Giới thiệu đến các bạn bài viết: Con là ; Con là Y Phương ; Đọc hiểu Con là (Y Phương) (4CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản con là ; con là y phương ; đọc hiểu con là

Đọc bài thơ sau thực hiện các yêu cầu:

CON LÀ…

Con là nỗi buồn của cha

Dù to bằng trời

Cũng sẽ được lấp đầy

 

Con là niềm vui của cha

Dù nhỏ bằng hạt vừng

Ăn mãi không bao giờ hết

 

Con là sợi dây hạnh phúc

Mành hơn sợi tóc

Buộc cuộc đời cha vào với mẹ

(Y Phương, Ngữ văn 6, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr. 35)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Xác định một phép tu từ được sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng của các phép tu từ đó.

Câu 3. Trong bài thơ, người con là những điều đặc biệt gì của cha?

Câu 4. Từ gợi ý của đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình cảm cha con trong cuộc sống đời thường.

II. Phần viết 

Học sinh chọn một trong hai để bài sau:

Để 1. Cảm nghĩ của em khi đọc bài thơ Con chào mào của Mai Văn Phấn.

Đề 2. Cảm nghĩ về một cảnh đẹp của quê hương để lại trong em những ấn tượng sâu sắc.

con là ; con là y phương ; đọc hiểu con là

Gợi ý trả lời con là ; con là y phương ; đọc hiểu con là

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1. Bài thơ viết theo thể tự do.

Câu 2. Bài thơ có 3 phép tu từ được sử dụng: điệp ngữ, liệt kê, so sánh.

Học sinh có thể chọn và nêu tác dụng của một trong các phép tu từ đã nêu.

Điệp ngữ: con là (điệp lại 3 lần), dù (điệp lại 2 lần); nhấn mạnh và làm nổi bật sự xuất hiện của con có vai trò, ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của cha.

– Liệt kê: … nỗi buồn của cha,… niềm vui của cha, sợi dây hạnh phúc: tô đậm và diễn tả đầy đủ, trọn vẹn các vai trò, ý nghĩa của con đối với cuộc sống của cha.

– So sánh: con là nỗi buồn của cha, con là niềm vui của cha, con là sợi dây hạnh phúc (là là từ so sánh): tạo ra những hình ảnh cụ thể, cảm tính; với cha, con là nỗi buồn, con là niềm vui, con là sợi dây tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 3. Người con là những điều đặc biệt của cha:

– Con là nỗi buồn của cha: nỗi buồn ấy dẫu to lớn đến đâu nhưng khi có con cũng sẽ được lấp đầy. Nói con là nỗi buồn của cha, thực chất phải hiểu con là niềm vui to lớn của cha, đủ sức “lấp đầy” nỗi buồn, dẫu cho nỗi buồn ấy có thể “to bằng trời”.

– Con là niềm vui của cha: niềm vui ấy dẫu bé nhỏ li ti như hạt vừng nhưng “ăn mãi không bao giờ hết”, cũng có nghĩa, con là nguồn vui to lớn, bất tận, không bao giờ vơi cạn của cuộc đời cha.

– Con là sợi dây hạnh phúc: con là sợi dây mỏng manh bé nhỏ, mảnh hơn cả sợi tóc nữa nhưng có ý nghĩa nối kết đôi bờ thương yêu, buộc cuộc đời cha vào với mẹ, tạo nên tổ ấm bình yên, hạnh phúc suốt bao năm tháng…

Câu 4. Yêu cầu:

– Về hình thức: viết một đoạn văn, dung lượng khoảng 5 đến 8 câu.

– Về nội dung: Học sinh có nhiều lựa chọn để tự bộc lộ suy nghĩ, điểm nhìn về tình cảm cha con. Sau đây là một số gợi ý:

+ Tình cảm cha con, tình phụ tử là tình cảm gần gũi, bình dị mà thiêng liêng, cao cả trong cuộc sống thường ngày.

+ Biểu hiện của tình cảm ấy tồn tại rất phong phú, nhiều sắc thái cảm động…

+ Tình cảm ấy ủ ấm, nuôi dưỡng, thắp sáng cuộc đời cho cha và cả cho con…

Ví dụ: Tình cảm cha con, mặc dù bình dị, nhưng là nguồn năng lượng tinh thần vô tận. Biểu hiện của tình cảm ấy phong phú, đa dạng sắc thái, làm phong phú cuộc sống. Nó ủ ấm, nuôi dưỡng như một ngọn lửa thiêng liêng, thắp sáng con đường cuộc sống cho cả cha và con, là điểm tựa vững chắc và nguồn động viên không ngừng.

con là ; con là y phương ; đọc hiểu con là

Phần 2. Làm văn

Đề 1

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học.

– Cảm nghĩ về một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại có yếu tố miêu tả và tự sự.

b. Yêu cầu về nội dung

– Cần nắm vững những yêu cầu đối với kiểu bài viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, gồm:

+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

+ Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.

+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

+ Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

c. Yêu cầu về diễn đạt

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về bố cục

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

con là ; con là y phương ; đọc hiểu con là

Đề 2

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài biểu cảm.

– Cảm nghĩ về một cảnh đẹp của quê hương. Chẳng hạn:

+ Cảm nghĩ về buổi chiều quê.

+ Cảm nghĩ một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử.

+ Cảm nghĩ về một dòng sông, con đường làng…

b. Yêu cầu về nội dung

– Cần khai thác và thể hiện được một cách tự nhiên những nét đặc trưng của vẻ đẹp quê hương như dòng sông, con đường làng, một buổi chiều ở ngoại ô, một buổi sáng ngắm hoàng hôn, một đêm trăng đẹp…

– Có thể kể những kỷ niệm với sự việc mà mình biểu cảm.

– Cần bộc lộ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân đối với sự vật được biểu cảm. Đồng thời gợi được sự đồng cảm của người đọc.

– Cảm xúc cần thể hiện một cách tự nhiên, chân thành.

– Cần thể hiện được những suy ngẫm, chiêm nghiệm về sự vật mà mình biểu cảm.

– Có thể gửi gắm tình cảm và ước mong đối với sự vật đó.

c. Yêu cầu về diễn đạt

– Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp

– Cần kết hợp các phương thức biểu cảm, tự sự, biểu cảm…

đ. Yêu cầu về bố cục 

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *