Giới thiệu đến các bạn bài viết: Gà Trống kiêu ngạo ; Đọc hiểu Gà Trống kiêu ngạo (Truyện ngụ ngôn) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

I. TRẮC NGHIỆM. gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:

Gà Trống kiêu ngạo

“Ò ó o! Ò ó o! Tôi vừa mới gáy là Mặt Trời đã ló ra, nó không dám không nghe lời tôi”.

Sáng sáng, con Gà Trống kiêu ngạo đứng trên bờ giậu, hướng về phương đông mà gáy. Nó gáy một cái, Mặt Trời quả nhiên ló ra ngay. Thế là, nó nói với Biến Cả:

– Anh xem, nếu như không có tôi, Mặt Trời xuất hiện làm sao được.

Biển Cả nghe xong rất tức, nói với Mặt Trời:

– Con Gà Trống mới đáng ghét làm sao. Nó không biết trời cao là thế, đất dày là thế, thế mà công lao của anh nó lại bảo là của nó. Sáng mai nó có gáy, anh đừng có ló mặt, để xem nó nói làm sao.

Mặt Trời lắc đầu, nói: “Bất kể Gà Trống nói thế nào, cứ đến sáng là tôi lại mọc. Bởi vì tôi mọc không phải vì nó, mà vì đưa ánh sáng lại cho loài người. Đó là nghĩa vụ của tôi.”

Sáng sớm hôm sau, Mặt Trời đúng giờ mọc ra ở chân trời.

“Ò ó o!” Gà Trống ra sức gáy to, vỗ đôi cánh, hét:

“Các người có thấy không, nghe tiếng gáy của ta là Mặt Trời lại mọc liền!”

Biển Cả kể lại lời của Mặt Trời cho mọi người biết, nên nghe lời nói khoác của Gà Trống, tất cả đều cười ầm lên.

(GS Lê Huy Tiêu (Sưu tầm và biên soạn), Truyện ngụ ngôn Trung Quốc, NXB Phụ nữ, 1996)

gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

Câu 1. Truyện Gà Trống kiêu ngạo được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Miêu tả.
  2. Tự sự.
  3. Nghị luận.
  4. Thuyết minh.

Câu 2. Trong câu chuyện trên, Gà Trống đã nói gì với Biển Cả?

  1. Anh xem, nếu như không có tôi, mặt trời chỉ mãi ở trong đám mây.
  2. Anh biết không, nhờ có tôi, mặt trời mới xuất hiện được.
  3. Các ngươi có thấy không, nghe tiếng gáy của ta là Mặt Trời lại mọc liền.
  4. Anh xem, nếu như không có tôi, mặt trời xuất hiện làm sao được.

Câu 3. Trong câu chuyện trên, khi nghe lời Gà Trống nói, Biển Cả đã có thái độ gì?

  1. Rất tức giận.
  2. Rất buồn.
  3. Rất vui.
  4. Rất lo lắng.

Câu 4. Vì sao Mặt Trời trong câu chuyện trên không nghe theo lời khuyên của Biển Cả?

  1. Vì Mặt Trời sợ làm Gà Trống mất lòng.
  2. Vì những lời của Gà Trống nói là hoàn toàn đúng sự thật.
  3. Vì theo Mặt Trời, mình mọc là vì trách nhiệm với loài người.
  4. Vì Mặt Trời là có chính kiến, không dễ bị người khác tác động.

Câu 5. Câu: “Bất kể Gà Trống nói thế nào, cứ đến sáng là tôi lại mọc. Bởi vì tôi mọc không phải vì nó, mà vì đưa ánh sáng lại cho loài người. Đó là nghĩa vụ của tôi”. Sử dụng các phép liên kết nào?

  1. Phép thế, phép nối, phép liên tưởng.
  2. Phép thế, phép lặp, phép nối.
  3. Phép lặp ngữ pháp, phép liên tưởng đồng loại.
  4. Phép lặp từ ngữ, phép nghịch đối, phép nối.

Câu 6. Từ kiêu ngạo có nghĩa là gì?

  1. Tự cho mình hơn người, sinh ra coi thường người khác.
  2. Làm ra vẻ hơn người, trở thành kẻ có vẻ khác người một cách giả tạo.
  3. Kiêu ngạo với vẻ khinh bạc.
  4. Ý vào công lao mà làm càn, không tuân thủ kỷ luật.

Câu 7. Trong các từ sau, từ nào có nghĩa là: Nói những điều quá xa sự thật, quá xa những gì mình đã có làm hoặc có thấy để người ta phải phục mình?

  1. Nói láo.
  2. Nói khoác.
  3. Nói dóc.
  4. Nói dối.

Câu 8. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là không phải là thành ngữ?

  1. Khinh như rác.
  2. Khinh thế ngạo vật.
  3. Khinh bằng nữa con mắt.
  4. Thuốc đắng đã tật, sự thật mất lòng.

Câu 9. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng biện pháp nói quá?

  1. Chết như ngả rạ.
  2. Chén chú chén anh.
  3. Ăn như rồng cuốn.
  4. Rách như tổ đỉa

Câu 10. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

  1. Nhà thơ Y Phương qua đời.
  2. Chị ấy đã thanh thản về nơi vĩnh hằng.
  3. Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Đám mây trắng ấy đã về trời. (Thiên Điều)
  4. Cô láng giếng bên chết thiệt rồi. (Hàn Mặc Tử)

II. PHẦN TỰ LUẬN gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

Câu 1. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các trường hợp sau:

1. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)

2. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. (Nguyễn Minh Châu)

Câu 2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Gà Trống và Mặt Trời trong câu chuyện trên.

gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

1. Phần trắc nghiệm  gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

Câu 1. B  Tự sự.

Câu 2. D Anh xem, nếu như không có tôi, mặt trời xuất hiện làm sao được.

Câu 3.  A Rất tức giận.

Câu 4. C  Vì theo Mặt Trời, mình mọc là vì trách nhiệm với loài người.

Câu 5. B  Phép thế, phép lặp, phép nối.

Câu 6.  A  Tự cho mình hơn người, sinh ra coi thường người khác.

Câu 7. B  Nói khoác.

Câu 8.  D  Thuốc đắng đã tật, sự thật mất lòng.

Câu 9. B   Chén chú chén anh.

Câu 10. D  Cô láng giếng bên chết thiệt rồi. (Hàn Mặc Tử)

gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

2. Phần tự luận gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

Câu 1.

  1. sỏi đá cũng thành cơm: Nhấn mạnh sự quyết tâm cũng như công sức của con người. Dù có khó khăn đến đâu mà quyết chí, gắng sức cũng sẽ đạt kết quả mĩ mãn.
  2. đi đến tận trời được: Thể hiện ý chí nghị lực cũng như lòng lạc quan tin tưởng của con người. Mặt khác còn để trấn an mọi người rằng vết thương nhỏ chẳng có nghĩa lí gì.

Câu 2. gà trống kiêu ngạo ; đọc hiểu gà trống kiêu ngạo

Trong câu chuyện, Gà Trống được miêu tả là một nhân vật kiêu ngạo và tự phụ. Ông ta tự tin rằng mình có thể kiểm soát cả Mặt Trời chỉ bằng một tiếng gáy của mình. Tuy nhiên, hành động và suy nghĩ của Gà Trống chỉ thể hiện sự ngộ nhận và hỗn láo. Ông không nhận ra rằng sự hiện diện của Mặt Trời không phải do sức mạnh của mình mà là vì nghĩa vụ cao cả của nó – đem ánh sáng đến cho loài người. Mặt Trời, ngược lại, được mô tả là một nhân vật rất hiểu biết và có tầm nhìn rộng lớn. Ông ta không để bị ảnh hưởng bởi sự kiêu ngạo và tự phụ của Gà Trống. Thay vào đó, ông ta nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ của mình là đem lại ánh sáng cho thế giới, không phụ thuộc vào bất kỳ ai hoặc bất kỳ điều gì. Sự đối lập giữa Gà Trống và Mặt Trời trong câu chuyện này thể hiện một thông điệp sâu sắc về sự khiêm tốn và sự kiêng nể. Trái ngược với sự tự phụ của Gà Trống, Mặt Trời đại diện cho sự hiểu biết và tôn trọng đối với những sứ mệnh lớn lao hơn bản thân. Điều này khẳng định rằng, dù có những người tự mãn tự phụ như Gà Trống, thì sự thật và trách nhiệm vẫn sẽ tồn tại và được biết đến.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *