Giới thiệu đến các bạn bài viết: Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare (8 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

Đọc văn bản sau: Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

HỒI V

Sân phía trước lâu đài Albany.

Lear, Kent và Điên ra.

LEAR – Hãy mang thư này đến Gloucester trước. Con gái ta có hỏi về chuyện viết trong thư, ông hãy nói rõ sự tình. Phải mải miết mà đi, chẳng nữa ta đến trước ông đấy.

KENT – Chưa trao được thư của người, tôi quyết không chịu nghỉ.

Kent vào.

ĐIÊN – Giá có người nào bộ óc lại ở gót chân thì liệu óc hắn ta có bị nẻ không nhỉ?

LEAR – Bị hẳn chứ, chú mình!

ĐIÊN – Vậy là may cho lão gia, trí khôn lão sẽ không phải đi dép.

LEAR – Ha, ha, ha!

ĐIÊN – Lão sẽ được thấy nàng con gái kia của lão cũng lại đối xử tốt với lão cho mà coi! Vì rằng ả nọ với nàng này tuy không là một, có khác nhau như táo dại so với táo vườn, nhưng tớ dám nói ra những điều tớ đáng nói.

LEAR – Ừ, thì nói làm sao? Hỡi chú mình?

ĐIÊN – Nàng này hay ả nọ thì cũng chua như táo dại nọ so với táo dại này thôi! Đố chú mình biết tại sao mũi lại mọc ngay giữa mặt?

LEAR – Chịu!

ĐIÊN – Ấy là vì để cho trên cánh mũi mỗi bên có được một con mắt mà nhìn cho thấy cái gì mình ngửi không ra.

LEAR (đăm đăm) – Ta không phải với nó rồi…!

ĐIÊN – Thế chú mình có biết con hến nó làm vỏ hến thế nào không?

LEAR – Không.

ĐIÊN – Điên cũng chịu nốt. Song điên lại biết vì sao con ốc lại phải có nhà.

LEAR – Vì sao?

ĐIÊN – Ấy là vì để có cái mà che đầu cho ốc, ốc dại gì đem nhà cho con gái để cho sừng ốc phải gội nắng mưa?

LEAR – Ta muốn quên cái bản chất của ta đi… một người cha từ ái như vậy!… Sao? Ngựa yên cương xong rồi chứ!

ĐIÊN – Đã có lừa săn sóc đến rồi. Cái lý tại sao cái cụm thất tinh lại chỉ là số bảy, thực là cái lý rất thần tình.

LEAR – Là vì chỉ có bảy ngôi chứ không có tám.

ĐIÊN – Khá quá! Chú mình xứng đáng là một thằng điên có tài.

LEAR (vẫn đăm đăm) – Dùng vũ lực mà lấy về. Bội bạc đâu mà kinh khủng!

ĐIÊN – Bá này! Bá mà làm thằng điên cho tớ thì tớ phạt roi bá đấy: vì cái tội chưa đến tuổi đã già.

LEAR – Thế là thế nào?

ĐIÊN – Là… bá không được già trước khi khôn.

LEAR – Ôi! Cầu Trời cho ta đừng hóa điên, đừng! Cho ta giữ được thăng bằng! Không! Ta không thể hóa điên.

          (Trích Vua Lear – William Shakespeare, Thế Lữ dịch, theo bản dịch tiếng Việt)

Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

Câu 2. Xác định các chỉ dẫn nghệ thuật của tác giả trong văn bản trên.

Câu 3. Hãy trích dẫn 3 câu thoại thể hiện rõ đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Câu 4. Anh/ chị hiểu lời thoại này như thế nào: “Ấy là vì để cho trên cánh mũi mỗi bên có được một con mắt mà nhìn cho thấy cái gì mình ngửi không ra.” ?

Câu 5. Phân tích nội tâm của nhân vật vua Lear qua lời thoại sau: “Ôi! Cầu Trời cho ta đừng hóa điên, đừng! Cho ta giữ được thăng bằng! Không! Ta không thể hóa điên.”.

Câu 6. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của nhân vật Điên trong lời thoại: “Là… bá không được già trước khi khôn.” Không? Vì sao?

Câu 7. Hãy nhận xét điểm nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm Vua Lear qua đoạn trích trên.

Câu 8. Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng nói về sự cần thiết phải hài hòa giữa lí trí tỉnh táo và tình cảm đúng mực khi xử lí các mối quan hệ.

