Giới thiệu đến các bạn bài viết: Trắc nghiệm Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng (Thần thoại Việt Nam) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Đọc văn bản: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau. Cô chị Mặt trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.
Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)
Lựa chọn đáp án đúng: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Câu 1. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Dấu hiệu nào sau đây giúp anh/chị xác định văn bản trên là thần thoại.
- Nhân vật chính là Ngọc Hoàng, người cai quản trời đất.
- Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng, họ là các vị thần sáng tạo vũ trụ.
- Nhân vật chính là con người, giữ vai trò trong việc lý giải và chinh phục tự nhiên.
- Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng trong việc chăm lo cuộc sống con người.
Câu 2. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được giao nhiệm vụ:
- Chăm lo cuộc sống con người dưới trần gian.
- Chiếu sáng cho con người làm việc.
- Làm cho ngày đêm dài ngắn khác nhau.
- Thay nhau coi việc dưới trần gian.
Câu 3. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Bọn khiêng kiệu trẻ hay la cà, về trễ đã dẫn đến chuyện gì?
- Ban ngày sẽ ngắn đi
- Ban ngày sẽ dài ra
- Mặt trời sẽ chiếu sáng ít đi
- Nữ thần Mặt Trời bị trời trách phạt
Câu 4. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Nhân dân dưới trần gian phàn nàn về điều gì?
- Các nữ thần làm cho ngày dài ngắn, ảnh hưởng đến công việc của họ.
- Sức nóng của nữ thần Mặt Trăng làm nhân dân không chịu được.
- Các nữ thần bỏ bê công việc chiếu sáng trần gian làm cây cối không phát triển được.
- Cả 3 ý trên.
Câu 5. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Nội dung khái quát của văn bản trên là:
- Kể về công việc của nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
- Giải thích vì sao có ngày dài, ngày ngắn.
- Lý giải về các hiện tượng tự nhiên của Mặt Trời và Mặt Trăng.
- Giải thích các hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết, trăng quầng.
Câu 6. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng không nhằm lý giải điều gì?
- Ngày ngắn, ngày dài.
- Trăng sáng, trăng quầng.
- Ngày đêm tuần hoàn nhau.
- Mặt trời có sức nóng dữ dội.
Câu 7. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Thông điệp đúng nhất mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là:
- Thể hiện khát vọng tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên trái đất.
- Thể hiện các quan niệm về tự nhiên và xã hội của dân gian.
- Thể hiện sức mạnh của các vị thần sáng tạo thế giới.
- Thể hiện các tín ngưỡng dân gian về sự tôn thờ các vị thần sáng tạo thế giới.
Trả lời các câu hỏi sau: trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Câu 8. Theo anh/chị, có thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt” không? Vì sao?
Câu 9. Anh/Chị có nhận xét gì về cách lý giải của dân gian qua câu chuyện trên?
Câu 10. Theo anh/chị, câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có ảnh hưởng gì đến nhận thức của giới trẻ ngày nay.
II. VIẾT (4.0 điểm) trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
Gợi ý làm bài trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
I. ĐỌC HIỂU trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Câu 1. B Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng, họ là các vị thần sáng tạo vũ trụ.
Câu 2. D Thay nhau coi việc dưới trần gian.
Câu 4. B Ban ngày sẽ dài ra
Câu 1. B Sức nóng của nữ thần Mặt Trăng làm nhân dân không chịu được.
Câu 5. C Lý giải về các hiện tượng tự nhiên của Mặt Trời và Mặt Trăng.
Câu 6. D Mặt trời có sức nóng dữ dội.
Câu 7.
A Thể hiện khát vọng tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên trái đất.
Câu 8.
Không thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt” vì chi tiết này nhằm lý giải hiện tượng ánh sáng mặt trăng dịu dàng hơn mặt trời, người hạ giới ưa thích ánh sáng của mặt trăng, hiện tượng trăng quầng do lớp tro hiện lên.
Câu 9. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Nhận xét cách lý giải:
– Lý giải các hiện tượng theo trí tưởng tượng, trực quan.
– Thể hiện nhận thức sơ khai, đơn giản của dân gian về các hiện tượng tự nhiên.
– Khát vọng muốn khám phá, giải thích quá trình tạo lập thế giới xung quanh.
Câu 10. trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
– Nó giúp các thế hệ trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, về nguồn gốc những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống hằng ngày.
– Các câu truyện thần thoại còn giúp thế hệ trẻ hiểu được rằng con người đã hình dung về vũ trụ như thế nào trong thế giới hoang sơ thuở ban đầu.
– Thể hiện sự tôn trọng với di sản văn học dân gian của người xưa.
II. VIẾT trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề
Chủ đề và đặc sắc nghệ thuật truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng và nêu nội dung khái quát cần phân tích.
* Chủ đề
– Truyện xoay quanh việc lý giải các hiện tượng thiên nhiên của mặt trời và mặt trăng.
– Khát vọng tìm hiểu thế giới, chinh phục tự nhiên của con người.
– Thể hiện sự tôn trọng trí tuệ dân gian trong việc hình dung về thế giới.
* Đặc sắc nghệ thuật
– Dựa vào đặc trưng của Thần thoại (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật) để phân tích về giá trị nghệ thuật trong truyện.
– Trí tưởng tượng phong phú, trực quan sinh động, nhiều chi tiết thú vị, hấp dẫn.
* Đánh giá:
– Tổng kết lại giá trị về chủ đề và nghệ thuật, thông điệp câu chuyện
– Nêu suy nghĩ, nhận thức bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo trắc nghiệm nữ thần mặt trời và mặt trăng
Vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.