khắp phố phường, sắc xanh non mỡ màng của lá bàng, lá sấu, bằng lăng làm bừng sáng cả không gian. Chầm chậm đạp xe trên phố, chợt thoảng thơm trong gió một làn hương ngọt ngào, khiến lòng nôn nao khó tả. Ghé vào gánh hàng hoa quen thuộc của bà lão ngồi dưới tán bàng đầu con phố nhỏ, tôi nhận ra ngay những bông móng rồng đầu mùa vàng rộm nổi bật trên nền xanh mướt của lá chuối tươi. Bà lão mỉm cười hồn hậu nhìn tôi ôm cả gói hoa lên hít hà và nhẹ nhàng đặt vào giỏ xe với biết bao nâng niu, trìu mến.
Mỗi mùa hoa là một lần bà nội tôi phải ngồi phân xử đúng sai cho bọn trẻ, bởi đứa thì bảo hoa móng rồng thơm mùi chuối tiêu trứng cuốc, đứa lại bảo thơm mùi mít chín. Tôi thì đứng ngay dưới gốc cây, nhắm tịt cả hai mắt lại hít lấy hít để rồi bảo giống mùi vani của thứ bánh kẹo trên phố tôi đã từng ăn. Cuộc tranh cãi chỉ đến hồi kết thúc khi bà sai chúng tôi vin những cành cây mềm mại rủ xuống, nhẹ nhàng hái hoa cho vào rổ.
[….] Bao năm rồi, bà tôi giờ không còn nữa. Hoa móng rồng vẫn nở thơm vườn nhà mỗi độ giao mùa. Chúng tôi ngày càng xa quê, nhưng màu hoa ấy, làn hương ấy luôn là một phần thẳm sâu trong nỗi nhớ quê hương. Để mỗi tháng tư về, tôi lại tìm đến gánh hàng của bà lão vừa từ làng hoa bên kia sông qua chuyến đò sớm sang phố, mang chút hồn quê thảo thơm đến với mọi người.
(Lam Hồng, Hoa móng rồng, Theo http://www.baonamdinh.vn/ngày 15/4/2015)
Câu 1. Văn bản trên đã viết theo thể loại gì?
- Nghị luận văn học
- Tản văn và tùy bút
- Nghị luận xã hội
- Thơ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Tự sự
- Nghị luận
Câu 3. Đối tượng chính mà văn bản đề cập?
- Hoa móng rồng
- Bọn trẻ
- Bà tôi
- Bà bán hàng
Câu 4. Điều gì khiến người viết thấy lòng nôn nao khó tả?
- Vì nắng mới vàng tươi rực rỡ
- Vì sắc xanh non của lá bàng, lá sấu, bằng lăng
- Vì làn hương ngọt ngào thoảng thơm trong gió
- Vì thương nhớ về bà của mình.
Câu 5. Hương hoa móng rồng được cảm nhận như thế nào?
- Giống mùi mít chín
- Giống mùi chuối tiêu trứng cuốc
- Giống hương vani của bánh kẹo
- Ngọt ngào tùy cảm nhận mỗi người
Câu 6. Trong câu văn Hoa móng rồng vẫn nở thơm vườn nhà mỗi độ giao mùa. có những phó từ nào?
- Hoa, vườn
- Vẫn, mỗi
- Nở, thơm
- Hoa, mùa
Câu 7. Nội dung đoạn trích được tổ chức theo trình tự nào sau đây?
- Từ quá khứ đến hiện tại
- Từ hiện tại ngược về quá khứ
- Theo mạch cảm xúc
- Không có trình tự.
Câu 8. Có nhận xét cho rằng: Văn bản trên đã miêu tả thiên nhiên mơ mộng, từ ngữ rất giàu hình ảnh, nhịp điệu và cảm xúc về con người và sự việc chân thực. Điều đó đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 9. Nhận xét của em về tình cảm của tác giả được thể hiện qua đoạn trích.
Câu 10: Em hãy viết 5 -7 dòng để chia sẻ cảm xúc của em về loài hoa hoặc loài cây mà em ấn tượng nhất .
II. Phần viết
Cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều tuyệt vời. Được sinh ra trong cõi đời đã là một niềm hạnh phúc, nhất là khi bên cạnh chúng ta có những người luôn yêu thương và dõi theo ta trên mọi nẻo đường. Em hãy viết bài văn biểu cảm về người thân yêu nhất.
Gợi ý trả lời: hoa móng rồng ; đọc hiểu hoa móng rồng ; trắc nghiệm hoa móng rồng
Câu 1. B. Tản văn và tùy bút
Câu 2. B. Biểu cảm
Câu 3. A. Hoa móng rồng
Câu 4. C . Vì làn hương ngọt ngào thoảng thơm trong gió
Câu 5. D. Ngọt ngào tùy cảm nhận mỗi người
Câu 6. B. Vẫn, mỗi
Câu 7. C. Theo mạch cảm xúc
Câu 8. A. Đúng
Câu 9. hoa móng rồng ; đọc hiểu hoa móng rồng ; trắc nghiệm hoa móng rồng
– Hoa móng rồng luôn là một phần thẳm sâu trong nỗi nhớ quê hương, gắn với hình ảnh người bà hiền hậu, với kỉ niệm ấu thơ, là chút hồn quê thảo thơm.
– Tác giả là người luôn trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp gần gũi và bình dị, có tình yêu sâu nặng đối với cảnh vật, con người, đối với quê hương.
Câu 10. hoa móng rồng ; đọc hiểu hoa móng rồng ; trắc nghiệm hoa móng rồng
+ Trình bày được đặc điểm của loài cây hoặc loài hoa.
+ Ý nghĩa của loài cây, loài hoa ấy đối với em và với mọi người.
+ Tình cảm, cảm xúc của em dành cho loài cây hoặc loài hoa.
II. Phần viết hoa móng rồng ; đọc hiểu hoa móng rồng ; trắc nghiệm hoa móng rồng
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn.
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần biểu cảm.
c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn.
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
1. Mở bài: hoa móng rồng ; đọc hiểu hoa móng rồng ; trắc nghiệm hoa móng rồng
– Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ…
– Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người thân đó.
2. Thân bài: hoa móng rồng ; đọc hiểu hoa móng rồng ; trắc nghiệm hoa móng rồng
– Nêu cảm xúc và ấn tượng chung về người thân ấy: cảm phục, ngưỡng mộ, yêu mến,…
– Trình bày những biểu hiện cụ thể tình cảm, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc về những đặc điểm nổi bật của người ấy: Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn,…
– Rút ra bài học từ nhân vật vừa nêu.
– Kết hợp miêu tả, tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc.
+ Bài văn biểu cảm về con người thì cần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó:
+ Hình dung về đặc điểm gợi cảm về hình thức của đối tượng để bộc lộ cảm xúc: hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói… qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc (nếu người đó đang ở xa, đi xa).
+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.
+ Sự gắn bó của người ấy với bản thân em: Trong cuộc sống hàng ngày; hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó. Từ đó bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn, …
+ Bộc lộ tình cảm với người đó qua một tình huống nào đó: liên tưởng, tưởng tượng hướng đến tương lai. Từ đó bộc lộ cảm xúc.
3. Kết bài: hoa móng rồng ; đọc hiểu hoa móng rồng ; trắc nghiệm hoa móng rồng
Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của mình về người thân yêu điều đáng nhớ nhất đối với bản thân.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.