Giới thiệu đến các bạn bài viết: Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ ; Đọc hiểu Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ (Nguyễn Du) ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ (Nguyễn Du) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề:

I. Đọc hiểu văn bản  lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

Đọc văn bản sau: lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

LỖI DƯƠNG ĐỖ THIẾU LĂNG MỘ

Nguyễn Du

Phiên âm

Thiên cổ văn chương thiên cổ si (sư),

Bình sinh bội phục vị thường li.

Lỗi Dương tùng bách bất tri xứ

Thu phố ngư long hữu sở ti (tư).

Dị đại tương liên không sai lệ,

Nhất cùng chí thử khởi công thi?

Trạo đầu cựu chứng y thuyền vị

Địa hạ vô linh quỷ bối xi.

Dịch nghĩa

MỘ ĐỖ THIẾU LĂNG Ở LỖI DƯƠNG

Văn chương ông lưu truyền muôn đời, ông cũng là bậc thấy muôn đời,

Bình sinh khâm phục ông, không lúc nào ngớt.

Cây tùng cây bách ở Lỗi Dương không thấy đâu nữa,

Trong lúc cá rồng nằm bến thu, chạnh lòng tưởng nhớ.

Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau luống rơi nước mắt,

Ông cùng khổ như thế hả phải vì thơ hay?

Cái bệnh lắc đầu cũ, bây giờ đã khỏi chưa?

Dưới suối vàng dừng để bọn quỷ cười.

Dịch thơ

Nghìn thuở văn chương đúng bậc thầy,

Trọn đời khâm phục dám đơn sai.

Bách tùng đất Lỗi tìm đâu thấy,

Rồng cá sông thu nhớ chửa khuây.

Rơi lệ luống thương người thuở trước,

Hay thơ há bởi cực nhường này?

Lắc đầu bệnh cũ khỏi hay chửa?

Đừng để bầy ma nhạo báng rầy.

(Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1978, trang 322 – 324)

Chú thích:

* Đỗ Thiếu Lăng: tức Đỗ Phủ (712 77 – 770), nhà thơ vĩ đại đời Đường.

* Lôi Dương … xứ: ở phía đông nam huyện Hành Dương, tỉnh Hồ Nam (đời Thanh thuộc Hàng Châu (Trung Quốc)). Theo tiểu sử của Đỗ Phủ thì Đỗ Phủ mất trên một con thuyền ở phía thượng du sông Tương. Sau khi chết, gia đình nghèo không có sức đem về quê an táng, bèn táng ở Nhạc Châu. Bốn mươi ba năm sau (813), cháu là Đô Tự Nghiệp mới dời thi hài từ Nhạc Châu về táng ở chân núi Thú Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Tuy vậy, ở Lỗi Dương cũng có một ngôi mộ giả để tưởng nhớ nhà thơ. Ngôi mộ này do huyện lệnh Lỗi Dương họ Nhiếp cho xây. Nguyên lúc còn sống, Đỗ Phủ đến Hàng Châu định xuống Bân Châu ở phía nam tìm ông cậu là Thôi Vũ làm lục sự tham quân ở đó. Ông huyện lệnh Lôi Dương được tin, gửi thư hỏi thăm và đưa rượu thịt tặng nhà thơ. Đỗ Phủ có làm một bài thơ cảm ơn, nhưng gặp lụt, nước sông lên to không đem bài thơ đó cho họ Nhiếp được, mà lại trở về Hàng Châu. Đến khi nước xuống, họ Nhiếp sai người tìm Đỗ Phủ, tìm không ra, tưởng nhà thơ bị nước cuốn đi rồi nên mới xây một ngôi mộ để tưởng nhớ.

 

Lựa chọn đáp án đúng lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

Câu 1. Các thông tin dưới đây về bài thơ là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S)

Thông tin về bài thơ Đúng/ Sai
a) Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.  
b) Bài thơ được gieo vần chân ở các dòng 1, 2, 4, 6, 8.  
c) Câu thơ “Thu phố ngư long hữu sở ti” gợi nhắc tới ý thơ trong bài Thu hứng IV của Đỗ Phủ.  
d) Thu hứng IV của Đỗ Phủ.  

Câu 2. Các câu trong bài thơ được ngắt nhịp như thế nào?

  1. 3/4
  2. 4/3
  3. 5/2
  4. 2/5

Câu 3. Phương án nào dưới đây nêu đúng về chủ thể trữ tình trong bài thơ?

  1. Phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ
  2. Phát ngôn dưới hình thức nhập vai nhà thơ Đỗ Phủ
  3. Xuất hiện qua đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít
  4. Xuất hiện qua đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 4. Hai câu đề của bài thơ không thể hiện điều gì?

  1. Sự khẳng định giá trị bất hủ của các sáng tác văn chương mà Đỗ Phủ để lại
  2. Sự trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho nhà thơ Đỗ Phủ
  3. Sự khẳng định, tôn vinh tài năng của nhà thơ Đỗ Phủ
  4. Sự xót xa, thương cảm của tác giả dành cho nhà thơ Đỗ Phủ

Câu 5. Phương án nào dưới đây nếu dùng về địa danh Lỗi Dương?

  1. Nơi có ngôi mộ giả để tưởng nhớ nhà thơ Đỗ Phủ
  2. Nơi người cháu an táng nhà thơ Đỗ Phủ
  3. Quê hương của nhà thơ Đỗ Phủ
  4. Quê hương của tác giả bài thơ

Câu 6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong các câu thơ: “Bách tùng đất Lỗi tìm đầu thấy,/ Rồng cá sông thu nhớ chửa khuây.” (Lỗi Dương tùng bách bất tri xứ./ Thu phố ngư long hữu sở ti (tư))?

  1. Nói giảm nói tránh
  2. So sánh
  3. Đối
  4. Nhân hoá

Câu 7. Chủ đề của bài thơ là gì?

  1. Sự trận trọng tài năng văn chương bậc thầy và nỗi niềm đồng cảm, day dứt, xót thương sâu sắc trước cuộc đời, số phận tha hương, khổ đau, khốn cùng của nhà thơ Đỗ Phủ
  2. Sự khẳng định giá trị văn chương muôn đời của nhà thơ Đỗ Phủ và tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến đày đọa, vùi dập phẩm giá của con người
  3. Sự trân trọng, ngưỡng mộ, nhớ tiếc bậc thi tài Đỗ Phủ và niềm khao khát được hậu thế chia sẻ những tâm sự sâu kín của chính bản thân nhà thơ Nguyễn Du
  4. Sự đồng cảm, day dứt, xót thương cho cuộc đời tha hương, khổ đau, khốn cùng của thi nhân Đỗ Phủ và tâm sự nhớ quê hương của nhà thơ Nguyễn Du trên bước đường đi sứ phương Bắc

Câu 8. Hãy chỉ ra lỗi về thành phần cầu của câu văn dưới đây và sửa lại cho đúng.

Bài thơ “Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lôi Dương”, một tiếng khóc thể hiện mối đồng cảm sâu sắc mà tác giả Nguyễn Du dành cho nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 9. Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ: “Rơi lệ luống thương người thuở trước./ Hay thơ hả bởi cực nhường này” (Dị đại tương liên không sái lệ/ Nhất cùng chí thử khởi công thi).

Câu 10. Hãy ghi lại hai câu thơ trong bài Độc Tiểu Thanh kí cùng thể hiện hình ảnh giọt nước mắt của tác giả Nguyễn Du.

II. Phần viết lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

Chọn một trong hai đề bài sau:

Đề bài 1: Hãy viết bài văn thuyết mình về bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương (Nguyễn Du).

Để bài 2: Hãy viết bài văn nghị luận về giá trị của giọt nước mắt trong cuộc sống.

lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

Gợi ý trả lời lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

I. Đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

Câu 1. a-S ; b-Đ ; c-Đ ; d-Đ

Câu 2. B 4/3

Câu 3. A Phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ

Câu 4. D Sự xót xa, thương cảm của tác giả dành cho nhà thơ Đỗ Phủ

Câu 5. A Nơi có ngôi mộ giả để tưởng nhớ nhà thơ Đỗ Phủ

Câu 6. C Đối

Câu 7. A Sự trận trọng tài năng văn chương bậc thầy và nỗi niềm đồng cảm, day dứt, xót thương sâu sắc trước cuộc đời, số phận tha hương, khổ đau, khốn cùng của nhà thơ Đỗ Phủ

Câu 8.

– Lỗi thiếu vị ngữ (do nhầm thành phần phụ chú với vị ngữ).

– Sửa bằng cách bổ sung vị ngữ. Ví dụ:

+ Bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương một tiếng khóc thể hiện mối đồng cảm sâu sắc mà tác giả Nguyễn Du dành cho nhà thơ Đỗ Phủ.

+ Bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương, một tiếng khóc thể hiện mối đồng cảm sâu sắc mà tác giả Nguyễn Du dành cho nhà thơ Đỗ Phủ, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi chúng ta.

Câu 9.

– Đảm bảo dung lượng từ 7 – 10 câu.

– Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ trong các câu thơ: “Rơi lệ luống thương người thuở trước./ Hay thơ hà bởi cực nhường này?” (Dị đại tương liên không sái lệ/ Nhất cùng chí thử khởi công thi?)

Tác dụng: Thể hiện nỗi đau đớn, xót xa cho cuộc đời khốn cùng của thi nhân Đỗ Phủ; nỗi ai oán, day dứt, bất lực trước “cái án” “tài mệnh tương đố” – thơ tuyệt bút – người cùng khổ — mà Đỗ Phủ và bao kiếp tài hoa khác phải nếm trải….

Câu 10.

Học sinh ghi lại được đúng câu thơ có hình ảnh giọt nước mắt trong bài Độc Tiểu Thanh kí của tác giả Nguyễn Du: “Bất tri tam bách dư niên hậu,/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?). (Học sinh có thể chỉ ghi được phân dịch thơ.)

lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

II. Phần viết lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

Đề bài 1:

Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: mở bài nêu được đối tượng cần thuyết minh, thân bài thuyết minh, giới thiệu, làm rõ được các khía cạnh, đặc điểm… của đối tượng, kết bài khái quát lại về đối tượng; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được sự hiểu biết chính xác, khoa học về đối tượng; kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả khi thuyết minh.

– Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết minh về bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương

Triển khai nội dung thành các khía cạnh cụ thể. Ví dụ:

+ Giới thiệu chung về tác phẩm: nhan đề, tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại, bố cục….

+ Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: có thể chọn giới thiệu theo trình tự bố cục Đề – Thực – Luận – Kết của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

+ Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

Đề bài 2: lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; đọc hiểu lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ ; trắc nghiệm lỗi dương đỗ thiếu lăng mộ

– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện dược suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn mới mẻ.

– Xác định đúng yêu cầu của đề: Giá trị của giọt nước mắt trong cuộc sống.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

+ Làm rõ vấn đề nghị luận: Giải thích từ khoá “giọt nước mắt” (sự thể hiện, giải toả cảm xúc; sự đồng cảm, quan tâm, chia sẻ, xót thương…. dành cho người khác, dành cho chính mình,…).

+ Nêu rõ quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và lập luận để bảo vệ quan điểm: Những giá trị của giọt nước mắt trong cuộc sống:

  • Nước mắt giúp con người thể hiện cảm xúc của bản thân (buồn, vui, lo lắng,…); giúp giải toả trạng thái căng thẳng, đem lại sự cân bằng về mặt cảm xúc cho mỗi cá nhân trong cuộc sống.
  • Nước mắt giúp con người tự nhận thức về bản thân mình: Thể hiện sự ân hận, sám hồi trước những lỗi lầm do mình gây ra; thể hiện ý chí, quyết tâm, kiên cường, vượt qua thử thách,…
  • Nước mắt giúp con người biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, trong cuộc sống biết quan tâm đến người khác; biết xót thương cho những bất hạnh, oan trái trong cuộc đời; biết trân trọng, nâng niu những điều tốt đẹp; biết xót xa, đau đớn khi cái đẹp, cái thiện bị vùi dập…. Nước mắt đã nuôi dưỡng tình cảm nhân ái, nhân văn, khiến con người trở nên người hơn,. (“Nước mắt là ngôn ngữ cao quý của đôi mắt” Robert Herrick; “Người chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ. Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ.” (Lời đề từ trong truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao), “Giọt sương của lòng trắc ẩn là nước mắt.” – Lord Byron,…).

– Liên hệ, mở rộng, trải nghiệm của cá nhân và bài học rút ra từ vấn đề nghị luận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *