Giới thiệu đến các bạn bài viết: Người mẹ một mắt ; Đọc hiểu Người mẹ một mắt (Truyện ngắn) ; trắc nghiệm người mẹ một mắt  (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề:  

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

Đọc văn bản sau: người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

Người mẹ một mắt

Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.

Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, mẹ mày chỉ có một mắt thôi à?”.

Tôi ước gì mẹ biến mất ngay khỏi thế giới này, vì vậy tôi nói với bà rằng: “Mẹ, tại sao mẹ chỉ còn một bên mắt thôi? Mẹ sẽ chỉ biến con thành trò cười cho thiên hạ. Sao mẹ không chết luôn đi?”. Mẹ tôi không phản ứng. Tôi nghĩ mình quá nhẫn tâm, nhưng lúc đó cảm giác thật thoải mái vì tôi nói ra được điều muốn nói suốt bấy lâu.

Đêm hôm ấy…

Tôi thức dậy, xuống bếp lấy cốc nước. Mẹ đang ngồi khóc trong đó, rất khẽ, cứ như bà sợ rằng tiếng khóc có thể đánh thức tôi. Tôi vào ngó xem mẹ thế nào rồi quay về phòng. Chính vì câu tôi đã thốt ra với mẹ, nên có cái gì đó làm đau nhói trái tim tôi.

Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. Tôi tự nhủ mình sẽ trưởng thành và thành đạt, bởi vì tôi ghét người mẹ vừa nghèo, vừa chỉ còn có một mắt.

Rồi tôi lao vào học. Tôi đỗ vào một trường đại học danh tiếng với tất cả sự tự tin và nỗ lực. tôi rời bỏ mẹ đến Bắc Kinh.

Tôi kết hôn, mua nhà và làm cha. Giờ đây, tôi là một người đàn ông thành đạt và hạnh phúc. Tôi thích cuộc sống ở thành phố. Sự náo nhiệt, sôi động giúp tôi quên đi hình ảnh người mẹ tội nghiệp.

Cho tới một hôm, người tôi không mong đợi nhất đã xuất hiện trước cửa nhà. Mặt tôi tối sầm lại, tôi đã lạnh lùng hỏi người đàn bà đó: “Có chuyện gì không? Bà là ai?”. Đó là mẹ tôi, vẫn dáng người còm cõi và gầy gò ấy, vẫn là người phụ nữ với đôi mắt không hoàn thiện ấy.

Đứa con bốn tuổi của tôi nhìn thấy bà, nó đã quá sợ hãi, chạy núp vào một góc nhà. Tôi vờ như không nhận ra bà, nhìn bà giận dữ rồi nói: “Bà là ai, tôi không quen bà”. Tôi đang tự lừa gạt mình và thực sự từ bao lâu nay tôi vẫn tự lừa mình như thế. Tôi cố quên đi cái sự thật bà là mẹ tôi. Tôi luôn muốn trốn tránh sự thật này. Tôi đuổi bà ra khỏi nhà chỉ vì bà khiến đứa con gái nhỏ của tôi sợ hãi.

Đáp lại sự phũ phàng ấy, người đàn bà tiều tụy kia chỉ nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã tới nhầm địa chỉ”, và rồi bà đi mất.

“May quá, bà ấy không nhận ra mình” – tôi thầm nhủ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ quan tâm hoặc nghĩ về bà.

Một ngày, tôi được mời về trường cũ để gặp mặt nhân kỷ niệm thành lập trường. Tôi nói dối vợ rằng sẽ đi công tác mấy hôm.

Sau buổi họp mặt, tôi lái xe đi ngang qua ngôi nhà mà tuổi thơ tôi đã từng gắn bó một cái lều cũ rách, lụp xụp, ẩm ướt. Bây giờ nó vẫn thế. Tôi xuống xe và bước vào. Tôi thấy bà nằm ở đó, ngay giữa sàn đất lạnh lẽo, trong tay bà có một mẩu giấy. Đó là bức thư bà viết cho tôi.

Con trai yêu quí của mẹ!

“Mẹ nghĩ cuộc đời này mẹ đã sống đủ. Mẹ sẽ không thể đến thăm con thêm lần nào nữa, nhưng mẹ có quá tham lam không khi mong con trở về thăm mẹ dù chỉ một lúc? Mẹ nhớ con nhiều, và cũng rất vui khi nghe tin con đã trở về thăm lại lớp cũ. Mẹ đã rất muốn tới trường chỉ để nhìn thấy con. Nhưng mẹ đã quyết định không đến, vì con.

Mẹ xin lỗi vì mẹ chỉ có một mắt, có lẽ mẹ đã làm con thấy hổ thẹn với bạn bè.

Con biết không, hồi còn rất nhỏ, con bị tai nạn và vĩnh viễn mất đi một bên mắt của mình. Mẹ không thể đứng nhìn con lớn lên với khiếm khuyết trên khuôn mặt đáng yêu, vì vậy, mẹ đã tặng nó cho con.

Mẹ rất tự hào vì con trai mẹ có thể nhìn trọn thế giới mới có một phần của me ở đó, mẹ chưa bao giờ buồn vì con hay bất cứ điều gì con đã làm. Con đã từng ghét bỏ hay tức giận mẹ, nhưng mẹ biết, trong sâu thẳm từ trái tim, đó là bởi vì con cũng yêu mẹ.

Mẹ rất nhớ khoảng thời gian khi con trai mẹ còn nhỏ, khi con tập đi, khi con ngã hay những lúc con chạy loăng quăng bên mẹ. Mẹ nhớ con rất nhiều, mẹ yêu con, con là cả thế giới đối với mẹ”.

 

Thế giới quanh tôi cũng như đang đổ sụp. Tôi khóc cho người chỉ biết sống vì tôi.

(TQT, dẫn theo https://dantri.com.vn)

người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

Lựa chọn đáp án đúng người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

Câu 1. Văn bản Người mẹ một mắt được viết theo thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết.
  2. Truyện khoa học viễn tưởng.
  3. Tản văn.
  4. Truyện ngắn.

Câu 2. Văn bản Mẹ tôi chỉ có một mắt được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Vì sao người con trong văn bản Người mẹ một mắt lại ghét mẹ của mình?

  1. Vì người mẹ không xinh đẹp, quý phái, sang trọng như các bà mẹ khác.
  2. Vì người mẹ vừa nghèo vừa chỉ còn một mắt.
  3. Vì người mẹ chỉ làm nghề bán rau.
  4. Vì mẹ chỉ có một gian hàng ọp ẹp ở một khu chợ tồi tàn.

Câu 4. Khi người mẹ đến nhà thăm nhà, người con trai trong câu chuyện Người mẹ một mắt đã có thái độ như thế nào?

  1. Vui mừng và hạnh phúc vì lâu ngày mới được gặp lại mẹ.
  2. Tức giận vì mẹ đã làm mình xấu hổ trước con gái.
  3. Lạnh lùng, phũ phàng, tàn nhẫn đối với mẹ của mình.
  4. Tức giận, chửi mắng vì sao mẹ lại dám đến chơi nhà mình.

Câu 5. Khi người mẹ cho rằng mình đã đến nhầm địa chỉ, người con trai trong câu chuyện Người mẹ một mắt đã có tâm trạng như thế nào?

  1. Vui sướng và hạnh phúc vì mẹ không nhận ra mình.
  2. Buồn vì đã phũ phàng với mẹ của mình.
  3. Ân hận, day dứt vì mình là đứa con bất hiếu.
  4. Nhẹ nhõm vì mẹ không nhận ra mình.

Câu 6. Người mẹ trong văn bản Người mẹ một mắt là người như thế nào?

  1. Yêu thương, bao dung, yêu con hết lòng.
  2. Yêu thương, che chở, đùm bọc, hy sinh vì con.
  3. Yêu thương, chăm sóc, luôn tự hào về con.
  4. Tốt bụng nhưng yêu thương con không đúng cách.

Câu 7. Người con trong văn bản Người mẹ một mắt là người như thế nào?

  1. Tàn nhẫn, phũ phàng, vô tâm, bất hiếu với người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
  2. Vô tâm, vô trách nhiệm với mẹ của mình.
  3. Thiếu tự tin, luôn mặc cảm, tự ti vì có người mẹ chỉ còn một mắt.
  4. Yêu thương, trân trọng biết ơn mẹ, vì mẹ đã tặng một mắt của mình cho con.

Câu 8. Phó từ vẫn trong câu: Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. chỉ gì?

  1. Chỉ kết quả, hướng.
  2. Chỉ thời gian.
  3. Chỉ sự tiếp diễn tương tự.
  4. Chỉ tần số.

II. Phần viết người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

Câu 9. Theo em, vì sao người mẹ trong văn bản Người mẹ một mắt lại phải viết thư gửi cho con trai?

Câu 10. Theo em, vì sao người con trong văn bản Người mẹ một mắt lại khóc cho người chỉ biết sống vì tôi.

 người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

Gợi ý trả lời người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

I. Đọc hiểu người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

Câu 1. D Truyện ngắn.

Câu 2. A Ngôi thứ nhất.

Câu 3. B Vì người mẹ vừa nghèo vừa chỉ còn một mắt.

Câu 4. C Lạnh lùng, phũ phàng, tàn nhẫn đối với mẹ của mình.

Câu 5. D Nhẹ nhõm vì mẹ không nhận ra mình.

Câu 6. B Yêu thương, che chở, đùm bọc, hy sinh vì con.

Câu 7. A Tàn nhẫn, phũ phàng, vô tâm, bất hiếu với người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.

Câu 8. C Chỉ sự tiếp diễn tương tự.

 người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

II. Phần viết  người mẹ một mắt ; đọc hiểu người mẹ một mắt ; trắc nghiệm người mẹ một mắt

Câu 9.

Người mẹ trong văn bản “Người mẹ một mắt” viết thư gửi cho con trai vì bà muốn chia sẻ những cảm xúc, tâm tư, và tình cảm của mình với con trai. Thư là một phương tiện để thể hiện lòng yêu thương, sự hiểu biết, và lời xin lỗi của mẹ đối với con. Bằng cách này, mẹ muốn giải thích và chia sẻ về quá khứ và quyết định của mình, để con hiểu rõ hơn về tình mẹ con và xóa đi những hối tiếc và nghi ngờ trong lòng con trai.

Câu 10. 

Người con trong văn bản “Người mẹ một mắt” khóc cho người mẹ chỉ biết sống vì tôi vì khi đọc thư của mẹ, con hiểu được tâm tư, tình cảm, và tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Bức thư làm cho con nhận ra sự hi sinh và tình yêu của mẹ, đồng thời đánh thức lòng nhân ái và sự nhìn nhận đúng đắn về giá trị của người mẹ. Cảm xúc của người con nảy sinh từ việc hiểu rõ hơn về quá khứ và hiện tại của mẹ, tạo ra sự đau đớn và hối tiếc về những lời nói và hành động tiêu cực từ phía con trước đó.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *