Giới thiệu đến các bạn bài viết: Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long (8 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

Đọc văn bản sau: Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

Để tiện lợi cho việc giao thương, người bán hàng trên các chợ nổi có những lối rao hàng (còn gọi là “bẹo hàng”) dân dã, giản dị mà thú vị.

Đặc biệt là lối rao hàng bằng “cây bẹo”. Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hoá – chủ yếu là trái cây, rau củ – giúp khách nhìn thấy từ xa, bơi xuồng đến, tìm đúng thứ cần mua. Buổi sáng, đến chợ nổi thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột “ăng-ten” kì lạ di động giữa sông: “cây bẹo” này treo vài ba trái khóm; “cây bẹo” kia treo lủng lẳng những củ sắn, củ khoai; những cây bẹo khác lại treo dính chùm các loại trái cây vườn: chôm chôm, nhãn, bòn bon, vú sữa… Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy. Lại có những chiếc ghe mà “cây bẹo” treo tấm lá lợp nhà: dấu hiệu cho biết người chủ muốn rao bán chính chiếc ghe đó, tấm lá lợp có ý nghĩa như một cái biển rao bán nhà.

Đó là những cách thu hút khách hàng bằng mắt. Lại có những cách thu hút khách hàng bằng tai. Các ghe bán hàng dạo chế ra cách “bẹo” hàng bằng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: Có kèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc). Ghe hàng len lỏi vào bến đậu của các ghe lớn với nhiều tiếng kèn khác nhau, làm cho khu chợ thêm rộn rã, xao động. Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: “Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?”. Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

(Dẫn theo Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009 và Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây, Đài truyền hình Cần Thơ, http:// canthotv.vn/)

Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long
Chợ nổi Miền Tây

Thực hiện các yêu cầu: Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 3: Theo đoạn trích, “bẹo hàng” có nghĩa là gì?

Câu 4: Theo đoạn trích, để thu hút khách hàng, những người bán hàng ở chợ nổi có những cách “bẹo hàng” nào?

Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của các trích dẫn, chú thích có trong đoạn trích.

Câu 6: Cách “bẹo hàng” của người miền Tây giống và khác gì so với cách rao hàng rong của người miền Bắc?

Câu 7: Theo em, cần làm gì để duy trì nét văn hóa chợ nổi của người miền Tây.

Câu 8: Viết đoạn văn ngắn (7 – 10 dòng) nêu suy nghĩ về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây.

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

Anh chị hãy viết một bài thuyết minh giới thiệu về một số phẩm chất là thế mạnh của các bạn trẻ hiện nay.

Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

Gợi ý trả lời Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

I. Đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1.  Thể loại của văn bản: Văn bản thông tin 

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh

Câu 3. Theo đoạn trích: “bẹo hàng” có nghĩa là rao hàng

Câu 4. Theo đoạn trích, để thu hút khách hàng, những người bán hàng ở chợ nổi có những cách “bẹo hàng”:

  • Sử dụng “cây bẹo” để treo các thứ hàng hoá lên cao, giúp khách nhìn thấy từ xa đến mua.
  • Sử dụng âm thanh của những chiếc kèn để “bẹo” hàng.                  

Câu 5. Các trích dẫn, chú thích có trong đoạn trích:

* Các trích dẫn trực tiếp: “bẹo hàng”; “Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?”; […]

* Các chú thích ở phần chính văn là: (còn gọi là “bẹo hàng”); (loại kèn nhỏ, bằng nhựa); (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc).

=>Tác dụng của các trích dẫn: Mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, làm sinh động, phong phú nội dung đoạn văn; giúp người đọc hiểu rõ hơn cách rao hàng đặc biệt của những người bán hàng khu chợ nổi ở miền Tây.

Câu 6. Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

* Giống nhau:

+ “Bẹo hàng” của người miền Tây và cách rao hàng rong của người miền Bắc đều là cách để bán hàng, nhằm thu hút khách tới mặt hàng mà mình bán

+ Có dùng âm thanh để rao bán

* Khác nhau:

+ Người miền Tây dùng “cây bẹo” và âm thanh để rao bán hàng, “cây bẹo” thường di chuyển trên sông. Còn người miền Bắc dùng âm thanh là lời của người bán hàng để rao bán và xe (gánh) hàng được di chuyển liên tục đến từng con phố, từng xóm, làng.

+ Trong cách dùng âm thanh rao hàng, người miền Tây không chỉ dùng lời rao mà còn dùng các loại kèn để thu hút khách.  Còn người miền Bắc thường chỉ dùng lời rao bán.

Câu 7.

Chợ nổi là nét văn hoá của người miền Tây. Để duy trì nét văn hoá này của người miền Tây cần:

– Không chỉ coi đây là một hoạt động giao thương mà còn là hoạt động mang tính văn hoá, nhằm quảng bá và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

– Quảng bá hình ảnh của chợ nổi trên các phương tiện đại chúng

– Ra thêm những quy định về trật tự, về an ninh, vệ sinh để chợ nổi thật sự trở thành nét văn hoá đẹp.

Câu 8.

* Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

* Nội dung: 

  • Chợ nổi là nét văn hoá đặc sắc đã hình thành từ lâu, gắn bó với lối sống gắn liền sông nước của nhân dân bao đời, trở thành nét đẹp riêng của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long.
  • Chợ nổi đã trở thành nơi giao thương, mua bán chính các mặt hàng nông sản của bà con nhân dân miền Tây, giao thương phát triển từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh tế khu vực Tây Nam Bộ phát triển.
  • Chợ nổi còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, một nét văn hóa đặc trưng của miền Tây.

 Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

II. Phần viết Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn:

Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài được chia thành nhiều phần với các luận điểm rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết, có chính kiến riêng về vấn đề thuyết minh, kết bài khẳng định vấn đề với những bài học nhận thức của bản thân.

b. Xác định đúng vấn đề: Thuyết minh giới thiệu về một số phẩm chất là thế mạnh của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

– Hs biết kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong quá trình viết bài thuyết minh. HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được những phấm chất là thế mạnh của các bạn trẻ, lý giải được nguồn gốc, vai trò ý nghĩa của những phẩm chất đó, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

– Sau đây là một hướng gợi ý :

1. Giải thích

– Phẩm chất: chỉ tính chất và đặc điểm của sự vật, là tư cách đạo đức trong con người.

– Thế mạnh: là những điểm mạnh về năng lực, tiềm lực, khả năng…

2. Những phẩm chất nổi bật là thế mạnh của các bạn trẻ hiện nay

+ Năng động, sáng tạo, tự tin.

+ Dễ thích nghi.

+ Ham học hỏi.

+ Tư duy làm chủ, tự lập.

+ Táo bạo, dám nghĩ dám làm, khát khao hoài bão lớn.

+ Kiên nhẫn, dễ dàng vượt qua nghịch cảnh.

3. Nguồn gốc của những phẩm chất là thế mạnh của các bạn trẻ

– Được kế thừa từ truyền thống dân tộc (trong lao động, chiến đấu, học tập và nghiên cứu khoa học)

– Được hình thành trong điều kiện kinh tế xã hội mới đang có sự thay đổi nhanh chóng, nhiều thách thức:

+ Điều kiện xã hội: bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa và hạ tầng Internet phát triển cực mạnh. Việc tiếp xúc sớm với những công nghệ hiện đại, được học tập và đào tạo bài bản giúp các bạn trẻ nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo

+ Sự phát triển nhân cách theo hướng coi trọng cá nhân => tính tự lập và sớm tự lập ngày càng phát triển, nhiều bạn trẻ có tư duy làm chủ.

+ Sự bình đẳng, tự lập tạo nên sự tự tin, tự khẳng định mình

+  Xã hội phát triển đa ngành nghề với nhiều sự lựa chọn, nhiều hướng mở; về tài chính, có được sự hỗ trợ từ gia đình, từ các quỹ hỗ trợ… khiến các bạn trẻ táo bạo, mạnh dạn thực hiện khát vọng hoài bão.

4. Vai trò, ý nghĩa của những phẩm chất là thế mạnh của các bạn trẻ

– Ham học hỏi: giúp các bạn trẻ luôn trau dồi hiểu biết, bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của thời kỳ công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại.

– Năng động, sáng tạo, tự tin: giúp các bạn trẻ có thể thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, tìm kiếm đam mê, khẳng định bản thân.

Tư duy làm chủ, sự tự lập mang lại cho thế hệ trẻ kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm.

–  Táo bạo, dám nghĩ dám làm, khát khao hoài bão lớn: Khơi gợi nhiều ý tưởng mới mẻ, và có nhiều năng lượng tích cực giúp những ý tưởng trở thành hiện thực.

Kiên nhẫn, dễ dàng vượt qua nghịch cảnh: giúp các bạn dám đương đầu, không sợ thất bại, không nản chí.

5. Mở rộng, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

– Trau dồi kiến thức và kỹ năng làm nền tảng vững chắc cho công việc trong tương lai

– Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, ý thức vượt khó để dễ dàng đối mặt với những nghịch cảnh và thất bại rủi do

– Xác định vai trò trách nhiệm của thế hệ trẻ: lao động để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho xã hội…

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 

e. Sáng tạo: Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long ; đọc hiểu Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *