Giới thiệu đến các bạn bài viết: Mèo ăn chay ; Đọc hiểu Mèo ăn chay (Truyện ngụ ngôn) ; trắc nghiệm mèo ăn chay (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra, Lớp 8). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề:

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) mèo ăn chay ; đọc hiểu mèo ăn chay ; trắc nghiệm mèo ăn chay

Đọc văn bản sau: mèo ăn chay ; đọc hiểu mèo ăn chay ; trắc nghiệm mèo ăn chay

Mèo ăn chay

Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.

Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không về nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.

Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.

Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng. Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.

(Nguồn, Minh Hạnh, Phan Hồng Sơn (sưu tầm), Truyện ngụ ngôn Việt Nam, NXB Văn học, 2002)

mèo ăn chay ; đọc hiểu mèo ăn chay ; trắc nghiệm mèo ăn chay

Lựa chọn đáp án đúng mèo ăn chay ; đọc hiểu mèo ăn chay ; trắc nghiệm mèo ăn chay

Câu 1. Văn bản Mèo ăn chay thuộc thể loại văn học nào?

  1. Truyện cổ tích.
  2. Truyện ngắn.
  3. Truyện cười.
  4. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2. Văn bản Mèo ăn chay được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Tự sự.
  2. Miêu tả.
  3. Biểu cảm.
  4. Nghị luận.

Câu 3. Văn bản Mèo ăn chay được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 4. Vì sao con mèo trong văn bản Mèo ăn chay lại lừa được đàn chuột trong nhà?

  1. Vì đàn chuột phá phách, đục khoét làm hư hỏng nhiều đồ vật trong nhà.
  2. Vì đã già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa.
  3. Vì có nhiều kinh nghiệm nên muốn dùng kinh nghiệm đó trong việc săn mồi.
  4. Vì đã già, không muốn làm việc vất vả, nên dùng kinh nghiệm đã có lừa đàn chuột.

Câu 5. Vì sao đàn chuột trong văn bản Mèo ăn chay lại không còn lo bị mèo ăn thịt nữa?

  1. Vì thấy mèo niệm Phật và chỉ ăn rau.
  2. Vì thử đi lại gần mèo mà không bị về.
  3. Vì thấy mèo tụng kinh và chỉ ăn rau, chuột thử đi lại gần mèo mà không bị vồ, nên tin là mèo sám hối thật.
  4. Vì thấy đi lại gần mèo mà không bị vồ, mèo lại tỏ ra rất thân thiện, ân cần, thề sẽ là bạn tốt của nhau.

Câu 6. Vì sao mèo già, mắt mờ, chậm chân vẫn bắt được chuột?

  1. Vì mèo già có nhiều kinh nghiệm trong việc bắt chuột.
  2. Vì mèo tuy đã già, mắt mờ, chậm chân nhưng móng vuốt vẫn rất sắc.
  3. Vì mèo tuy đã già nhưng có mũi rất thính nên nhanh chóng đánh hơi ra hang của chuột.
  4. Vì mèo nghĩ ra kế thâm độc, khiến chuột không đề phòng, nên mắc mưu của mèo.

Câu 7. Sai lầm của loài chuột trong văn bản Mèo ăn chay là gì?

  1. Chủ quan, xem thường mèo già, mắt mờ, chậm chân nên khó bắt được mình.
  2. Chủ quan, vì tin vào lời hứa của kẻ giả nhân, giả nghĩa.
  3. Chủ quan, vì nghĩ rằng chuột đầu đàn tinh khôn nên không dễ mắc mưu của mèo.
  4. Chủ quan, vì nghĩ mèo không ăn chuột nữa, chỉ ăn các loại rau và các loại hạt.

Câu 8. Từ sám hối có nghĩa là gì?

  1. Day dứt, hối hận vì đã làm điều không hay.
  2. Ân hận và mong được sửa chữa.
  3. Ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình.
  4. Cảm thấy đau khổ, ân hận khi nhận rõ lỗi lầm của mình.

Câu 9. Đâu không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

  1. Biểu đạt ý nghĩa còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết.
  2. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó có chức năng chú thích.
  3. Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  4. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Câu 10. Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào có nghĩa là: Mưu kế gian xảo, xảo trá, thâm hiểm?

  1. Mưu thầy chước thợ.
  2. Mưu sâu chước độc.
  3. Mưu gian kế quỷ.
  4. Mưu bá đồ vương.

II. Phần viết

Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em trước sự việc đàn chuột bị mèo già nuốt chửng trong truyện Mèo ăn chay.

 mèo ăn chay ; đọc hiểu mèo ăn chay ; trắc nghiệm mèo ăn chay

Gợi ý trả lời mèo ăn chay ; đọc hiểu mèo ăn chay ; trắc nghiệm mèo ăn chay

I. Đọc hiểu

Câu 1. D Truyện ngụ ngôn.

Câu 2. A Tự sự.

Câu 3. C Ngôi thứ ba.

Câu 4. B Vì đã già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa.

Câu 5. C Vì thấy mèo tụng kinh và chỉ ăn rau, chuột thử đi lại gần mèo mà không bị vồ, nên tin là mèo sám hối thật.

Câu 6. D  Vì mèo nghĩ ra kế thâm độc, khiến chuột không đề phòng, nên mắc mưu của mèo.

Câu 7.  B Chủ quan, vì tin vào lời hứa của kẻ giả nhân, giả nghĩa.

Câu 8. C Ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình.

Câu 9. B Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó có chức năng chú thích.

Câu 10. C Mưu gian kế quỷ.

mèo ăn chay ; đọc hiểu mèo ăn chay ; trắc nghiệm mèo ăn chay

II. Phần viết

Truyện Mèo ăn chay thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Truyện kể về một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không về bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà và quả thật bằng cách đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh, ăn rau và khi chuột thử lại gần thì mèo cũng không về đã tạo được niềm tin cho đàn chuột. Vì vậy, đàn chuột tin rằng mèo già đã sám hối thật nên không cần đề phòng, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Với sự tinh ranh của mình, khi đàn chuột chỉ còn lại con cuối cùng, mèo liền vồ lấy nuốt chửng. Vậy là chỉ vì sự chủ quan của mình, một chú chuột đã bị mèo xơi. Đàn chuột hoang mang, chuột đầu đàn nghi ngờ mèo, nhưng hôm sau chúng vẫn tiếp tục đi qua mèo và kết cục chính chuột đầu đàn cũng bị mèo cho vào bụng. Tác giả dân gian thật tài tình khi đưa ra các tình tiết hợp tình, hợp lí, giúp người đọc rút ra được những bài học, những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời, về con người, nhất là về những phương thức ứng xử trước cuộc sống muôn màu. Đó là nên cẩn trọng, không được chủ quan, không vội vàng tin vào đối thủ của mình, cần biết chọn bạn mà chơi, tránh xa những kẻ giả nhân giả nghĩa. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *