Giới thiệu đến các bạn bài viết: Người mẹ Macxim Gorki ; Đọc hiểu Người mẹ Macxim Gorki (truyện ngắn) ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Đọc văn bản sau: người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

NGƯỜI MẸ

Go-rơ-ki

(1) Hai tuần sau ngày bố chết, vào một ngày Chủ nhật, Paven Vlaxôp uống rượu say mềm, trở về nhà. Anh lảo đảo bước vào căn phòng giữa và cũng như bố trước đây, đấm tay lên bàn quát mẹ:

– Cho ăn đây!

Bà mẹ đến gần ngồi xuống một bên, đưa tay choàng lấy con, kéo đầu con vào lòng. Nhưng anh đưa tay ấn vào vai mẹ đẩy bà ra, và hét:

– Này mẹ, nhanh lên chứ…

– Thằng con dại dột của mẹ!

Bà cất giọng buồn rầu và âu yếm, cố giữ lấy tay con.

– Tôi hút thuốc đây! Mẹ đưa cái điếu của bố đây cho tôi… – Paven nói làu nhàu, khó khăn, lưỡi líu lại.

Đấy là lần đầu tiên anh say rượu. Rượu đã làm cho người anh yếu đi, nhưng chưa làm cho anh mất trí; một câu hỏi cứ đập vào đầu óc anh: Ta say ư?… Ta say ư?…

Những cái vuốt ve âu yếm của mẹ làm anh xấu hổ, và đôi mắt lo buồn của bà khiến anh động lòng. Anh muốn khóc, và để tiếng khóc khỏi bật lên, anh làm ra bộ say nhiều hơn là say thật.

Bà mę vừa vuốt đầu tóc rối bù và ướt đẫm mồ hôi của con, vừa nói dịu dàng:

– Lẽ ra con không nên…

Paven thấy buồn nôn. Sau khi anh nôn dữ dội một chập, bà mẹ dìu anh lại giường và đắp lên trên trán tái nhợt của con một chiếc khăn ướt. Paven tỉnh lại một ít; nhưng chung quanh mọi vật đều quay tít, mi mắt nặng trĩu, miệng thấy đắng và lờm lợm; Paven nhíu qua hàng mi khuôn mặt như to hơn thường của mẹ, và anh có mấy ý nghĩ không mạch lạc: “Đối với mình, như thế này là sớm quá… Người khác uống không sao, mà mình uống vào thì buồn nôn…”.

Tiếng nói dịu dàng của bà mẹ lại cất lên, xa xăm:

– Con lâm vào cảnh rượu chè… thì làm sao còn nuôi nổi mẹ?

Paven nhắm mắt lại và nói:

– Ai cũng uống cả…

Bà mẹ thở dài. Paven nói đúng. Bà cũng hiểu rõ rằng ngoài quán rượu ra, người ta không có chỗ nào để tìm vui nữa, song bà vẫn trả lời:

– Con thì con không nên uống! Bố con trước kia đã uống luôn cả cho phần con rồi, đã làm khổ khá nhiều rồi… Con cũng phải biết thương mẹ với chứ…

Paven nghe những lời nói buồn rầu và dịu dàng đó; anh nhớ lại cuộc đời âm thầm và lặng lẽ của mẹ, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị đánh đập. Trong thời gian vừa qua, Paven ít ở nhà để tránh gặp mặt bố; anh đã có phần quên mẹ. Và giờ đây, dần dần tỉnh rượu, Paven nhìn mẹ chăm chú.

Bà cao lớn và lưng hơi còng; vì suốt ngày làm lụng vất vả lại thường bị chồng đánh đập hành hạ, nên bà đi lại lặng lẽ người hơi né sang một bên, như sợ chạm phải vật gì. Trên khuôn mặt còn chằng chịt vết nhăn và hơi sưng; ánh lên đôi mắt âm u, buồn nản và lo âu như hầu hết những người đàn bà vùng ngoại ô. Một cái sẹo sâu hoắm làm cho lông mày bên phải hơi xếch lên, và tai bên phải giương cao hơn tại bên trái: hình như lúc nào bà cũng sợ sệt lắng nghe. Trên mái tóc đen dày, ánh lên những cụm hoa râm. Bà là hiện thân của sự dịu dàng, buồn bã, nhẫn nhục,…

Trên đôi gò má bà, nước mắt từ từ chảy xuống.

Paven nói nhè nhẹ:

– Mẹ đừng khóc nữa! Mẹ cho con uống nước đi!

– Mẹ đi lấy nước có đá cho con nhé…

Nhưng khi bà trở lại thì Paven đã ngủ rồi. Bà đứng lặng yên một lúc nhìn con, bình nước run run trong tay, những cục nước đá chạm vào miệng bình khẽ kêu lanh canh. Bà đặt bình lên bàn, và lặng lẽ quỳ xuống trước tượng thánh. Các ô cửa kính rung lên vì những tiếng kêu thét của những người say rượu. Trong đêm thu tối mịt đầy sương mù, rên rỉ tiếng đàn ăc-coóc-đê-ông. Có người nào hát gào lên, có người văng tục; có những giọng bực bội mệt mỏi của những người đàn bà vang lên lo lắng…

(2) Trong căn nhà nhỏ của gia đình Vlaxốp, cuộc sống tiếp tục, yên tĩnh và êm đềm hơn xưa, và có phần nào hơi khác các nhà khác. Căn nhà ở ngay đầu phố, cạnh một đường dốc ngắn nhưng dựng đứng, chạy thẳng tới một bãi lầy. Một phần ba căn nhà dùng làm bếp và một cái buồng nhỏ, có ngăn một tấm vách mỏng là nơi người mẹ nằm ngủ. Phần còn lại là một căn phòng vuông vắn có hai cửa sổ; ở một góc kê chiếc giường nằm của Paven, ở góc kia, để một chiếc bàn và hai ghế dài. Vài chiếc ghế dựa, một cái tủ thấp đựng chăn, phía trên là chiếc giường nhỏ, một cái hòm đựng quần áo, một chiếc đồng hồ treo trên tường và hai tượng thánh ở một góc, toàn bộ chỉ có thế.

Paven làm tất cả những cái gì hợp với một người trai trẻ: Anh mua một cái đàn ắc-coóc-đê-ông, một chiếc áo sơ mi ngực hồ cứng với chiếc ca vát sặc sỡ, một đôi giày cao su, một chiếc can và thế là anh giống hệt những chàng trai đồng lứa. Anh đi dự các tối vui, tập nhảy điệu qua-đơ-ri và điệu pôn-ka. Ngày chủ nhật, sau khi đã uống nhiều rồi, Paven về nhà, rượu vôt-ka làm anh nôn nao khó chịu. Hôm sau, anh thấy nhức đầu, dạ dày cháy bỏng, mặt mày tái nhợt và phờ phạc.

Một hôm mẹ Paven hỏi:

– Thế nào, tối qua con chơi vui lắm phải không?

Paven trả lời, vẻ buồn rầu bực tức:

– Chán lắm, mẹ ạ. Rồi đây con sẽ đi câu cá thích hơn, hoặc con sẽ mua một khẩu súng.

Paven làm việc hăng say, không hề nghỉ, mà cũng không hề bị phạt. Anh ít nói, và đôi mắt xanh xanh, to, giống mắt mẹ, lộ vẻ bất bình. Anh không mua súng, cũng không đi câu, nhưng ngày càng xa dần cái lối sống của bọn trai trẻ, ngày càng ít đi dự các tối đó đã nhận số thống của bọn trai vui, hay ngày Chủ nhật có đi những đâu thì cũng chơi rồi về, chứ không uống rượu. Bà mẹ trông chừng theo dõi con luôn, thấy gương mặt rám đen của con gầy rạc đi; đôi mắt ngày càng nghiêm nghị hơn, và đôi môi mím lại có vẻ khắc khổ khác thường.

Trông Paven như âm thầm tức giận, hoặc sọm đi vì một bệnh gì đó. Trước kia, bạn bè hay tới chơi với anh nhưng giờ đây không thấy anh ở nhà nữa, nên họ cũng không đến. Bà mẹ lấy làm vui mừng thấy Paven không còn bắt chước bọn trai trẻ ở nhà máy, nhưng khi nhận thấy con cứ tìm cách lánh xa cuộc sống u ám chung thì mối linh cảm về một tai hoạ mơ hồ nào đó lại xâm chiếm lòng bà.

Đôi lúc bà hỏi:

– Paven, con không được khoẻ, phải không con?

Paven trả lời:

– Không, con vẫn khoẻ!

Bà thở dài, nói:

– Con gầy quá đi!

Paven bắt đầu đem sách về nhà; thầm đọc lén, và đọc xong giấu sách vào một chỗ. Đôi khi anh chép lại một đoạn trong sách vào một mảnh giấy rồi cũng giấu đi.

(3) Hai mẹ con ít ít nói chuyện với nhau và cũng ít trông thấy nhau. Sáng sớm, anh mę con lặng lẽ uống chè rồi đi làm; anh về nhà ăn trưa, trong bữa ăn, hai mẹ con chỉ nói với nhau qua loa một vài lời, rồi anh lại biến mất cho tới chiều. Tối đến, anh tắm rửa sạch sẽ, ăn tối, rồi ngồi đọc sách rất lâu. Ngày Chủ nhật anh đi từ sáng sớm, mãi đến khuya mới về. Bà mẹ biết con đi phố, đến rạp hát, nhưng ở ngoài phố thì chẳng thấy ai vào tìm anh. Bà cảm thấy ngày càng qua đi thì con bà càng trở nên ít nói; đồng thời bà lại nhận thấy đôi lúc anh dùng một vài tiếng mới lạ mà bà nghe không hiểu, còn những tiếng thô lỗ cộc cằn trước đây anh vẫn quen dùng bỗng biến mất, không còn trong cách nói năng của anh nữa. Trong lối cư xử cũng có những chi tiết mới làm cho bà chú ý: anh không ăn mặc chải chuốt như trước mà là chú ý nhiều hơn đến việc giữ gìn thân thể, quần áo được sạch sẽ, đi đứng thong dong, thư thái, và cử chỉ cũng có vẻ giản dị, nhẹ nhàng hơn trước; anh làm cho bà mẹ lo lắng chú ý đến anh. Và trong thái độ của anh đối với mẹ cũng có cái gì khác trước: đôi lúc anh quét căn phòng, ngày Chủ nhật tự mình dọn lấy giường nằm; nói chung, anh cố đỡ đần mẹ. Ở vùng ngoại ô này, chẳng có ai làm như thế cả… Một hôm, anh mang về treo trên tường một bức tranh có vẽ ba người cùng đi nói chuyện với nhau. Paven giải thích:

– Đó là Đức Chúa sống lại đang đi đến thành Em-mau-tơ-xơ.

Bà mẹ thích bức tranh, nhưng lại nghĩ thầm: “Con kính Chúa mà lại không đi nhà thờ…”

Sách để mỗi ngày một nhiều trên cái giá đẹp do một người thợ mộc, bạn Paver đóng cho anh. Căn phòng trông đẹp mắt ra.

Paven gọi mẹ một cách kính cẩn, gọi bà là “bà mẹ” nhưng đôi lúc đột nhiên anh nói với bà rất âu yếm: “Tối tay con về khuya, mẹ đừng sợ, mẹ nhé…”

Và bà cảm thấy những lời nói ấy có một cái gì vững chắc và nghiêm trang khiến bà rất vui lòng.

Nhưng nỗi lo lắng của bà ngày càng tăng, và thời gian trôi qua vẫn không làm cho bà yên tâm; bà cảm thấy có một việc gì phi thường sắp xảy ra dằn vặt lòng bà. Đôi lúc, bà không vừa lòng con, bà nghĩ: “Thiên hạ cứ sống như người thường, mà nó thì cứ như một thầy tu… Nó khắc khổ quá… không hợp với lứa tuổi nó…”.

Bà tự hỏi: “Hay là nó đã yêu cô nào rồi chăng?”.

Nhưng muốn dính dáng đến cô nào thì cũng phải có tiền, còn Paven thì lại đưa cho mẹ hầu hết tiền công của mình.

Hết tuần này sang tuần khác, suốt trong hai năm như thế, cuộc sống đã diễn ra lạ lùng, thầm lặng, đầy ý nghĩ và lo âu bối rối mỗi ngày một tăng thêm.

(Trích Người mẹ, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, trang 31 – 37)

* Tác giả, tác phẩm

Mac-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936), tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-mô-vich Pê-scốp, là một nhà văn Nga vĩ đại. Cuộc đời và sáng tác của ông là một biểu hiện đẹp đẽ và sinh động cùng sức sống kì lạ và khả năng vô tận của nhân dân lao động: một cậu bé mồ côi, nghèo khổ, thất học, lang thang ở đầu đường xó chợ, làm đủ mọi việc để kiếm sống, đã qua những trường “đại học đặc biệt” để trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỉ XX – gương mặt tiêu biểu của “nền văn nghệ vô sản”.

Sự nghiệp sáng tác của M. Go-rơ-ki rất đồ sộ với những tác phẩm nổi tiếng nhân loại như: hai bộ tiểu thuyết Người mẹ (1906 – 1907), Cuộc đời Klim Xamghin (1925 – 1936); vở kịch Dưới đáy (1902) và bộ tác phẩm tự thuật: Thời thơ ấu (1913 – 1914); Kiếm sống (1916); Những trường đại học của tôi (1923), …

Tiểu thuyết Người mẹ được viết xong năm 1906 dưới ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng 1905. Tác phẩm đã dựng lại bức tranh hùng vĩ về phong trào cách mạng Nga vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, miêu tả con đường giác ngộ và đấu tranh mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Hình tượng trung tâm là bà mẹ Ni-lôp-na. Theo sát con trai mình là Paven trên hành trình giác ngộ và hoạt động cách mạng. Ni-lôp-na từ một người bị đánh đập, hành hạ như con vật, lúc nào cũng cam chịu, sợ sệt, suốt đời quanh quẩn ở xó bếp, cuối cùng đã trở thành một người hoạt động xã hội, một chiến sĩ cách mạng gan dạ và nhiệt tình. Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của cuốn tiểu thuyết.

người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Lựa chọn đáp án đúng người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Câu 1. Nội dung chính của văn bản là gì?

  1. Những ảnh hưởng của người bố nát rượu đến cách cư xử của Paven và nỗi khổ tâm của người mẹ
  2. Lần say rượu đầu tiên của Paven và những thay đổi khác lạ của anh qua sự cảm nhận của mẹ
  3. Những lần say rượu của Paven và nỗi lòng của người mẹ
  4. Cuộc sống khổ cực của hai mẹ con Paven sau khi người bố qua đời

Câu 2. Người mẹ có thái độ như thế nào khi con trai lần đầu tiên say rượu trở về nhà?

  1. Buồn rầu, giận dữ
  2. Buồn bã, chán nản
  3. Buồn rầu nhưng vẫn âu yếm, dịu dàng.
  4. Lo lắng, tức giận nhưng vẫn tỏ ra bình thản

Câu 3. Ở phần (1), người mẹ hiện lên như thế nào trong cảm nhận của Paven khi anh chăm chú nhìn bà?

  1. Vất vả, khổ cực, luôn buồn bã, nhẫn nhục nhưng hết mực dịu dàng
  2. Vất vả, khổ cực, luôn bị buồn bã, lúc nào cũng căm giận người chồng nát rượu
  3. Vất vả, khổ cực, nhưng luôn vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống
  4. Vất vả, khổ cực, luôn buồn bã, cau có, bất mãn với số phận

Câu 4. Nhân vật người mẹ được khắc hoạ qua những phương diện nào?

  1. Ngoại hình, lời nói, hành động và qua cảm nhận về sự thay đổi của con trai
  2. Ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm và qua sự cảm nhận của con trai
  3. Ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm và qua sự cảm nhận của những người thân trong gia đình
  4. Ngoại hình, lời nói, hành động và thái độ cư xử đối với gia đình và những người hàng xóm xung quanh

Câu 5. Trong phần (2), Paven đã thay đổi như thế nào?

  1. Ít nói, trầm tư, khắc khổ, thô lỗ, cộc cằn hơn
  2. Ít nói, trầm tư, chải chuốt, nghiêm trang, chín chắn hơn
  3. Ít nói, trầm tư, khép kín, giản dị, nghiêm trang, chín chắn hơn
  4. Âm thầm, giản dị, hay tức giận, mệt mỏi, khép kín hơn

Câu 6. Bối cảnh chủ yếu của văn bản là gì?

  1. Không gian trong căn nhà nhỏ
  2. Không gian quán rượu
  3. Không gian khu phố
  4. Không gian xóm trọ

Câu 7. Vì sao người mẹ đan xen nhiều cảm xúc trước sự thay đổi của Paven?

  1. Vì bà thấy con mình thay đổi nhiều quá, cả trong ngôn ngữ, lối cư xử, thái độ với mẹ vô cùng tiêu cực.
  2. Vì bà nhận thấy ở con nhiều điểm thay đổi tích cực nhưng khác thường và không lí giải được.
  3. Vì bà nhận thấy con mình trở nên khắc khổ quá, giống như một thầy tu.
  4. Vì bà không mong muốn những thay đổi đang diễn ra ở con mình.

Trả lời câu hỏi sau: người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Câu 8. Xác định ngôi kể trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó.

Câu 9. Đoạn trích gợi cho người đọc hình dung ra điều gì về bối cảnh văn hoá xã hội Nga lúc bấy giờ?

Câu 10. Hình tượng người mẹ trong đoạn trích gợi cho em liên tưởng tới hình tượng người mẹ nào trong tác phẩm văn học khác? Hãy nêu tên ít nhất một tá tác phẩm và tác giả của tác phẩm đó, đồng thời chỉ ra nét tương đồng giữa các hình tượng người mẹ được khắc hoạ.

II. Phần viết người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Đề bài 1: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hình tượng người mẹ trong đoạn trích Người mẹ (M. Go-rơ-ki).

Đề bài 2: Viết bài văn bàn về vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Gợi ý trả lời người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Câu 1. B Lần say rượu đầu tiên của Paven và những thay đổi khác lạ của anh qua sự cảm nhận của mẹ

Câu 2. C Buồn rầu nhưng vẫn âu yếm, dịu dàng.

Câu 3. A  Vất vả, khổ cực, luôn buồn bã, nhẫn nhục nhưng hết mực dịu dàng

Câu 4. B  Ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm và qua sự cảm nhận của con trai

Câu 5. C  Ít nói, trầm tư, khép kín, giản dị, nghiêm trang, chín chắn hơn

Câu 6. A Không gian trong căn nhà nhỏ

Câu 7. B Vì bà nhận thấy ở con nhiều điểm thay đổi tích cực nhưng khác thường và không lí giải được.

Trả lời câu hỏi sau: người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Câu 8.

Ngôi kể trong đoạn trích: ngôi kể thứ ba – người kể chuyện toàn tri, tạo sự khách quan và có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 9.

Thông qua cuộc sống của mẹ con Paven trong một khu phố có không khí u ám, nặng nề với các chi tiết như: “Các ô cửa kính rung lên vì những tiếng kêu thét của những người say rượu. Trong đêm thu tối mịt đầy sương mù, rên rỉ tiếng đàn ăc-coóc- đê-ông. Có người nào hát gào lên, có người văng tục; có những giọng bực bội mệt mỏi của những người đàn bà vang lên lo lắng…”; đồng thời thông qua sự thay đổi kì lạ của Paven, đoạn trích gợi cho người đọc hình dung ra một bối cảnh văn hoá xã hội với sự bức bối, ngột ngạt, báo hiệu sự sắp thay đổi lớn.

Câu 10.

Gợi ý:

Hình tượng người mẹ nhân vật Phăng-tin trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của nhà văn V. Huy-gô. Nét tương đồng: đều mang trong mình tình yêu thương con vô bờ bến.

II. Phần viết người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki

Đề bài 1: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hình tượng người mẹ trong đoạn trích Người mẹ (M. Go-rơ-ki).

– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

– Xác định đúng yêu cầu của đề: Suy nghĩ về hình tượng người mẹ trong đoạn trích.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nêu vấn đề cần nghị luận.

+ Trình bày cảm nhận về hình tượng nhân vật qua các phương diện được nhà văn khắc hoạ:

  • Hoàn cảnh: người phụ nữ có số phận đáng thương, suốt ngày làm lụng vất vả, luôn bị chồng đánh đập, hành hạ khi ông ta còn sống.
  • Ngoại hình: in đậm dấu ấn cuộc đời cơ cực, vất vả và nét tính cách nhẫn nhục.
  • Lời nói, thái độ, hành động, cư xử với con trai khi con say rượu trở về: yêu thương, dịu dàng, chăm sóc cho con hết mực, dùng lời hay lẽ phải để khuyên răn con.
  • Nội tâm với những suy nghĩ, cảm xúc tinh tế đan xen giữa mừng vui và lo lắng cho con khi thấy con thay đổi.

+ Bày tỏ thái độ, sự đánh giá phù hợp với nhân vật và rút ra chủ đề của văn bản: Đó là hình tượng một người mẹ đáng yêu, đáng kính: h: dù vất vả vả, khổ cực, nhưng luôn nhẫn nhục và hết mực dịu dàng, luôn vị tha, yêu thương gia đình, nhất là đối với đứa con trai. Tác giả đã thể hiện thái độ ngợi ca, kính phục người mẹ – đó chính là nguồn yêu thương to lớn, tạo động lực và tiếp thêm sức mạnh cho con trai trên chặng đường đấu tranh cách mạng về sau.

+ Nhận xét, đánh giá nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc: Hình tượng nhân vật được hiện lên rõ nét qua các yếu tố như ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm và qua sự cảm nhận của con trai.

người mẹ macxim gorki ; đọc hiểu người mẹ macxim gorki ; trắc nghiệm người mẹ macxim gorki
 

Đề bài 2: Viết bài văn bàn về vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

– Xác định đúng yêu cầu của đề: Bàn về vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

+ Nêu ý kiến: Khẳng định gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

+ Lập luận: Vai trò quan trọng của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người biểu hiện cụ thể như thế nào? Vì sao gia đình lại có vai trò đó?

+ Bàn luận mở rộng và rút ra bài học: Ngoài gia đình, còn có những yếu tố nào khác tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người? Làm thế nào để phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người trong mối quan hệ với những yếu tố đó? 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *