Giới thiệu đến các bạn bài viết: Rùa và Thỏ (Thái Bá Tân); Đọc hiểu Rùa và Thỏ (Thái Bá Tân) (Thơ) ; Trắc nghiệm Rùa và Thỏ (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: rùa và thỏ ; đọc hiểu rùa và thỏ ; trắc nghiệm rùa và thỏ
TRẮC NGHIỆM.
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:
Rùa và Thỏ
Một chú thỏ khoác lác
Chú chạy nhanh nhất đời Rồi lên tiếng thách thức Cả loài vật lẫn người
Không ai nhận lời thách Cuối cùng một chủ rùa Đồng ý thi với Thỏ Ai cũng nghĩ Rùa thua
Trước đông đảo quan khách Cuộc thi chạy bắt đầu Thỏ cậy nhanh, đủng đỉnh Và dềnh dàng khá lâu
Chú chủ quan, còn nghĩ: Rùa chạy chậm rì rì Ta ngủ một giấc đã Tỉnh dậy rồi hẵng thi |
Còn Rùa, biết mình chậm
Nên cứ chạy đều đều Chạy một mạch không nghỉ Trong những tiếng hò reo
Khi tỉnh dậy, chú Thỏ Dụi mắt, đã thấy Rùa Sắp về đích, chú chạy Nhưng cuối cùng vẫn thua
Bài học thế là rõ: Đừng chủ quan hơn người Ai cần cù làm việc Sẽ thành công trong đời. |
(Nguồn, Thái Bá Tân, Ngụ ngôn Ê-đốp bằng thơ, NXB Kim Đồng, 2015)
Câu 1. Văn bản Thỏ và Rùa của tác giả nào?
- É-đốp.
- La-phông-ten.
- Thái Bá Tân.
- È-dốp và Thái Bá Tân.
Câu 2. Ai là người dịch văn bản Thỏ và Rùa ra tiếng Việt?
- Nguyễn Hiến Lê.
- Thái Bá Tân.
- Tú Mỡ
- Nguyễn Bích Lan.
Câu 3. Ai là người kể lại chuyện Thỏ và Rùa?
- Lời của chú thỏ.
- Lời của chú Rùa.
- Lời của người kể chuyện
- Lời của chú các vị của giám khảo.
Câu 4. Trong văn bản Thỏ và Rùa, thỏ thách ai cùng thi đấu với mình?
- Thách Rùa.
- Thách các loài vật trong rừng.
- Thách con người.
- Thách các loài vật và con người.
Câu 5. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào nói về thái độ và hành động của Thỏ khi thi đấu với Rùa?
- Cậy nhanh, đủng đỉnh, dềnh dàng, chủ quan, nghĩ, ngủ một giấc, tỉnh dậy, dụi mắt, chạy.
- Cây nhanh, đúng đủnh, dềnh dàng, ngủ một giấc, rì rì, phóng, chạy.
- Chủ quan, nghĩ, ngủ một giấc, tỉnh dậy, dụi mắt, chạy, đều đều, phóng nhanh.
- Dềnh dàng, chủ quan, nghĩ, ngủ một giấc, rì rì, đều đều, hoảng hốt, thua, xấu hổ.
Câu 6. Vì sao Rùa lại chiến thắng trong cuộc chạy thi với thỏ?
- Vì Rùa gặp may mắn.
- Vì Rùa được nhiều người cổ vũ, động viên.
- Vì Rùa có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm.
- Vì Thỏ đã nhường Rùa.
Câu 7. Văn bản Rùa và Thỏ cho rằng, muốn thành công, cần phải làm gì?
- Không được chủ quan.
- Cần cần cù làm việc.
- Đừng chủ quan, cần cần cù làm việc.
- Có quyết tâm, có ý chí sẽ chiến thắng.
Câu 8. Trong các phương án sau, phương án nào không phải là bài học rút ra từ văn bản Thỏ và rùa:
- Có tư chất, có năng khiếu nhưng chủ quan, kiêu ngạo sẽ thất bại.
- Không nên xem thường người khác.
- Trước khó khăn, thử thách, nếu có ý chí, có quyết tâm sẽ chiến thắng.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 9. Trong các từ sau, từ nào có nghĩa là: Cái thuộc về ý thức, ý chí của con người.
- Chủ quản.
- Chủ quan.
- Chủ sự.
- Chủ thể.
Câu 10. Từ cần cù có nghĩa là gì?
- Không thể không làm.
- Siêng năng và tiết kiệm.
- Siêng năng và lanh lợi.
- Chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên.
PHẦN TỰ LUẬN rùa và thỏ ; đọc hiểu rùa và thỏ ; trắc nghiệm rùa và thỏ
Câu 1. Tìm 2 câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về ý chí, nghị lực, hãy giải nghĩa các thành ngữ hoặc tục ngữ đã tìm được.
Câu 2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thỏ và Rùa trong câu chuyện trên.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI rùa và thỏ ; đọc hiểu rùa và thỏ ; trắc nghiệm rùa và thỏ
1. Phần trắc nghiệm rùa và thỏ ; đọc hiểu rùa và thỏ ; trắc nghiệm rùa và thỏ
Câu 1. A É-đốp.
Câu 2. B Thái Bá Tân.
Câu 3. C Lời của người kể chuyện
Câu 4. D Thách các loài vật và con người.
Câu 5. A Cậy nhanh, đủng đỉnh, dềnh dàng, chủ quan, nghĩ, ngủ một giấc, tỉnh dậy, dụi mắt, chạy.
Câu 6. C Vì Rùa có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm.
Câu 7. C Đừng chủ quan, cần cần cù làm việc.
Câu 8. D Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 9. B Chủ quan.
Câu 10. D Chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên.
2. Phần tự luận rùa và thỏ ; đọc hiểu rùa và thỏ ; trắc nghiệm rùa và thỏ
Câu 1.
Tham khảo một số thành ngữ, tục ngữ sau:
– Có chí thì nên: Quyết tâm theo đuổi thực hiện mục đích, dù có khó khăn, trở ngại cũng gắng sức vượt qua, thành công nhất định sẽ đến.
– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo: Phải có ý chí, luôn vững vàng, tin tưởng vào bản thân và cố gắng đương đầu để vượt qua sóng gió, thử thách.
– Mưu cao chẳng bằng chí dày: Có mưu sâu, kế cao đến mấy cũng không bằng ý chí và sự quyết tâm.
– Có công mài sắt, có ngày nên kim: Cần cố gắng và chịu khó bỏ công sức thì miếng sắt to đến mấy cũng có thể được mài thành cây kim nhỏ xíu. Mọi việc ở đời cũng vậy, chỉ cần kiên trì, nỗ lực không ngừng thì sẽ đạt được thành tựu.
Câu 2. rùa và thỏ ; đọc hiểu rùa và thỏ ; trắc nghiệm rùa và thỏ
Trong câu chuyện về Thỏ và Rùa, tôi nhận thấy rằng sự khôn ngoan không nhất thiết phải đi kèm với tốc độ. Thỏ, với tài năng tự tin và tốc độ của mình, đã tự mãn và không cần cù. Trong khi đó, Rùa với tinh thần kiên nhẫn và kiên trì đã dần dần vượt qua mọi thử thách. Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sự kiên nhẫn, quyết tâm và lòng kiên định trong cuộc sống, điều mà Rùa đã thể hiện một cách xuất sắc.