II. VIẾT (4,0 điểm) Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

          Viết bài văn nghị luận về bức tượng đài Mẹ Suốt dưới đây:

Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare
Tượng đài Mẹ Suốt

Chú thích:  Anh hùng Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1906 tại Bảo Ninh, Quảng Bình. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt, mẹ Nguyễn Thị Suốt đã xung phong làm nhiệm vụ kết nối đường dây liên lạc giữa Đồng Hới với Bảo Ninh. Một mình mẹ đã chèo đò giúp bộ đội qua sông, vận chuyển đạn mặc kệ máy bay càn quét, bắn phá trên đầu. Tượng đài Mẹ Suốt được nhà điêu khắc Phan Đình Tiến thiết kế với chiều cao 7 mét, bao gồm cả bệ. Tượng được tập trung đặc tả hình ảnh người mẹ tay cầm chắc mái chèo, đầu hiên ngang ngẩng cao, vai khoác tấm vải dù bay phấp phới. Một bên dưới chân tượng khắc họa hình ảnh sóng gió bom đạn, một bên là hình ảnh bộ đội, thương binh, thanh niên xung phong, dân công mà Mẹ Suốt đã đưa sang sông. Tượng đài Mẹ Suốt được đặt bên dòng sông Nhật Lệ.

 Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

Gợi ý trả lời Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

I. Đọc hiểu Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

Câu 1.  Thể loại: Kịch.

Câu 2. Các chỉ dẫn nghệ thuật của tác giả: “Sân phía trước lâu đài Albany”, “Lear, Kent và Điên ra”, “Kent vào”, “đăm đăm”, “vẫn đăm đăm”. 

Câu 3. HS trích dẫn được 3 câu thoại thể hiện đặc điêm của ngôn ngữ nói, chẳng hạn: “Ôi! (1) Cầu Trời cho ta đừng hóa điên, đừng! (2) Cho ta giữ được thăng bằng! (3)”.

Câu 4. HS giải thích được nội dung của lời thoại:“Ấy là vì để cho trên cánh mũi mỗi bên có được một con mắt mà nhìn cho thấy cái gì mình ngửi không ra.” đặt trong văn bản. Chẳng hạn:

– Nghĩa tường minh: con người cảm nhận bằng các giác quan;

– Nghĩa hàm ẩn: con người cần biết quan sát, đánh giá khách quan, chân thực về hiện tượng, sự vật và con người.

Câu 5. Phân tích nội tâm của nhân vật vua Lear qua lời thoại sau: “Ôi! Cầu Trời cho ta đừng hóa điên, đừng! Cho ta giữ được thăng bằng! Không! Ta không thể hóa điên.”

– Đấu tranh nội tâm: “điên”, “thăng bằng”, thể hiệ nội tâm giằng xé, muốn vượt lên thực tại, vượt lên chính mình để hướng thiện.

– Hình thức thể hiện: Kiểu câu cảm thán.

Câu 6.  HS bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, hoặc đồng tình với quan điểm của nhân vật Điên trong lời thoại: “Là… bá không được già trước khi khôn” và lí giải thuyết phục, phù hợp với văn cảnh và thực tiễn về các quy chuẩn của xã hội và nhân loại.

Câu 7.  Nhận xét điểm nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm Vua Lear qua đoạn trích trên:

– Xung đột kịch căng thẳng;

– Nhân vật kịch có nôị tâm và tính cách phức tạp.

– Ngôn ngữ kịch vừa gần với ngôn ngữ nói vừa giàu triết lí.

Câu 8.

* Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh (từ 5-7 dòng).

* Yêu cầu về nội dung: HS có thể có những cách trình bày khác nhau song phải hợp lý. Một số gợi ý như sau:

Sự cần thiết hải hòa giữa lí trí tỉnh tảo và tinh cảm đúng mực khi xử lí các mối quan hệ:

– Lí trí tỉnh táo giúp con người nhận biết đúng sai.

– Tình cảm đúng mực giúp con người thể hiện được tình cảm đúng với đối tượng, tạo chiều sâu của mối quan hệ.

Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

II. Phần viết Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

a. Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề: bức tượng đài Mẹ Suốt.

c. Các ý cần đảm bảo:

– Giới thiệu bức tượng đài Mẹ Suốt (vận dụng nội dung chú thích ở đề bài): xuất xứ hình tượng, tên tượng đài, tác giả điêu khắc, vị trí đặt tượng đài,

Phân tích, lí giải giá trị của bức tượng đài:

+ Cấu trúc: đế tượng đài vững chãi, mô phỏng những luồng sóng nước đang cuộn trào; thân tượng là hình tượng người mẹ già đang chở thuyền, cán chèo làm điểm nhấn; mặt tượng hướng về phía trước thể hiện tâm thế chủ động, phối hợp với thân tượng và đế tượng thể hiện tư thế vững chãi, hieenn ngang.

+ Ý nghĩa của tượng đài: tôn vinh Mẹ Suốt – biểu tượng cao đẹp nhất vể Mẹ Việt Nam anh hùng; tưởng nhớ, tri ân thể hệ cha ông có công với đất nước; niểm tự hào dân tộc.

Đánh giá giá trị của bức tượng đài: Bức tượng đài Mẹ Suốt có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và giá trị nghệ thuật.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Vua Lear ; đọc hiểu vua lear ; Vua lear shakespeare ; king lear shakespeare

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *