Giới thiệu đến các bạn bài viết: Cái chậu nứt ; Đọc hiểu cái chậu nứt (Truyện ngắn) ; trắc nghiệm cái chậu nứt (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra Lớp 8). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Đọc văn bản sau: cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Cái chậu nứt

Một người có hai chiếc chậu lớn để gánh nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt, vì vậy khi gánh nước từ giếng về thì nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ:

Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông.

– Ngươi xấu hổ về chuyện gì?

– Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông.

Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa thật rực rỡ. Cái chậu nứt thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn chỉ còn một nửa bước:

– Tôi xin lỗi ông,

Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và tận dụng nó. Ta đã gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi, ngươi đã tưới cho chúng. Ta hái hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta không ấm cúng và duyên dáng thế này đâu.

Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái chậu nứt, hãy biết tận dụng vết nứt của mình.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Lựa chọn đáp án đúng cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

  1. Truyện ngắn.
  2. Truyện đồng thoại.
  3. Tản văn.
  4. Tùy bút.

Câu 2.  Văn bản trên có mấy nhân vật c chính?

  1. Một nhân vật.
  2. Hai nhân vật.
  3. Ba nhân vật.
  4. Bốn nhân vật.

Câu 3. Vì sao chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt?

  1. Vì làm việc xấu.
  2. Vì thấy chiếc chậu nguyên hoàn hảo hơn mình.
  3. Vì xấu hổ khi mình không đẹp.
  4. Vì không hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 4. Vì sao chiếc chậu nứt muốn xin lỗi ông chủ?

  1. Vì nước bị đổ ra bên đường.
  2. Vì mình không hoàn thành nhiệm vụ.
  3. Vì nghĩ ông chủ không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
  4. Vì mình đã phụ lòng tốt của ông chủ.

Câu 5. Vì sao ông chủ lại khuyên chiếc chậu nứt chú ý đến những luống hoa bên đường?

  1. Vì đó là những luống hoa thật rực rỡ.
  2. Vì ngắm những hoa thật rực rỡ đó, chiếc chậu nứt sẽ quên buồn phiền.
  3. Vì đó là những luống hoa do ông chủ gieo trồng, chăm sóc, nay đã nở hoa rực rỡ.
  4. Vì đó là những luống hoa được ông chủ gieo hạt và nhờ nước được tưới từ chiếc chậu nứt.

Câu 6.  Thông điệp mà câu chuyện trên muốn gửi đến là gì?

  1. Cần yêu thương, đùm bọc và biết chia sẻ khó khăn, giúp nhau vượt qua mặc cảm, tự ti.
  2. Dùng người cũng phải biết đặc điểm của từng cá nhân để phân công lao động hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
  3. Không được kiêu căng, ngạo mạn. Cần biết thấu hiểu và chia sẻ với nhau những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.
  4. Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu và bao dung như ông chủ trong câu chuyện.

Câu 7.  Phó từ hãy trong cụm từ, hãy biết tận dụng vết nứt của mình. đứng trước từ loại nào?

  1. Động từ.
  2. Tính từ.
  3. Danh từ.
  4. Quan hệ từ.

Câu 8. Trong các từ sau, từ nào có nghĩa là: Trọn vẹn, tốt hoàn toàn.

  1. Hoàn lương.
  2. Hoàn chỉnh.
  3. Hoàn hảo.
  4. Hoàn mĩ

Câu 9. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  1. Rực rỡ.
  2. Duyên dáng.
  3. Vui vẻ.
  4. Hoàn hảo.

Câu 10. Số từ trong câu: Một người có hai chiếc chậu lớn để gánh nước. biểu thị gì?

  1. Biểu thị số thứ tự.
  2. Biểu thị số lượng sự vật.
  3. Biểu thị sự tiếp diễn.
  4. Biểu thị sự diễn ra đồng thời.

II. Phần viết cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Em hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về truyện Chiếc bình nứt.

cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Gợi ý trả lời cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Câu 1. A Truyện ngắn.

Câu 2. B . Hai nhân vật.

Câu 3. D Vì không hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 4. C Vì nghĩ ông chủ không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

Câu 5. D Vì đó là những luống hoa được ông chủ gieo hạt và nhờ nước được tưới từ chiếc chậu nứt.

Câu 6. B Dùng người cũng phải biết đặc điểm của từng cá nhân để phân công lao động hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Câu 7. A Động từ.

Câu 8. C Hoàn hảo.

Câu 9. D Hoàn hảo.

Câu 10. B Biểu thị số lượng sự vật

 

cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt
cái chậu nứt

II. Phần viết cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Gợi ý: cái chậu nứt ; đọc hiểu cái chậu nứt ; trắc nghiệm cái chậu nứt

Truyện Cái chậu nứt đã để lại cho em nhiều bài học sâu sắc. Qua cách xử lý của ông chủ, em hiểu rằng, trong cuộc sống, ai cũng có ưu điểm và hạn chế. Vì vậy, bên cạnh sự tự tin vì những ưu điểm của mình, chúng ta cũng cần phải biết chấp nhận những hạn chế của bản thân. Điều cơ bản nhất đối với mỗi chúng ta là nhìn nhận những hạn chế của mình như thế nào để khắc phục, sửa chữa. Cũng như các nhân vật trong câu chuyện Chiếc chậu nứt, chiếc chậu lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó lại có hạn chế ở chỗ không thể giúp những luống hoa ven đường khoe sắc. Chiếc chậu nứt luôn dằn vặt vì tưởng mình vô dụng, nhưng chính nó đã giúp cho những luống hoa ven đường trở nên rực rỡ… Như vậy, một cách nào đó, chiếc chậu lành và chiếc chậu nứt đã bổ sung cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy bể, vừa có những bông hoa tô điểm cho ngôi nhà trở nên duyên dáng. Trong cuộc sống cũng vậy, trước những khiếm khuyết của bản thân, chúng ta không nên bị quan, mặc cảm, mà cần biết khắc phục khó khăn, vượt qua tự ti, mặc cảm vươn lên làm chủ cuộc sống. Với những khiếm khuyết của người khác, chúng ta cũng không nên chỉ trích, chê bai, mà cần khích lệ, động viên,… giúp họ hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Cảm ơn tác giả đã giúp em nhận ra một điều tưởng như đơn giản, nhưng không phải ai cũng dễ dàng vượt qua. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *